Hình thái và kích thước hạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế tạo và nghiên cứu tính chất quang của các hạt nano bạc nhằm ứng dụng trong diệt khuẩn (Trang 52 - 55)

Để xác định hình thái và kích thước của các AgNPs sau chế tạo, một số mẫu được đo bởi TEM. Đối với các mẫu mầm sau khi chế tạo có dạng tựa cầu, đơn phân tán và có kích thước khá đồng đều. Điều này cũng đã được thể hiện trên Hình 3.1 về phổ hấp thụ plasmon. Điều này chứng tỏ sau phản ứng tạo khử Ag+

thành Ag0, các hạt nano được bọc bởi một lớp citrate. Lớp này đóng vai trò rất tốt làm tác nhân ổn định. Hình 3.2 biểu diễn hình ảnh của các hạt nano bạc mầm và đĩa nano dạng tam giác chụp bởi TEM. Hình 3.2 a và b là ảnh TEM của các mầm

AgNPs với tỷ lệ nồng độ [NaBH4]:[AgNO3]=5:1, và 100 µl TSC (2,5 mM) với

các độ phóng đại khác nhau. Hình 3.2 d là phân bố kích thước hạt của các AgNPs sau khi tạo mầm tương ứng với hình b. Từ phân bố này cho thấy, các mầm dạng tựa cầu có kích thước tập trung khoảng 10-15 nm. Khi chiếu LED (λ~532 nm) với công suất 0,51 mW/cm2 trong 2h, các mầm phát triển thành các dạng đĩa tam giác.

với các mặt (111), do đó hạt nhân bạc có dạng tấm và có độ ổn định tương đối cao. Một khả năng khác là sự kết hợp giữa hạt gây ra bởi sự kích thích của ánh sáng [25]. Khi ánh sáng chiếu xạ trên hạt bạc, trường điện từ (EM) cục bộ mạnh bao quanh các hạt có thể gây ra sự kết dính của hạt. Một khi sự kết hợp chính được hình thành, trường EM trong mặt phẳng đặc biệt, sẽ mạnh hơn hướng vuông góc do sự tương tác giữa SPR lưỡng cực và ánh sáng, sẽ gây ra sự tăng trưởng hai chiều, do đó tạo ra các cấu trúc nano dạng tấm phẳng. Trên Hình 3.2 c và e cho thấy ảnh chụp TEM của các đĩa dẹt AgNPs dạng tam giác với độ phóng đại khác nhau. Kích thước của các cạnh đĩa thay đổi theo thời gian chiếu LED và nó phụ thuộc vào một số tham số công nghệ chế tạo mẫu. Một số đĩa AgNPs có cạnh dài nhất 41 nm (dùng phần mềm ImageJ để đo kích thước). Quan sát trên Hình 3.2 e thấy rằng, xuất hiện một số đĩa AgNPs tam giác mất góc, điều này có thể giải thích thích là: đối với các đĩa nhận được trực tiếp năng lượng photon chiếu trực tiếp trong thời gian dài và bởi các dao động lưỡng cực dọc đủ lớn và có bước sóng dao động plasmon lớn hơn bước sóng kích thích thì quá trình phát triển đĩa tam giác bị chậm lại. Điều này là do năng lượng photon không còn kích thích kích thích dao động lưỡng cực dọc nữa. Do đó, nếu tiếp tục nhận được năng lượng tới thì ánh sáng kích thích dao động tứ cực trên mặt phẳng đĩa làm cho kích thích đĩa lớn hơn trong khi quá trình phát triển chóp rất chậm dẫn đến sự hình thành các đĩa tam giác cụt (Hình 3.2f). Trên thực tế rất khó có thể quan sát đầy đủ các khía cạnh của đĩa nano AgNPs vì chúng luôn có xu hướng tựu sắp xếp chồng lấn lên nhau trong khi chuẩn bị mẫu đo TEM.

Hình 3.2. Hình thái kích thước hạt AgNPs được chế tạo bằng phương pháp cảm quang dưới chiếu sáng đèn LED trong 2h. (a), (b) - Ảnh TEM của các hạt AgNPs mầm ở các độ phóng đại khác nhau. (d) – là phân bố mật độ kích thước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế tạo và nghiên cứu tính chất quang của các hạt nano bạc nhằm ứng dụng trong diệt khuẩn (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)