5. Kết cấu của báo cáo
3.1. Diễn biến của cơn bão Xangsane
Sáng sớm ngày 26/9/2006, một ATNĐ ở vùng biển phía đông quần đảo Philippin đã mạnh lên thành bão và có tên quốc tế là XANGSANE. Đây là cơn bão thứ 15 hoạt động trên khu vực Tây bắc Thái Bình Dương trong năm 2006. Hồi 7 giờ sáng ngày 26/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 11,80N - 127,20E. Sau khi hình thành, bão di chuyển theo hướng tây tây bắc khoảng 15 - 20km/h và mạnh dần lên đạt cường độ cấp 15 vào trưa ngày 27/9. Khi vượt qua quần đảo Philipin, cường độ bão giảm xuống cấp 12. Chiều tối 28/9, bão đi vào khu vực giữa Biển Đông và mạnh lên trên cấp 13. Đêm 28/9, bão di chuyển theo hướng tây tây nam, sau chuyển hướng tây tây bắc rồi tây với tốc độ khoảng 15 - 20 km/h. Trưa 30/9, bão vượt qua vùng biển phía nam quần đảo Hoàng Sa và ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Phú Yên. Tối ngày 30/9, bão ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Bình Định. Sáng 1/10, bão số 6 đổ bộ vào thành phố Đà Nẵng, sau đi sâu vào đất liền qua vùng núi hạ Lào và suy yếu dần.
[Digital typhoon] Hình 3.1. Đường đi của bão Xangsane
kính gió mạnh cấp 6 trở lên trên 300km. Tuy nhiên khi vào gần bờ, phạm vi gió mạnh của bão thu hẹp lại, vùng bán kính gió mạnh trên cấp 10 chỉ còn dưới 100km. Theo số liệu quan trắc, bão số 6 đã gây gió mạnh cấp 12, giật trên cấp 13 trên vùng biển ngoài khơi trung Trung Bộ; các tỉnh ven biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi đã có gió mạnh cấp 7, cấp 8, giật trên cấp 9; riêng các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Nam có gió mạnh cấp 9, cấp 10, giật trên cấp 13. Thành phố Đà Nẵng, nơi tâm bão đi qua đã quan sát được gió mạnh cấp 12, giật cấp 13 - 14, khí áp thấp nhất đo được là 963,3 mb.
Bảng 3.1. Chi tiết về hoạt động của bão Xangsane
Năm Tháng Ngày Giờ Vĩ độ Kinh độ Áp suất
(hPa) Gió (kt) 2006 9 25 00 11.8 129.1 1008 0 2006 9 25 06 11.8 128.8 1006 0 2006 9 25 12 11.8 128.4 1004 0 2006 9 25 18 11.9 128.1 1002 0 2006 9 26 00 11.9 127.6 1000 35 2006 9 26 06 12.0 127.2 985 50 2006 9 26 12 12.2 126.8 975 60 2006 9 26 18 12.3 126.1 970 65 2006 9 27 00 12.5 125.5 960 75 2006 9 27 06 12.9 124.6 940 85 2006 9 27 12 13.2 123.6 950 75 2006 9 27 18 13.6 122.7 960 70 2006 9 28 00 13.9 121.7 970 65 2006 9 28 06 14.6 120.4 975 60 2006 9 28 12 15.2 119.3 975 60 2006 9 28 18 15.0 118.0 965 65
Năm Tháng Ngày Giờ Vĩ độ Kinh độ Áp suất (hPa) Gió (kt) 2006 9 29 00 15.3 116.8 960 70 2006 9 29 06 15.6 115.7 960 75 2006 9 29 12 15.7 114.5 955 75 2006 9 29 18 15.6 113.3 950 80 2006 9 30 00 15.6 112.5 950 80 2006 9 30 06 15.7 111.6 950 80 2006 9 30 12 16.0 110.7 960 75 2006 9 30 18 16.0 109.7 965 75 2006 10 1 00 16.1 108.6 965 70 2006 10 1 06 15.6 107.4 970 65 2006 10 1 12 15.4 106.4 980 55 2006 10 1 18 15.7 105.5 996 40 2006 10 2 00 15.7 104.4 1000 0 2006 10 2 06 15.7 104.1 1000 0 2006 10 2 12 15.8 103.8 1002 0
Hình 3.2. Khí áp thấp nhất của bão Xangsane từ ngày 25/9 đến 02/10/2006
Hình 3.3. Ảnh mây vệ tinh của bão Xangsane từ ngày 26/9 đêbns 2/10/2006
Khí áp thấp nhất của bão XangSane xảy ra vào lúc 06z ngày 27/9/2006 và xuống đến 940mb, đó cũng là lúc cường độ của bão Xangsane mạnh nhất, đạt 85kt, khoảng 43m/s (Cấp 14). Quan sát trên ảnh mây vệ tinh (hình 9) trong ngày này cũng thấy rõ mắt bão khá rõ nét chứng tỏ phạm vi hoạt động rộng lớn và mạnh mẽ của bão. Ngoài ra, trong ngày 30/9, trước khi cơn bão cập bờ, mặc dù khí áp tại tâm đã tăng hơn, khoảng 950mb, cường độ giảm đi nhưng vẫn đạt 80kt, khoảng 4m/s (cấp 13), trong ngày này quan sát trên ảnh mây vệ tinh vẫn thấy rõ mắt bão, chứng tỏ phạm vi hoạt động rộng lớn và mạnh mẽ của bão.
Hình 3.4. Bản đồ mực mặt đất đến 850mb ngày 01/10/2006
[Digital typhoon] Hình 3.5. Thông tin về cơn bão Xangsane
Hệ thống hoàn lưu quy mô lớn khi có hoạt động của bão Xangsane cho thấy bão được hình thành trên dải hội tụ nhiệt đới, một hình thế thời tiết điển hình trong mùa mưa bão ảnh hưởng đến khu vực Trung Bộ của Việt Nam. Từ mực mặt đất cho đến mực 5000m, bão vẫn còn phát triển rất mạnh với nhiều vòng đẳng áp khép kín.
Bảng 3.2. Tốc độ gió mạnh nhất quan trắc tại các địa phương
TT Trạm quan trắc Gió mạnh nhất Gió giật Ghi chú
1 Kỳ Anh (Hà Tĩnh) 24 m/s (cấp 10) 28 m/s (cấp 11) 2 Ba Đồn (Quảng Bình) 13 m/s (cấp 6) 15 m/s (cấp 7) 3 Đồng Hới (Quảng Bình) 16 m/s (cấp 7) 25 m/s (cấp 10) 4 Đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) 15 m/s (cấp 7) 24 m/s (cấp 9) 5 Đông Hà (Quảng Trị) 14 m/s (cấp 7) 18 m/s (cấp 8) 6 TP. Huế 18 m/s (cấp 8) 24 m/s (cấp 9) 7 TP. Đà Nẵng 38 m/s (cấp 13) 44 m/s (cấp 14) 8 Tam Kỳ (Quảng Nam) 23 m/s (cấp 9) 38 m/s (cấp 13) 9 Đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) 28 m/s (cấp 10) 40 m/s (cấp 13) 10 TX. Quảng Ngãi 12 m/s (cấp 6) 16 m/s (cấp 7)
Từ ngày 30/9 đến ngày 4/9, bão số 6 và hoàn lưu sau bão đã gây ra một đợt mưa to đến rất to ở các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Ngãi. Tổng lượng mưa tính đến 19h ngày 4/9 phổ biến ở mức 200 - 300mm, riêng các tỉnh từ nam Nghệ An đến bắc Quảng Bình và Thừa Thiên Huế ở mức 300 - 400mm, một số nơi lớn hơn như Yên Thượng (Nghệ An) đạt 619mm, Minh Hóa (Quảng Bình) đạt 588mm, Nam Đông (Thừa Thiên Huế) đạt 616mm.
Lần đầu tiên trong lịch sử ngành dự báo khí tượng thủy văn Việt Nam, rút kinh nghiệm từ bài học của cơn bão Chanchu, cơ quan chức năng đã sử dụng khái niệm cấp 13 và trên cấp 13 trong thang sức gió Beaufort.
Nhận thức được độ nguy hiểm của cơn bão này, Chính phủ Việt Nam đã gấp rút chuẩn bị công tác phòng chống bão. Tại miền Trung đã thực hiện cuộc "di dân kỷ lục" với khoảng 180.000 người dân (có tin khác là 300.000 dân) để tránh bão mặc dù trước đó có nhận định "Không dễ thực hiện sơ tán hơn 18 vạn dân tránh bão số 6 chỉ trong 17 giờ."
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, tính đến ngày 4 tháng 10, đã có 59 người bị chết, 7 người mất tích do trận bão khủng khiếp này cũng như các trận lũ sau đó. Ngoài ra, khoảng 527 người bị thương, gần 16.000 nhà sập, hơn 25.000 nhà tốc mái và 52.000 nhà bị ngập trong nước, gần 579 tàu thuyền hư hại. Ước tính tổng số thiệt hại hơn 10.000 tỷ đồng.
Sau bão Xangsane, lũ đã về đến mức kỷ lục kể từ năm 1995 ở thượng nguồn sông Đà, sông Thao, lũ còn cuốn trôi 150m bờ kè sông Vu Gia, phá thành một cửa sông mới rồi chảy vào khu vực Đồng Miếu dẫn ra sông Quảng Huế. Khoảng 1.370 hộ dân ven sông hai xã Đại Cường, Đại Hoà thuộc huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam bị đe doạ tính mạng, tài sản. Thành phố Đà Nẵng có thể khủng hoảng nguồn nước sinh hoạt trong mùa khô do Nhà máy nước Cầu Đỏ của Đà Nẵng sẽ bị thiếu nguồn cung cấp vì sự nhiễm mặn nguồn nước sinh hoạt... nhất là trong mùa khô.