3.1.2 .Yếu tố khó khăn
3.3. Giải pháp
3.3.3. Tăng cường công tác tuyên truyền giới thiệu về hoạt động văn hóa
Công tác tuyên truyền tuy được triển khai rộng khắp song vẫn còn những khó khăn, bất cập. Đơn cử như một số người dân chưa thực sự quan tâm đúng mức đến việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật, dẫn đến việc triển khai chậm, chưa rộng rãi đến các tầng lớp nhân dân. Cần phải khuyến khích người dân tuyên truyền, gìn giữ nét văn hóa độc đáo vốn có của người dân thông qua các văn bản, các thông báo từ trưởng bản luôn thực hiện đúng và không vi phạm.
Để hoạt động văn hóa có thể duy trì và hoạt động đều đặn cần phải có sự thúc đẩy và hỗ trợ từ những đơn vị cơ quan nhà nước. Cần có nhiều ưu đãi cho nhưng hoạt động văn hóa ưu tú và hiệu quả nhằm thúc đẩy vai trò và ý nghĩa của hoạt động văn hóa trong hoạt động văn hóa gắn với phát triển du lịch.
Với mục đích đưa bản Lác trở thành khu du lịch văn mình cần phải nỗ lực tuyên truyền, giới thiệu về hoạt động quản lý văn hóa. Để có thể tăng cường truyên truyền và giới thiệu về văn hóa của người Thái là tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa giành cho học sinh của các trường học vừa tuyên truyền hoạt động văn hóa vừa là hoạt động vui chơi giả trí thoải mái lành mạnh giuso con em chúng ta hiểu và chân trọng nền văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Thực tế phát triển loại hình du lịch cộng đồng ở nhiều địa phương trong toàn tỉnh thời gian qua đã chứng minh, điểm quan trọng nhất làm nên sức hấp dẫn của loại hình du lịch này chính là bản sắc văn hóa truyền thống của các cộng đồng dân tộc bản địa. Du khách thập phương tìm đến với những bản du lịch cộng đồng trước hết là để được trải nghiệm, được khám phá những gì thuộc về văn hóa truyền thống trong sinh hoạt đời sống, trong lao động sản xuất của dân. Và điều níu giữ họ, tạo cho họ hứng thú là sự độc đáo của văn hóa vùng miền, là nét riêng có của mỗi bản du lịch cộng đồng, của mỗi địa phương chứ không phải là những công trình xây dựng hiện đại hay những dịch vụ đi kèm.
Các nhà quản lý tại bản Lác cần phải thúc đẩy bà con trong bản tham gia và các hội văn hóa các dân tộc, các liên hoan văn hóa dân tộc của huyện, tỉnh, thành phố thậm chí là cả quốc gia. Với mục đích giới thiệu, quảng bá nền văn hóa Thái ở bản Lác được rộng dãi hơn và càng ngày càng trở nên quy mô hơn nhiều người biết tới hơn. Không chỉ những vậy cần phải khuyến khích người dân tham gia vào các liên hoan về du lịch, tham gia vào các phóng sự hoặc tự quảng bá sinh hoạt văn hóa của mình bằng hình thức quay video, tham gia vào các chương trình truyền hình nhằm quảng bá, giới thiệu văn hóa người Thái tại bản Lác cùng với đó giúp cho văn hóa của người Thái Mai Châu có thể được vươn xa hơn nữa trong tương lai.
Cần phải thường xuyên khuyến khích người dân trong bản phải luôn giữ nét sinh hoạt văn hóa truyền thống. Để giữ và tuyên truyền quảng bá văn hóa của người Thái, mỗi cá nhân sinh hoạt trong bản đều phải có ý thứ gìn giữ và bảo tồn nguyên trạng các sinh hoạt thường ngày như : trồng lúa, để cao nuôi cá, và tham gia các lễ tết đều phải thực hiện đúng quy chuẩn mà trưởng bản đã đề ra.
3.3.4. Xã hộ i hoá công tác tổ chứ c hoạ t đ ộ ng nghệ
thuậ t không chuyên
Để phong trào văn nghệ quần chúng được phát triển đồng đều cả về số lượng và chất lượng, bên cạnh việc đôn đốc các đội văn nghệ cơ sở chú trọng đầu tư tập luyện, xây dựng các tiết mục văn nghệ mang bản sắc văn hóa dân tộc còn chủ động xã hội hoá, vận động xây dựng quỹ để tự trang bị tăng âm, loa đài, nhạc cụ, trang phục phục vụ luyện tập, biểu diễn và tổ chức các buổi giao lưu, biểu diễn văn nghệ phục vụ nhân dân tại địa phương. Bên cạnh đó, Phòng Văn hóa và Thông tin và Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện đã phối hợp với các xã mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ nòng cốt, hạt nhân văn nghệ cơ sở, trong đó chú trọng việc hướng dẫn, bảo tồn và phát huy các loại hình văn hoá, văn nghệ đặc sắc truyền thống của dân tộc. Từ đó, các hạt nhân văn nghệ nòng cốt sẽ là cơ sở để thúc đẩy phong trào văn nghệ quần chúng ngày càng lan tỏa rộng khắp trên địa bàn.
Một là, cụ thể hóa các lĩnh vực ưu đãi đầu tư đối với văn hóa dân tộc; lĩnh vực sản xuất, dịch vụ khác cần khuyến khích; lĩnh vực đào tạo, công tác sưu tầm nghiên cứu bảo tồn các di sản văn hóa dân tộc; Có cơ chế hỗ trợ đối với các tư nhân đã tham gia xã hội hóa các hoạt động văn hóa như các đoàn nghệ thuật tư nhân, cơ chế thu hút sự đầu tư trong việc xây dựng các công trình văn hóa, tu bổ, khai thác, sử dụng các di tích thắng cảnh...
Có cơ chế ưu đãi đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.
Hai là, có chính sách ưu đãi với những người làm nghệ thuật không chuyên. Ví như khi những nghệ sĩ không chuyên trong bản đi làm văn nghệ phụ vụ du lịch mà còn để phục vụ cho nhân dân trong huyện hoặc các dịp lễ hội đều cần đến lực lượng những người văn nghệ trong bản để phục vụ nhân dân và bà con toàn huyện.
Ba là, đa dạng hóa các hình thức văn nghệ trong bản bởi du khách khi đến với bản Lác không chỉ những người già, phụ huynh mà cả các em học sinh đang tuổi trường thành cần có những tiết mục văn nghệ phù hợp với lứa tuổi của mỗi đối tượng khách, cần phải thay đổi các tiết mục văn nghệ sao cho phù hợp. Có chính sách cho các trưởng nhóm múa đi học hỏi đào tạo các điệu múa làn điệu truyền thống của dân tộc Thái lân cận nhằm trau dồi, học hỏi và phát triển đa dạng hơn các điệu múa dân tộc Thái.
Bốn là, đào tạo các nghệ nhân học và hiểu biết tiếng nước ngoài nhiều hơn để giao tiếp và truyền đạt được giá trị, ý nghĩa của các sinh hoạt văn hoa đặc trưng của người Thái tại bản Lác, Mai Châu.
Năm là, có chính sách và chế tài cụ thể đối với những tổ chức, cá nhân hộ gia đình kinh doanh du lịch. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn để ạo ra tính đồng bộ, hiệu quả trong văn hóa kinh doanh tại bản Lác. Tạo điều kiện để các hộ gia đình, cá nhân phát huy khả năng tự chủ, tích cực nhưng chính quyền địa phương cần có sự kiểm tra, hướng đãn, niêm yết bảng giá cụ thể các dịch vụ.
Sáu là, khuyến khích các hình thức hiến tặng sản phẩm văn hóa (vật thể và phi vật thể) cho sự phát triển văn hóa tại Mai Châu nói chung và bản Lác nói riêng, đặc biệt là các sản phẩm văn hóa bổ trợ cho việc bảo tồn và phát huy sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Thái tại bản Lác, xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu.
Để cho công tác tổ chức cá hoạt động nghệt huật trở nên chuyên nghiệp hơn. Để cho các hoạt động nghệ thuật được chuyên nghiệp hơn mỗi người cần phải chăm chỉ rèn luyên học tập và tích lũy những điều tốt đẹp trong các hoạt động chuyên nghiệp, phải có quy định cho mỗi đội văn nghệ để các hoạt động quản lý được quy củ và chuyên nghiệp hơn.