Đối với các cơ quan khác

Một phần của tài liệu THỰC TIỄN áp DỤNG PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP hợp ĐỒNG MUA bán HÀNG HOÁ tại TOÀ án NHÂN dân QUẬN sơn TRÀ, TP đà NẴNG (Trang 34 - 40)

II. NỘI DUNG

2.3.2. Đối với các cơ quan khác

Về phía Nhà nước, cần phải đề ra những kiến nghị, đề xuất nhằm tháo gỡ những khó khăn trong quá trình áp dụng pháp luật vào thực tiễn giải quyết tranh chấp:

Một là, các cơ quan lập pháp cần bổ sung, hoàn thiện và hướng dẫn những bất cập trong các quy định của pháp luật về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá nói chung và các quy định về giải quyết vấn đề hàng hoá nói riêng để tháo gỡ những khó khăn về mặt pháp lý cho các cán bộ Toà án trong quá trình áp dụng pháp luật.

Hai là, Toà án nhân dân các cấp cần phải quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức giữ chức danh tư pháp bằng cách tổ chức tập huấn chuyên sâu cho đội ngũ Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Toà án, Hội thẩm nhân dân,…

Ba là, cơ quan có thẩm quyền tăng cường kiểm tra các bản án, quyết định của TAND, đồng thời chú trọng công tác kiểm tra định kỳ và công tác tự kiểm tra của từng đơn vị để kịp thời phát hiện, khắc phục, rút kinh nghiệm về những sai sót nghiệp vụ trong quá trình giải quyết, xét xử các vụ án.

Bốn là, các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh cần tích cực phối hợp chặt chẽ với Toà án trong việc cung cấp tài liệu, chứng cứ, giám định, xác minh,… để góp phần nâng cao chất lượng công tác xét xử của cơ quan Toà án nói chung và giải quyết vấn đề giải quyết tranh chấp hàng hoá nói riêng.

Năm là, các cơ quan chức năng cần tuyên truyền và phổ biến pháp luật đến mọi người dân, ở mọi miền đất nước một cách hiệu quả và thực chất, tránh hiện tượng tuyên truyền hình thức, phong trào. Tránh việc tuyên truyền chỉ tập trung vào luật và pháp lệnh, không chú trọng các văn bản hướng dẫn thi hành.

Sáu là, Toà án là một thiết chế của Nhà nước hoạt động rất đặc biệt và mang tính kỹ năng nghề nghiệp cao; vì lẽ đó, hoạt động xét xử của Toà án phải đảm bảo công minh, nhanh chóng, chính xác và kịp thời tránh tình trạng tồn đọng án, giải quyết án kéo dài, dễ gây phiền hà cho các bên đương sự. Do vậy, cần nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐMBHH bằng con đường Tòa án có hiệu quả, nhanh chóng và kịp thời; nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của các doanh nghiệp, đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.

KẾT LUẬN

Chính sách phát triển kinh tế luôn là vấn đề trọng tâm, cấp bách hàng đầu trong mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và đưa nước ta sớm đạt được mục tiêu trở thành một nước phát triển. Muốn nền kinh tế phát triển nhanh, mạnh và vững chắc thì cần phải tạo ra những yếu tố thuận lợi trong đó yếu tố pháp luật đóng một vai trò quan trọng, bởi môi trường pháp lý có thuận lợi thì mới có thể tạo ra một môi trường kinh doanh tốt. Chính vì lẽ đó mà các mối quan hệ về kinh doanh hàng hoá ngày càng phức tạp hơn. Do vậy, chúng ta cần tuyên truyền, phổ biến pháp luật sâu rộng hơn nhằm nâng cao sự am hiểu pháp luật của các nhà đầu tư kinh doanh.

Vì vậy, Toà án là nơi được các chủ thể kinh tế quan tâm và chú trọng hơn hết. Việc đưa ra lý luận chung, áp dụng thực tiễn và nghiên cứu các giải pháp đối với việc giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại giúp công tác giải quyết các vụ án tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền bạc của Nhà nước nói chung và tổ chức, cá nhân nói riêng. Đồng thời vấn đề nâng cao nghiệp vụ và biên chế cho các cơ quan tiến hành tố tụng cần phải được quan tâm đặc biệt. Chính vì đó, việc nghiên cứu về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá trong thực tiễn xét xử cấp sơ thẩm tại Toà án nhân dân quận Sơn Trà hiện nay là rất cần thiết và đúng với thực tế. Các cá nhân, tổ chức tham gia quan hệ kinh doanh cần thường xuyên tích luỹ kiến thức về pháp luật, đảm bảo một môi trường kinh doanh an toàn, lành mạnh. Cuối cùng, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật này cần được quan tâm và chỉnh sửa để phù hợp với thực trạng của nền kinh tế đất nước, điều này được đánh dấu bởi sự ra đời của hai văn bản pháp luật lớn là BLDS năm 2015 và LTM năm 2005, tạo môi trường pháp lý thông thoáng cho mọi thương nhân ký kết và thực hiện hợp đồng và nâng cao tính hiệu quả của hệ thống pháp luật Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Văn bản quy phạm pháp luật

Quốc Hội, Luật Thương Mại năm 2005(Luật số 36/2005/QH11) ngày 14/06/2005. Quốc Hội, Bộ luật Dân sự năm 2015(Luật số 91/2015/QH13) ngày 24/11/2015. Liên Hợp Quốc, Công ước viên 1980 ngày 11/04/1980.

Quốc Hội, Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 2014 (Luật số 62/2014/QH13) ngày 19/06/2014.

B. Tài liệu tham khảo

Cổng thông tin Triết học (2021), https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0ng_h %C3%B3a, truy cập Thứ Bảy 12/03/2022.

Thạc sĩ Đinh Thuỳ Dung (2021), https://luatduonggia.vn/tranh-chap-hop-dong-mua- ban-hang-hoa-la-gi-dac-diem-va-nguyen-nhan-phat-sinh/#:~:text=Nh

%C6%B0%20v%E1%BA%ADy%2C%20tranh%20ch%E1%BA%A5p%20h %E1%BB%A3p,th%E1%BB%8Fa%20thu%E1%BA%ADn%20v%C3%A0%20k %C3%BD%20k%E1%BA%BFt, truy cập Thứ Hai 14/03/2022.

Trương Thị Hà (2019), Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá theo thủ tục sơ thẩm tại Toà án nhân dân thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội – Khoa Luật, tr.12.

Tạ Thị Nhàn (2019), Hợp đồng mua bán hàng hoá theo pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại Học Luật Huế, tr.5.

DANH MỤC TÀI LIỆU SƯU TẦM

Bản án số: 04/2020/KDTM-ST “V/v tranh chấp hợp đồng cung cấp và vận chuyển đất đắp nền đường công trình” của Toà án nhân dân quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Đà Nẵng, ngày…..tháng...năm 2022 Giảng viên hướng dẫn

Nguyễn Thị Thu Na

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

NHẬN XÉT CỦA HƯỚNG DẪN THỰC TẬP ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Đà Nẵng, ngày…..tháng...năm 2022 Hướng dẫn thực tập

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Đà Nẵng, ngày…..tháng...năm 2022 Giảng viên phản biện

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu THỰC TIỄN áp DỤNG PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP hợp ĐỒNG MUA bán HÀNG HOÁ tại TOÀ án NHÂN dân QUẬN sơn TRÀ, TP đà NẴNG (Trang 34 - 40)

w