Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã đức chính, thị xã đông triều, tỉnh quảng ninh​ (Trang 36 - 38)

201 5)

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý:

Thị xã Đông Triều nằm ở phía tây tỉnh Quảng Ninh, tọa độ địa lý từ 21029’04” đến 21044’55” vĩ độ Bắc; từ 106033’ đến 106044’57” kinh độ Đông. Phía bắc giáp huyện Sơn Động và huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang, phía nam giáp huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng và huyện Kinh Môn (tỉnh Hải Dương), phía đông giáp thành phố Uông Bí, phía tây giáp thị xã Chí Linh (tỉnh Hải Dương).

Thị xã Đông Triều nằm trên Quốc lộ 18A (Hà Nội - Quảng Ninh), là cửa ngõ phía Tây của tỉnh Quảng Ninh, nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh).

- Địa chất:

Địa chất thị xã Đông Triều bao gồm 4 thành hệ địa chất, với các các loại đá chính là các đá cát bột kết chứa than, các đá phun trào, các thành tạo carbonat và các thành tạo Đệ Tứ có tuổi từ Ordovic đến đệ Tứ: - Trầm tích Đệ Tứ: gồm 4 hệ tầng - Hệ tầng Thái Bình; Hệ tầng Hải Hưng; Hệ tầng Vĩnh Phúc; Hệ tầng Hà Nội; Hệ Tầng Hòn Gai. Trầm tích Trias: gồm 3 hệ tầng: Hòn Gai và Bình Liêu và Nà Khuất; Đá vôi tuổi Cacbon - Pecmi: hệ tầng Bắc Sơn; Trầm tích Ocdovic – Silua.

- Địa mạo:

Thị xã Đông Triều có địa hình thấp dần từ bắc xuống nam, gồm 4 dạng: núi, đồi, đồng bằng và thung lũng:

* Địa hình núi: Phân bố chủ yếu ở các xã An Sinh, Bình Khê, Tràng Lương và một phần của phường Mạo Khê, Hồng Thái Đông, Hồng Thái Tây, Hoàng Quế.

* Địa hình đồi: Chủ yếu là các đồi thấp xen kẽ nhau, thích hợp phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp, sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, công nghiệp,…

Địa hình đồi dọc thung lũng kiến tạo: Dải đồi kéo dài liên tục kéo dài từ xã An Sinh (Đông Triều) sang Nam Mẫu - Uông Thượng (Uông Bí).

Địa hình đồi rìa đồng bằng: được hình thành theo phương thức kết hợp giữa bóc mòn và mài mòn, phân bố ở phía nam dải núi Đá Trắng - núi Bình Hương, có phương kéo dài á vĩ tuyến, cấu tạo bởi các đá trầm tích chứa than hệ tầng Hòn Gai.

* Địa hình thung lũng: Được hình thành chủ yếu do quá trình xâm thực -

tích tụ vật chất tạo nên dải trũng kéo dài từ An Sinh sang xã Tràng Lương.

* Địa hình đồng bằng: tập trung ở phía nam, Tây nam của thị xã, giáp

sông Kinh Thầy, Đá Bạc, kéo dài từ xã Bình Dương đến xã Hồng Thái Đông. - Đặc điểm khí hậu:

Khí hậu mang nét đặc trưng của miền Bắc, nóng và ẩm vào mùa hè (tháng V - đầu tháng X), khô và lạnh vào mùa đông (từ tháng XI - tháng IV).

Khí hậu thị xã Đông Triều có những đặc trưng sau (Theo trung tâm dự báo khí tượng, thuỷ văn Quảng Ninh).

Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là 23,80C, dao động từ 16,60C - 29,40C.

Lượng mưa: Lượng mưa trung bình chỉ đạt 1.444 mm/năm, giảm dần

về phía tây, có thể phân thành 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa nhiều từ tháng V - X, chiếm 80 - 90% tổng lượng mưa năm. Mùa ít mưa kéo dài từ tháng XI - IV năm sau, chỉ chiếm 10 - 15% lượng mưa cả năm.

Độ ẩm không khí: trung bình năm đạt 82% và có sự phân hóa theo

mùa, mùa mưa độ ẩm không khí cao hơn mùa ít mưa. Tháng có độ ẩm cao nhất là tháng III đạt 91%

Bão: Mỗi năm thị xã ảnh hưởng trực tiếp của 3-5 cơn bão với sức gió

từ cấp 8 đến cấp 10, thường gây nên mưa lớn 100 - 200 mm, có nơi lên đến 500 mm.

Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình năm là 1.289 mm, chỉ số

khô hạn trung bình năm là 0,9. Như vậy, đây là khu vực tương đối khô.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã đức chính, thị xã đông triều, tỉnh quảng ninh​ (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)