3.1.2 .Yếu tố khó khăn
3.3. Giải pháp
3.3.5. Tăng cường quản lý sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa
Để tăng cường sinh hoạt quản lý tín ngưỡng văn hóa cần phát huy vai trò của trưởng bản, già làng, các tổ chức sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa. Các cơ quan quản lý nhà nước Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Mai Châu phát huy vai trò kiểm tra, giám sát định hướng cho sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa đúng với chính sách, pháp luật của Nhà nước về văn hóa dân tộc.
Cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, một số nét văn hóa truyền thống, làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc, nghề thủ công truyền thống của các dân tộc thiểu số ở nhiều địa phương đang dần bị mai một. Vì vậy, để đẩy mạnh công tác giữ gìn, bảo tồn, phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa, nghệ thuật truyền thống trong đồng bào các dân tộc thiểu số, thời gian tới, cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân đồng thời coi trọng công tác bảo tồn di sản văn hóa của dân tộc Thái. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân nghiên cứu, truyền dạy và giới thiệu các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đến công chúng. Đó là cơ sở để đáp ứng nhu cầu sáng tạo, thưởng thức các giá trị văn hóa của người dân cũng như góp phần phát huy có hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc Thái tại bản Lác trong thời kỳ mới.
Để sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa tại khu du lịch bản Lác được hoàn thiện hơn huyện cần có nhiều ưu đãi cho các nghệ nhân, tìm hiểu và đầu tư phục dựng lại các lễ hội. Nhằm duy trì, gìn giữ nét văn hóa độc đáo của dân
tộc Thái tại bản Lác phòng văn hóa nói riêng và huyện Mai Châu nói chugn cần có nhiều chính sách và các hoạt động nhằm thúc đẩy và gìn giữ các phong tục, tập quán, các lễ hội, văn hóa ẩm thực, trang phục, chữ viết của người Thái để nền văn hóa của người Thái Mai châu luôn giữ được nét văn hóa truyền thống của mình.
Nhằm phát triển và duy trì được các hoạt động văn hóa tín ngưỡng cần phải mở các lớp, các khóa học ngoại khóa cho học sinh tại các trường trung học cơ sở. trung học phổ thông. Để có thể gìn giữ các hoạt động văn hóa tại bản Lác không chỉ từ người dân tong bản mà còn các học sinh toàn huyện vói mục đích giúp các em nắm bắt và hiểu được giá trị văn hóa Thái có vai trò rất quan trọng trong thời kì phát triể hiện đại ngày này
Các hoạt động tín ngưỡng văn hóa vùng Tây Bắc nói chung và của bản Lác Mai Châu nói riêng đều mang những đặc trưng văn hóa vô cùng quý giá. Các lễ hội được hình thành từ nhu cầu của đời sống xã hội trong cộng đồng các dân tộc. Thông qua lễ hội, con người giao tiếp với thần linh, siêu nhiên, bày tỏ ý nguyện của mình với trời, thể hiện ước muốn của con người là muốn làm chủ mặt đất, bầu trời, làm chủ lòng đất, làm chủ chính bản thân cuộc sống của mình. Các lễ hội được tổ chức nhằm tập hợp, huy động sức mạnh cộng đồng. Bảo tồn lễ hội không có nghĩa là giữ nguyên xi như ngày xưa, mà cần phát huy những mặt tốt, loại bỏ những yếu tố không tốt, song không được thay đổi bản chất lễ hội. Lễ hội là của cộng đồng, cộng đồng ấy phải đóng vai trò như đời sống tâm linh, và cũng là có vị trí không thể rời bỏ.
Đẩy mạnh thực hiện và nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sông văn hóa” ở khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới. Mở rộng hoạt động, đưa phong trào đi vào chiều sâu, có kết quả thiết thực, trở thành phong trào của toàn dân. Xây dựng cộng đồng thôn, bản, tổ dân phố văn hóa góp phần tăng cường "tình làng, nghĩa xóm",
tương trợ giúp nhau cùng tiến bộ; tạo điều kiện cho nhân dân được hưởng thụ và sáng tạo văn hóa, thực hiện tốt nếp sống văn minh, bảo vệ môi trường, ngăn chặn, đây lùi các tệ nạn xã hội; giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo, đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển, đạt chuẩn về văn hóa; phát huy các giá trị tốt : đẹp, đồng thời loại bỏ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, xây dựng nêp sông văn hóa tiến bộ, văn mỉnh, nhất là trong việc cưới, việc tang và lễ hội.