5. Kết cấu của báo cáo
3.4. Khắc phục hậu quả sau bão
Kết quả lượng giá thiệt hại kinh tế môi trường do bão Xangsene gây ra ở trên đã một lần nữa khẳng định những thiệt hại to lớn mà các tỉnh miền Trung đã phải gánh chịu.
Số liệu thiệt hại kinh tế về môi trường cộng với các số liệu thiệt hại khác về nhà cửa, cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi, nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản,...là cơ sở để các cơ quan chức năng, các nhà quản lý kịp thời đưa ra các phương án cứu trợ, khắc phục hậu quả, đồng thời đề xuất các giải pháp để phòng, tránh, giảm nhẹ rủi ro thiên tai.
Ngay sau bão, các cơ quan chức năng như Tổng cục phòng chống thiên tai, Bộ Tư lệnh bộ đội biên phòng - Bộ Quốc phòng, Uỷ ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo PCLB - TKCN thuộc Bộ Tham mưu bộ đội biên phòng, các Bộ, ngành và địa phương đã khẩn trương thực hiện các công tác
khắc phục hậu quả do bão số gây ra, như hỗ trợ lương thực và các điều kiện sinh hoạt thiết yếu đến các hộ dân đang gặp khó khăn, nhất là các hộ diện chính sách; huy động các lực lượng giúp nhân dân sửa chữa, dựng lại nhà cửa bị sập, bị trôi và hư hỏng để sớm ổn định đời sống cho nhân dân; đồng thời chỉ đạo việc xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường, giải quyết nước sạch cho sinh hoạt, thuốc phòng dịch và chữa bệnh cho nhân dân, khắc phục các hư hỏng về hệ thống điện, giao thông và các cơ sở hạ tầng khác.
Ngay sau khi tổng hợp thiệt hại do bão, mưa lũ gây ra tại các tỉnh miền Trung, Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương của Việt Nam đã kiến nghị Chính phủ Việt Nam hỗ trợ gấp các tỉnh. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết định 1323/QĐ-TTg hỗ trợ 161 tỷ đồng cho các địa phương để khắc phục hậu quả do bão số và mưa lũ do bão gây ra. Các tổ quốc tế và chính phủ các nước, các tổ chức, đoàn thể, tôn giáo, kiểu bào và người dân trong nước đều chung tay góp sức chia sẻ cùng đồng bào miền Trung. Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam cũng đã nhanh chóng hỗ trợ các khách hàng giám định thiệt hại tại hiện trường để có các phương án hỗ trợ sớm nhất.