Khung trình độ quốc gia của các nước trên thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra theo tiếp cận khung trình độ quốc gia việt nam của kỹ sư tốt nghiệp chuyên ngành an toàn phòng cháy trường đại học phòng cháy chữa cháy​ (Trang 26 - 33)

Hiện nay, có trên 130 quốc gia trên thế giới triển khai khung trình độ quốc gia. Khung trình độ quốc gia đã trở thành một xu hướng quốc tế trong cải cách giáo dục.

Khung TĐQG là một chính sách của quốc gia, các trình độ đào tạo trong Khung TĐQG sở hữu của các cơ sở đào tạo mà thuộc „tài sản quốc gia‟. Khung TĐQG có thể là Khung tổng thể bao quát toàn bộ các bậc và loại hình đào tạo bao gồm đào tạo hàn lâm và đào nghề hoặc là Khung trong một ngành đào tạo hoặc một

nhiên bất kỳ quốc gia nào cũng hướng các mục tiêu gồm: (I) Làm rõ các trình độ đào tạo và tăng sự kết nối, liên thông giữa các trình độ đào tạo; (II) Thúc đẩy việc học tập suốt đời; (III) Hỗ trợ việc công nhận, chuyển đổi tín chỉ, công nhận kết quả học tập trước đó; (IV) Đẩy mạnh gắn kết giữa giáo dục đào tạo và thị trường lao động; (V) Thúc đẩy công nhận quốc tế đối với trình độ/bằng cấp của quốc gia.

Với cái nhìn khung trình độ quốc gia (KTĐQG) như một cấu trúc trình độ mới với trình độ hiện tại được xác định bởi chuẩn đầu ra, Tuck (2007) cho rằng:

“KTĐQG là một công cụ để phát triển phân loại và công nhận các kỹ năng, kiến thức và năng lực theo những mức độ được chấp thuận liên tục”. [31]

David Raffe (2009) đã đưa ra phân loại khung trình độ. Phân biệt chính của

tác giả là khung có chức năng thông tin và khung có chức năng đổi mới. Theo ông “vai trò chính của các khung thông tin là để cải tiến việc mô tả hệ thống khung trình độ hiện tại và từ đó làm sáng tỏ những lựa chọn của các đối tác, của người học hay những người làm chính sách. Khung thông tin đưa ra các tùy chọn có sẵn cho các bên liên quan như người học hoặc các nhà hoạch định chính sách. Khung đổi mới nhằm tăng cường sự chặt chẽ, phù hợp và chất lượng của hệ thống. Một phần của khung đổi mới này giúp phát triển các chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu của các bên liên quan, phân chia vai trò trách nhiệm của các bên liên quan. Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả tập trung nghiên cứu khung có chức năng thông tin”. [24]

Theo Teresita r. Manzala (2013), Khung tham chiếu trình độ ASEAN (AQRF) AQRF được xây dựng dựa trên các thỏa thuận khu vực gồm: Thỏa thuận Khung ASEAN về Dịch vụ, Thỏa thuận về công nhận lẫn nhau đối với trình độ đào tạo của một số ngành dịch vụ chính, Kế hoạch Kinh tế ASEAN. Bản dự thảo Đề xuất AQRF đầu tiên được xây dựng trong khuôn khổ một hợp phần dự án của Chương trình hợp tác kinh tế khu vực tự do thương mại ASEAN- NeZealand- Úc (AANZFTA), được Hội nghị lần thứ nhất của Ủy ban AANZFTA xem xét vào tháng 5/2010 tại Manila. AQRF đã được thông qua vào tháng 9/2014 tại Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN lần thứ 8 tổ chức tại Lào.

Các nước thành viên tham gia AQRF dựa trên nguyên tắc tự nguyện. Tương tự như Khung EQF, AQRF được thiết kế với 8 bậc trình độ, mỗi bậcquy định 2 nội dung gồm (1) kiến thức và kỹ năng, (2) khả năng tự chủ và tự chịu trách nhiệm.

AQRF đặt nền móng cho hội nhập giáo dục, hội nhập thị trường lao động ASEAN và thúc đẩy dịch chuyển lao động trong khu vực. Để đảm bảo sự thống nhất và minh bạch trong quá trình đối chiếu Khung TĐQG với AQRF, các nước ASEAN đã thống nhất 11 tiêu chí cho quá trình đối chiếu, trong đó đáng lưu ý là tiêu chí thứ 11 quy định về việc sau quá trình đối chiếu, cơ quan chứng nhận và cấp phát văn bằng thể hiện sự tham chiếu với các bậc trình độ AQRF trên các văn bằng, chứng chỉ của quốc gia. [32]

Theo tổ chức Cedefod (2017) Khung tiêu chuẩn Châu Âu (EQF) là một khung tham chiếu chung của Châu Âu với mục đích là bằng cấp được chấp nhận ở tất cả các quốc gia trong cùng hệ thống. Bao gồm trình độ ở tất cả các cấp và trong tất cả các hệ thống giáo dục và đào tạo, EQF cung cấp một cái nhìn tổng quan toàn diện về trình độ trong 39 nước châu Âu hiện đang tham gia vào việc thực hiện. Hợp tác chặt chẽ với Ủy ban châu Âu, Cedefop cung cấp hỗ trợ phân tích và phối hợp cho việc thực hiện EQF và thực hiện một số nghiên cứu so sánh và phân tích các vấn đề liên quan đến việc thực hiện khung ở cấp EU, cấp quốc gia và cấp ngành.

Khung tiêu chuẩn châu Âu - một cầu nối giữa các hệ thống trình độ quốc gia. EQF có tám cấp độ tham chiếu được xác định trên các phương diện kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm tự chủ. Kết quả học tập thể hiện những gì các cá nhân biết, hiểu và có thể làm sau khi kết thúc chương trình học tập. Các nước phát triển khung trình độ quốc gia (NQFs) để tham chiếu tới khung trình độ Châu Âu.

Mục đích chính của EQF là làm cho bằng cấp được công nhận trên hệ thống các quốc gia tham gia EQF. Điều này là rất quan trọng, giúp người học sau khi tốt nghiệp có thể di tìm kiếm cơ hội việc làm và học tập suốt đời trên khắp châu Âu. Trong trang web ' Tìm và So sánh các khung tiêu chuẩn ', có thể xem mức độ quốc gia của các quốc gia đã hoàn tất quá trình tham chiếu của họ đã được liên kết với EQF như thế nào.

Vào tháng 4 năm 2018, 35 quốc gia đã chính thức liên kết khung trình độ quốc gia của họ cho EQF: Áo, Bỉ (Flanders và Wallonia), Bulgaria, Croatia, Cyprus, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Nam Tư cũ, Cộng hòa

Bồ Đào Nha, Romania, Slovakia, Slovenia, Thụy Điển, Thụy Sĩ , Thổ Nhĩ Kỳ và Vương quốc Anh (Anh, Scotland và xứ Wales). Các nước còn lại dự kiến sẽ đi vào năm 2018, có nghĩa là giai đoạn đầu tiên của việc tham chiếu EQF đã gần hoàn tất.

EQF là nguồn cảm hứng cho sự phát triển của các khuôn khổ trình độ quốc gia và khu vực trên toàn thế giới. Ngày càng có nhiều quốc gia và khu vực đang tìm kiếm các liên kết chặt chẽ hơn giữa khung trình độ chuyên môn và EQF. Đã có các so sánh trình độ quốc gia thứ ba với EQF được thực hiện với Khung trình độ chuyên môn của Úc (AQF) , Khung tiêu chuẩn New Zealand (NZQF) và Khung tiêu chuẩn Hồng Kông (HKQF)[22].

Arjen Deij và các cộng sự (2015) nghiên cứu về quá trình phát triển của

khung trình độ quốc gia, trong nghiên cứu Điều tra toàn cầu của Viện học tập trọn đời UNESCO đã đưa ra cái nhìn tổng quát về thực trạng và phạm vi phát triển của các khung trình độ quốc gia (NQF). Các nhà điều tra đã thực hiện nghiên cứu trường hợp tại các nước về quá trình xây dựng, thực hiện và thành tựu cũng như hạn chế của NQF. Nội dung điều tra tập trung vào các mục tiêu chính sách, sự tham gia của các bên liên quan, khuôn khổ áp dụng thực hiện, sự tập trung vào Chuẩn đầu ra và sử dụng bộ mô tả các cấp độ cùng với sự liên kết giữa các NQF và việc xác nhận cho hình thức học tập không chính thức hay chính thức. Trên cơ sở đó họ đã rút ra các bài học kinh nghiệm và kế hoạch cho sự phát triển tiếp theo của các NQF. Song song đó báo cáo cũng trình bày việc xây dựng một bản đồ toàn cầu về cải cách chất lượng giáo dục và thảo luận về các xu hướng chính và các vấn đề chính sách đang nổi lên từ việc phát triển các NQF. Trong đó đáng chú ý nhất là sáng kiến của UNESCO về việc nghiên cứu sử dụng bộ mô tả cấp độ dựa trên các chuẩn đầu ra để phát triển các mức tham chiếu trên thế giới (Wrls) nhằm tiến đến trao đổi học thuật, công nhận văn bằng mang tính quốc tế. Theo cuộc điều tra, tính đến năm 2015 trên thế giới đã có hơn 150 quốc gia xây dựng và phát triển NQF cùng với 7 khung trình độ khu vực (QRF) đóng vai trò là các Bản tham chiếu cho các NQF. Điều này cho thấy có sự đồng thuận rộng khắp của các nước trên thế giới về việc xây dựng và phát triển NQF dựa trên chuẩn đầu ra và xem đó là công cụ hiệu quả cho việc cải cách, mở rộng, nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững [20]

Teresitar Mlmerk talavera (2013), nghiên cứu về tham chiếu giữa NQF của các nước trong khu vực với khung trình độ khu vực có đưa ra bảng đối chiếu NQF với AQRF như sau: AQRF gồm 8 cấp độ, trong đo có nước trong khu vực xây dựng khung trình độ quốc gia 6 cấp độ, có nước xây dựng KTĐQG gồm 10 cấp độ tùy chính sách, bối cảnh của từng quốc gia, tuy nhiên giữa chúng vẫn có điểm chung là khung tham chiều AQRF [32].

Bảng 1.1 đối chiếu NQF với AQRF

Nguồn: Teresitar Mlmerk talavera (2013).

Sơ đồ trên thể hiện tham chiếu giữa chuẩn đầu ra của Khung trình độ khu vực với chuẩn đầu ra của một số nước cụ thể trong khu vực, điều đó được lý giải ở bảng tham chiếu sau:

Bảng 1.2 Khung tham chiếu trình độ ASEAN và Khung trình độ quốc gia của một số nước thành viên

AQRF (8 bậc) Khung TĐQG Ma-lai-xi-a (8 bậc) Khung TĐQG In-đô-nê-xi-a (9 bậc) Khung TĐQG Phi-líp-pin (8 bậc) Dự thảo Khung TĐQG Việt Nam (tháng 7/2016) (8 bậc)

8 Tiến sỹ (8) Tiến sỹ Tiến sỹ và Sau Tiến sỹ (8) Tiến sỹ (8) (90 tín chỉ) 7 Thạc sỹ (7) Thạc sỹ Sau đại học (7) (30-60 tín chỉ) Thạc sỹ (7) 6 Cử nhân (6) Cử nhân Cử nhân (6) (120 – 180 tín chỉ) Cử nhân (6) 5 Bằng cấp cao (Adv. Diploma) (5) Bằng (5) Cao đẳng (5) (60 tín chỉ) 4 Bằng (4) Bằng (4) Chứng chỉ (4) (40-60 tín chỉ) Trung cấp (4) 3 Chứng chỉ (3) Bằng (3) Chứng chỉ (3) Chứng chỉ (3) (30 tín chỉ) 2 Chứng chỉ (2) Bằng (2) Chứng chỉ (2) Chứng chỉ (2) (20 tín chỉ) 1 Chứng chỉ (1) Bằng (1) Chứng chỉ (1) Chứng chỉ (1) (10 tín chỉ) Giáo dục trung học Giáo dục phổ thông

Khung TĐQG là một chính sách của quốc gia, các trình độ đào tạo trong Khung TĐQG không thuộc sở hữu của các cơ sở đào tạo mà thuộc “tài sản quốc gia”. Khung TĐQG của các nước phổ biến từ 8 đến10 bậc trình độ. Các quốc gia đặt ra những mục tiêu khác nhau khi xây dựng Khung TĐQG. Tuy nhiên bất kỳ quốc gia nào cũng hướng các mục tiêu gồm: (1) Làm rõ các trình độ đào tạo và tăng sự kết nối, liên thông giữa các trình độ đào tạo; (2) Thúc đẩy việc học tập suốt đời; (3) Hỗ trợ việc công nhận, chuyển đổi tín chỉ, công nhận kết quả học tập trước đó; (4) Đẩy mạnh gắn kết giữa giáo dục đào tạo và thị trường lao động; và (5) Thúc đẩy công nhận quốc tế đối với trình độ/bằng cấp của quốc gia.

Khung trình độ quốc gia Việt Nam và quan điểm của các nhà khoa học trong nước:

Trước khi Khung TĐQG được ban hành, Dƣơng Đức Lân và các cộng sự

(2012) đã thực hiện đề tài nghiên cứu về "Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng hệ thống khung trình độ nghề quốc gia (Khung TĐQG) hướng tới cộng đồng ASEAN". Đề tài đã xác định khái niệm, nhu cầu, mục đích, vai trò, đặc điểm của Khung TĐQG; đúc kết kinh nghiệm xây dựng Khung TĐQG của một số nước trên thế giới và khu vực; phân tích hiện trạng giáo dục và đào tạo nghề Việt Nam; từ đó xác định các tiêu chí cơ bản, quy trình xây dựng, cấu trúc, các cấp bậc mô tả Khung TĐQG và đề xuất các giải pháp về cơ chế chính sách, lộ trình thực hiện Khung TĐQG. [7]

Theo nhóm tác giả Trần Thị Hoài, Nghiêm Xuân Huy, Lê Thị Thƣơng (2018) “Khung trình độ là một công cụ để xây dựng và phân loại các trình độ đào tạo dựa trên các tiêu chí xác định đối với từng mức độ tích lũy năng lực đạt được.Đồng thời, khung trình độ thể hiện chuẩn đầu ra của một trình độ đào tạo và cho thấy rõ sự liên thông giữa các trình độ đào tạo. Theo cách tiếp cận này, nhiều khung trình độ ở các cấp độ châu lục, vùng, quốc gia đã được xây dựng”. [5]

Việc phê duyệt khung trình độ quốc gia là một dấu mốc quan trọng để tham chiếu bằng cấp của Việt Nam với các quốc gia ASEAN thông qua khung tham chiếu trình độ, tăng cường hội nhập trong lĩnh vực nhân lực chất lượng cao. Phát biểu tại buổi tọa đàm “Chính sách Xây dựng và thực hiện Khung trình độ quốc gia Việt Nam” tháng 4/2017, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga cho biết: “Khung trình độ quốc gia Việt Nam là cơ sở để phát triển các tiêu chuẩn đào tạo, phát triển chương trình và là thước đo đánh giá năng lực của người học sau khi tốt nghiệp, nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế. Việc xây dựng và phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam là bước khởi đầu quan trọng, tiền đề cho công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó việc phát triển và thực hiện Khung trình độ quốc gia Việt Nam có ý nghĩa quyết định”. [35]

Khung trình độ quốc gia Việt Nam thể hiện chuẩn đầu ra về khối kiến thức kỹ năng mà người học cần đạt được sau khi tốt nghiệp. Khẳng định chất lượng sản phẩm đầu ra chính là khẳng định chất lượng đào tạo của nhà trường. Khung trình độ

Theo Mạc Văn Tiến và Nguyễn Quang Việt (2013) KTĐQG là “một công cụ để xây dựng và phân loại trình độ theo một bộ tiêu chí hoặc theo các tiêu chí dành cho các cấp độ học tập đã đạt được” [34].

Bảng1.3 Mô tả khung trình độ quốc gia Việt Nam bậc Đại học

Bậc trình

độ

Chuẩn đầu ra

Người tốt nghiệp khóa đào tạo phải có: lượng Khối học tập tối thiểu Văn bằng, chứng chỉ 1.Kiến thức 2.Kỹ năng 3.Mức tự chủ và trách nhiệm

6 - Kiến thức thực tế vững chắc, kiến thức lý thuyết sâu, rộng trong phạm vi của ngành đào tạo. - Kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, khoa học chính trị và pháp luật. - Kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc. - Kiến thức về lập kế hoạch, tổ chức và giám sát các quá trình trong một lĩnh vực hoạt động cụ thể. - Kiến thức cơ bản về quản lý, điều hành hoạt động chuyên môn. - Kỹ năng cần thiết để có thể giải quyết các vấn đề phức tạp. - Kỹ năng dẫn dắt, khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác.

- Kỹ năng phản biện, phê phán và sử dụng các giải pháp

thay thế trong điều kiện môi trường không xác định hoặc thay đổi.

- Kỹ năng đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.

- Kỹ năng truyền đạt vấn đề và giải pháp tới người khác tại nơi làm việc; chuyển tải, phổ biến kiến thức, kỹ năng trong việc thực hiện những nhiệm vụ cụ thể hoặc phức tạp. - Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam.

- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm. - Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định. - Tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân. - Lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động. 120 - 180 Tín chỉ Bằng Đại học

Theo QĐ số1982/QĐ-TTg ngày 18-10-2016 của Thủ tướng Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra theo tiếp cận khung trình độ quốc gia việt nam của kỹ sư tốt nghiệp chuyên ngành an toàn phòng cháy trường đại học phòng cháy chữa cháy​ (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)