Quy trình xử lý ơ nhiễm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã đức chính, thị xã đông triều, tỉnh quảng ninh​ (Trang 54 - 59)

3.4 .Phương pháp nghiên cứu

4.4.4 Quy trình xử lý ơ nhiễm

Hình 4.1.Sơ đồ quy trình cơng nghệ xử lý đất ô nhiễm

Đất ô nhiễm

Đào đất, tập kết đất vào bãi trước khi xử lý Loại bỏ tạp chất trong đất

Phơi và làm tơi đất theo tiêu chuẩn Kiểm tra độ pH của đất Điều chỉnh độ pH của đất Trộn FeSO4.7H2O vào đất Trộn H2O2 vào hỗn hợp đất

Trộn vôi bột vào đất

Trải, hàn màng HDPE trên khu vực đã đào Vận chuyển đất sau xử lý vào khu vực đã trải Bổ sung đất màu, hoàn trả mặt bằng khu vực đã

*Thuyết minh quy trình cơng nghệ: a) Giai đoạn chuẩn bị

Bước 1: Đào xới đất:

1. Dựa vào mức độ ơ nhiễm hóa chất và điều kiện mặt bằng thi công của khu vực dự án. Tiến hành phân chia các khu vực để xử lý ô nhiễm;

2. Đất ô nhiễm được đào xới lên theo từng lớp trong mỗi khu vực ơ nhiễm; sau đó tập kết tại bãi xử lý;

3. Loại bỏ tạp chất trong đất;

Bước 2: Phơi và làm tơi đất:

Để làm tăng diện tích tiếp xúc của các phần tử đất ơ nhiễm với hóa chất dùng để xử lý, qua đó làm tăng hiệu quả của việc xử lý ô nhiễm, tiến hành bước 2:

1. Tiến hành xử lý sơ bộ (Làm tơi thô, loại bỏ tạp chất,...)

2. Phơi đất đạt độ ẩm thích hợp từ 70 – 80%, thời gian từ 3-4 ngày nắng; 3. Nghiền nhỏ đất và làm tơi đất;

Bước 3: Điều chỉnh độ pH của đất:

1. Trước khi đem đất đi xử lý ô nhiễm cần tiến hành kiểm tra, xác định độ pH trong đất. Cứ khoảng 100m3 đất, tiến hành lấy một mẫu để kiểm tra.

2. Điều chỉnh độ pH trong đất phù hợp cho phản ứng: - Với loại đất có pH> 5: Điều chỉnh độ pH bằng axit:

pH là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ và hiệu quả của phản ứng Fenton. Khoảng pH phù hợp nhất từ 3 - 5, do đó, nếu độ pH đất >5 thì cần làm giảm pH của đất ban đầu bằng axit H2SO4. Kiểm tra độ pH bằng thiết bị đo chuyên dụng.

- Với loại đất có pH< 3: Điều chỉnh độ pH bằng vôi:

Đối với loại đất mà độ pH< 3 thì cần nâng pH của đất đó lên bằng cách bổ sung thêm vơi bột. Kiểm tra độ pH bằng thiết bị đo chuyên dụng.

Độ pH trong đất sẽ được điều chỉnh bằng cách pha với vật liệu điều chỉnh pH theo tỷ lệ: 1m3 đất: 0,333 kg axit/bazơ).

- Với loại đất có độ pH nằm trong khoảng 3-5: Với loại đất này, tiến hành sang giai đoạn xử lý bằng hóa chất mà không cần phải điều chỉnh độ pH.

b) Giai đoạn xử lý bằng hóa chất:

Bước 4: Trộn FeSO4.7H2O vào đất nhiễm bằng máy trộn bê tông:

Khi độ pH trong đất đạt ngưỡng từ 3-5 theo yêu cầu của phản ứng Fenton, tiến hành công tác trộn FeSO4.7H2O với đất bằng máy trộn.

Cho lượng FeSO4.7H2O theo tỷ lệ đã tính tốn với các tầng ơ nhiễm vào đất và đảo kỹ. Trình tự thực hiện cơng tác trộn FeSO4.7H2O như sau:

- Vệ sinh bãi tập kết, tạo mặt bằng cho cơng tác đảo trộn; - Chuẩn bị máy trộn có dung tích thích hợp;

- Vận chuyển FeSO4.7H2O từ nhà kho tới bãi tập kết, phạm vi 25m; - Định lượng khối lượng đất và cho vào máy trộn;

- Định lượng FeSO4.7H2O theo đúng tỷ lệ rồi cho vào máy trộn;

- Tiến hành đảo trộn đều hỗn hợp đất ô nhiễm và FeSO4.7H2O bằng máy trộn;

Bước 5: Trộn H2O2 vào hỗn hợp đất nhiễm

Sau khi đã đảo trộn đất nhiễm với FeSO4.7H2O, tiến hành cho H2O2 theo tỷ lệ đã tính tốn cho các tầng đất ô nhiễm vào hỗn hợp đất.

Do H2O2 tồn tại ở dạng dung dịch nên phải tiến hành trộn bằng thủ cơng. Trình tự thực hiện cơng tác trộn H2O2 như sau:

- Vệ sinh bãi tập kết, tạo mặt bằng cho công tác đảo trộn;

- Cân, đong lượng dung dịch H2O2 và hỗn hợp đất ô nhiễm theo đúng tỷ lệ; - Vận chuyển vật liệu H2O2 từ nhà kho tới bãi tập kết, phạm vi 25m; - Tưới dung dịch H2O2 lên hỗn hợp đất và tiến hành đảo trộn đều bằng thủ công hết khối lượng ô nhiễm.

c) Giai đoạn cải tạo, hoàn trả mặt bằng: Bước 6. Trộn vôi bột vào đất:

Sau thời gian ủ đủ để hóa chất tác dụng hết với hóa chất BVTV, tiến hành bổ sung vôi bột vào lớp đất xử lý để trung hòa pH của đất về trung tính, đưa độ pH trong đất về khoảng 6-8. Trình tự thực hiện công tác trộn vôi bột với hỗn hợp đất như sau:

- Vệ sinh bãi tập kết, tạo mặt bằng cho công tác đảo trộn; - Vận chuyển vôi bột từ nhà kho tới bãi tập kết, phạm vi 25m; - Định lượng khối lượng hỗn hợp đất xúc ra bãi trộn;

- Định lượng vôi bột theo đúng tỷ lệ rồi cho vào với hỗn hợp đất; - Tiến hành đảo trộn đều hỗn hợp đất ô nhiễm với vôi bột bằng thủ công;

Bước 7. Trộn phân vi sinh vào đất:

Sau đó, sử dụng phân vi sinh để thúc đẩy quá trình hoạt động của các vi sinh vật trong đất, q trình này có tác dụng phục hồi mơi trường đất, làm đất tơi xốp và tăng độ phì nhiêu cho đất. Trình tự thực hiện cơng tác trộn phân vi sinh vào đất tương tự như công tác trộn vơi bột vào đất;

Bước 8. Hồn trả đất về mặt bằng:

Toàn bộ lượng đất đã qua xử lý được hồn trả về vị trí ban đầu, nơi đã được lót lớp màng HDPE từ trước để ngăn cách với lớp đất bên ngồi. Do hình thức xử lý là cuốn chiếu, nghĩa là tiến hành xử lý từng khu vực rồi mới chuyển sang khu vực khác, đất sau khi xử lý sẽ được hoàn trả ngay tại chỗ.

Để tránh trường hợp xấu nhất là điều kiện thời tiết mưa gió sẽ dẫn đến tình trạng ơ nhiễm trở lại một phần đất đã xử lý, đất sau khi xử lý sẽ được hoàn trả tại chỗ và cần được cách ly với khu vực đất chưa được xử lý. Việc ngăn chia này sẽ được thực hiện nhờ các lớp màng HDPE và rãnh thoát nước ngăn chia giữa khu vực đã xử lý và chưa xử lý.

Bước 9. Phủ đất màu để phục vụ các mục đích sản xuất:

Sau khi trải đất đã xử lý về vì vị trí cũ, phủ lớp đất màu dày 20cm lên tồn bộ diện tích đất xử lý tạo điều kiện cho nhân dân có thể sử dụng ngay canh tác sản xuất nông nghiệp và ổn định đời sống, làm tăng khả năng phục hồi của môi trường đất.

PHẦN V

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã đức chính, thị xã đông triều, tỉnh quảng ninh​ (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)