THÔNG BÁO TỔN THẤT VÀ KHIẾU NẠ

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 2: CHUYÊN CHỞ HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN doc (Trang 82 - 87)

1. Thông báo tổn thất (Notice of Loss or Demage)1.1. Định nghĩa: 1.1. Định nghĩa:

Thông báo tổn thất (Notice of Loss or Demage): là thông báo bằng văn bản của người nhận hàng gửi cho người chuyên chở trong một thời gian quy định nói rõ tình trạng tổn thất của hàng hóa để bảo lưu quyền khiếu nại với người chuyên chở.

Nếu lúc giao hàng tình trạng hàng hóa bị tổn thất rõ ràng và được đối chiếu, lập biên bản với sự có mặt và ký nhận của hai bên thì khơng cần gửi thơng báo bằng văn bản.

+ Tổn thất rõ rệt

1.2. Cách thức và thời hạn thông báo tổn thất:

+ Tổn thất rõ rệt: Lập Biên bản dỡ hàng (Cargo Outurn Report –

COR) - ghi rõ tên hàng, số vận đơn, tình trạng tổn thất của hàng hóa ... và được Thuyền trưởng ký nhận. Biên bản này lập trong thời hạn sau:

- Quy tắc Hague và Hague-Visby: trước hoặc trong lúc giao hàng.

- Quy tắc Hamburg: trong vòng một ngày làm việc sau ngày giao hàng cho người nhận.

- Luật Hàng hải Việt Nam: Trước hoặc trong lúc giao (Như Hague, Hague-Visby)

+ Tổn thất không rõ rệt: gửi Thư dự kháng (Letter of Reservation)

cho người chuyên chở hoặc đại lý của họ trong thời hạn sau: - Quy tắc Hague và Hague-Visby: trong vòng 3 ngày kể từ

ngày giao hàng.

- Quy tắc Hamburg: trong vòng 15 ngày liên tục kể từ ngày giao hàng.

+ Chậm giao hàng: gửi thông báo cho người chuyên chở trong

thời hạn:

- Quy tắc Hague và Hague-Visby không quy định trách nhiệm của người chuyên chở đối với việc giao chậm hàng.

- Quy tắc Hamburg: trong vòng 60 ngày liên tục kể từ ngày hàng đã được giao.

- Luật Hàng hải Việt Nam: Điều 96: Trong vòng 60 ngày kể từ ngày hàng lẽ ra phải được giao đối với chậm giao (Trường hợp mất hàng: cũng trong vòng 60 ngày kể từ ngày hàng lẽ ra phải được giao)

2. Khiếu nại với người chuyên chở.

 Những người có thẩm quyền khiếu nại:

+ Người sở hữu hợp pháp vận đơn: + Người bảo hiểm (Insurer):

 Hồ sơ khiếu nại:

1. Vận đơn đường biển (B/L)

2. Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)3. Phiếu đóng gói (Packing List) 3. Phiếu đóng gói (Packing List)

4. Biên bản kết toán nhận hàng với tàu (Report on Receipt of Cargo - ROROC) ROROC)

5. Biên bản kết toán lần hai (Correction Sheet)

6. Giấy chứng nhận hàng thiếu (Certificate of Shortlanded Cargo)7. Biên bản dỡ hàng (Cargo Outturn Report - COR) 7. Biên bản dỡ hàng (Cargo Outturn Report - COR)

Thời hạn khiếu nại:

+ Quy tắc Hague: 1 năm kể từ ngày giao hàng hoặc kể từ ngày hàng đáng lẽ phải giao.

+ Quy tắc Hague-Visby: 1 năm. Các bên có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn này.

+ Quy tắc Hamburg: 2 năm kể từ ngày giao hàng hoặc ngày hàng hóa đáng lẽ phải giao. Bên kiện có thể đề nghị kéo dài thời hạn khiếu nại.

+ Luật Hàng hải Việt Nam (điều 118) - Hợp đồng thuê tàu chuyến: 2 năm

- Hàng vận chuyển theo vận đơn (Tàu chợ): 1 năm kể từ ngày hàng được trả hoặc lẽ ra phải được trả

 Xét xử tranh chấp

+ Quy tắc Hague, Hague-Visby: Nếu việc tranh chấp không giải quyết được bằng thương lượng thì theo yêu cầu của một trong các bên thì được đưa ra trọng tài.

Trong vịng 6 tháng kể từ ngày có u cầu về trọng tài các bên không thoả thuận được việc tổ chức trọng tài thì một trong các bên nói trên có thể đưa tranh chấp ra Tịa án quốc tế.

+ Theo Quy tắc Hamburg: Các bên thỏa thuận bằng văn bản rằng khi có tranh

chấp sự việc sẽ được giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án.

Trọng tài hay toà án tùy vào sự lựa chọn của bên nguyên có thể tiến hành tại một trong những địa điểm sau:

– tại nước có nơi kinh doanh chính hay cư trú thường xuyên của bên bị

– tại nước bên bị có trụ sở kinh doanh, đại lý hay chi nhánh qua đó hợp

đồng được ký kết.

– tại nước có cảng xếp hàng hay cảng dỡ hàng theo hợp đồng.

– tại bất kỳ một địa điểm nào được điều khoản trọng tài hay thỏa thuận

quy định

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 2: CHUYÊN CHỞ HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN doc (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(87 trang)