6. Bố cục của đề tài
2.1.2. Thực trạng phát triển du lịch Hải Phòng
Trong những năm qua, du lịch Hải Phòng đã có nhiều khởi sắc và đạt đƣợc những tiến bộ vững chắc nhƣng vẫn chƣa khai thác hết đƣợc tiềm năng, thế mạnh của thành phố.
Nhiều loại hình du lịch đặc thù đƣợc hình thành nhƣ du lịch sinh thái biển, du lịch văn hóa và khảo cứu nông thôn, tham quan thành phố. Mặt khác, Hải Phòng đang dần hình thành các sản phẩm du lịch kết hợp với thể thao, đầu tƣ kinh doanh, du lịch báo chí, du lịch dân dã…
Hiện trên địa bàn thành phố có 6 tuyến du lịch: nội thành - Cát Bà, nội thành - Đồ Sơn, nội thành- Thủy Nguyên, tuyến du khảo đồng quê, tuyến Đồ Sơn- Kiến Thụy- Tiên Lãng và tuyến du lịch nội thành. Trong đó, các tuyến du lịch chủ yếu khai thác 3 loại hình: sinh thái biển; văn hóa và khảo cứu nông thôn; tham quan thành phố.
Hai tuyến du lịch sinh thái biển đi Đồ Sơn và Cát Bà đƣợc coi là chủ lực, khai thác mạnh nhất và hiệu quả nhất, thu hút chủ yếu, chiếm 2/3 lƣợng khách trong nƣớc và quốc tế đến Hải Phòng. Khách du lịch, đặc biệt là du khách quốc tế rất ƣa chuộng loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng tại các điểm đến nổi tiếng ở Cát Bà nhƣ vịnh Lan Hạ, làng chài Việt Hải, Xuân Đám, vƣờn quốc gia và hệ thống hang động, bãi tắm.
Thời gian gần đây, một số tàu du lịch quốc tế cập cảng Hải Phòng mở ra cơ hội phát triển cho loại hình du khảo đồng quê. Khách quốc tế rất thích thú khi đến tham quan, tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống và các làng nghề nổi tiếng, đƣợc trực tiếp tham gia các hoạt động cùng với nghệ nhân để tạo ra sản phẩm lƣu niệm cho chính khách du lịch.
Ngành du lịch thành phố hiện khai thác các tuyến du khảo đồng quê đến: Đồ Sơn, Kiến Thụy, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Thủy Nguyên. Trong đó, một số điểm đến đƣợc du khách ƣa thích là khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm; miếu Bảo Hà - Đồng Minh, làng múa rối nƣớc Nhân Hòa và đình Nhân Hòa.
Điểm đƣợc ghi nhận nhất của du lịch Hải Phòng thời gian qua là sản phẩm và tua tuyến du lịch đƣợc hình thành nhiều, nhƣng nhìn nhận sâu sắc dễ dàng phát hiện sự nghèo nàn, chƣa có thƣơng hiệu mạnh, nhất là chƣa có nhiều tuyến du lịch liên thông với các địa phƣơng trong vùng và quốc tế. Ở một khía cạnh khác, nhiều lễ hội dân gian trên địa bàn khá độc đáo với bản sắc văn hóa riêng, thu hút du khách nhƣng chƣa đƣợc quảng bá tốt, bao gồm cả lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn.
Một trong những điều đƣợc dƣ luận quan tâm là, thời gian qua du lịch Hải Phòng thu hút nhiều nhà đầu tƣ với những dự án phát triển du lịch liên tiếp đƣợc cấp phép. Tuy nhiên, theo đánh giá của các sở, ngành chức năng nhƣ Sở Kế hoạch - Đầu tƣ; Sở Tài nguyên Môi trƣờng, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, các dự án đầu tƣ còn manh mún, chắp vá, nhiều dự án chậm hoặc không triển khai. Công tác lập quy hoạch phát triển du lịch chậm, quản lý quy hoạch yếu cộng với quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ phát triển du lịch thiếu đồng bộ, nặng về thủ tục hành chính; giám sát sau đầu tƣ và trong quá trình thực hiện dự án yếu… Điều đó cho thấy môi trƣờng kinh doanh du lịch và đầu tƣ còn nhiều hạn chế, cần có những thay đổi trong giai đoạn phát triển tiếp theo.