Chương 3: Dự báo chính sách đối ngoại chung của EU – châ uÁ Thái Bình Dương và một số khuyến nghị cho Việt Nam
3.2.2. Quan hệ kinh tế thương mại, đầu tư giữa EU và Việt Nam: Liên
minh châu Âu là đối tác đáng tin cậy và hỗ trợ mạnh mẽ quá trình hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu. Hỗ trợ từ EU đóng góp cho việc thực hiện thành công các chính sách cải cách theo định hướng thị trường đã dẫn đến tiến bộ kinh tế vượt bậc của Việt Nam, góp phần năng cao vị thế, vai trò
của Việt Nam trong khu vực và thế giới. Với mức thu nhập bình quân đầu người của là 2.215 USD, Việt Nam đang được xếp là một quốc gia có thu nhập trung bình thấp. Năm 2016, EU là một trong những thị trường ngoài nước quan trọng nhất của Việt Nam (EU xếp thứ hai sau Mỹ). EU nhập khẩu 19,5% tổng lượng xuất khẩu của Việt Nam năm 2016. Thương mại hai chiều tăng 9.5% chủ yếu là do tỷ lệ tăng trưởng ấn tượng của hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU, điều này đã làm cho tỷ lệ tăng năm sau so với năm trước là 10% (34 tỷ USD). EU cũng là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam sau Trung Quốc và Hoa Kỳ. Đặc biệt, khoản thặng dư thương mại liên tục gần 22,9 tỷ USD mà Việt Nam có được trong giao thương với EU giúp cân bằng đáng kể thâm hụt thương mại khổng lồ của Việt Nam với Trung Quốc và Hàn Quốc và dẫn tới kết quả thặng dư thương mại khoảng 2,68 tỷ USD. Do vậy, 2016 đánh dấu một năm nữa mà trong đó Việt Nam có được thặng dư thương mại kỷ lục với EU. Hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU tập trung vào các sản phẩm sử dụng nhiều lao động bao gồm hàng điện tử lắp ráp/điện thoại, giầy dép, hàng dệt may, cà fê, hải sản và đồ gỗ. Hàng xuất khẩu chính của EU vào Việt Nam là các sản phẩm công nghệ cao, bao gồm nồi hơi, máy móc & sản phẩm cơ khí, máy móc & thiết bị điện, dược phẩm và các loại xe. Việc mở rộng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU được hưởng lợi đáng kể từ
Hệ thống Ưu đãi Thuế quan Phổ cập của EU (Generalised Scheme of Preferences (GSP) tạo điều kiện cho xuất khẩu hàng hóa từ các nước đang phát triển vào EU. Về Đầu tư của EU vào Việt Nam: Liên minh châu Âu là một trong những nguồn đầu tư nước ngoài quan trọng nhất của Việt Nam. Theo Cục Đầu tư Nước ngoài của Bộ Kết hoạch và Đầu tư, các nhà đầu tư từ 23 trong tổng số 28 Nước Thành viên EU đã đầu tư một lượng vốn FDI theo cam kết là 21,77 tỷ USD vào 1903 dự án trong vòng 26 năm qua (tính đến cuối năm 2016). Trong năm 2016, các nhà đầu tư từ EU đã rót 478,4 triệu
USD vào 162 dự án tại Việt Nam. Xếp hạng của EU đã bị tụt xuống hàng thứ 7 so với con số 3 của năm 2015 trong số những đối tác FDI lớn nhất của Việt Nam. [29]
Dự án Chương trình Hỗ trợ Chính sách Thương mại và Đầu tư của châu Âu dự án trọng điểm trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, tăng trưởng toàn diện và giảm nghèo ở Việt Nam. Dự án này đã rất hữu hiệu trong việc hỗ trợ các nỗ lực đàm phán của Việt Nam trong quá trình gia nhập WTO và trong Hiệp định FTA EU-Việt Nam sau này. Dự án này cũng tiếp tục giúp đỡ Việt Nam hội nhập sâu hơn vào các hệ thống thương mại toàn cầu, ASEAN và tiểu vùng. Dự án này hỗ trợ Bộ Công Thương Việt Nam và các bộ, cơ quan liên quan trong việc tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư quốc tế bền vững thông qua việc cải thiện năng lực hoạch định chính sách, tham vấn chính sách và việc thực thi các cam kết liên quan, nhất là đối với FTA EU-Việt Nam.
Về quan hệ thương mại giữ vai trò quan trọng trong chiến lược phát
triển kinh tế của Việt Nam. Năm 2012, EU và Việt Nam đã chính thức triển khai đàm phán Hiệp định Thương mại tự do (FTA). Sau 14 vòng đàm phán, quá trình đàm phán FTA này đã chính thức hoàn thành. Năm 2015, tại thủ đô của nước Bỉ, FTA EU-Việt Nam là một hiệp định hiện đại và toàn diện. Hiệp định gỡ bỏ gần như toàn bộ thuế quan trong thương mại hàng hóa giữa hai nền đối tác. Đây chính là niềm tin chung giữa EU và Việt Nam về việc thương mại có vai trò thiết yếu đối với sự tăng trưởng, tạo công ăn việc làm và phát triển bền vững cho Việt Nam cũng như đem lại lợi ích lớn cho đối tác EU. Hiệp định này sẽ tạo ra những cơ hội tiếp cận thị trường mới trong lĩnh vực dịch vụ và đầu tư. Việt Nam đã đồng ý với việc tự do hóa thương mại trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, viễn thông, giao thông, bưu chính và chuyển phát nhanh. Trong lĩnh vực đầu tư, Việt Nam sẽ mở cửa thị trường cho các doanh nghiệp của EU. Trong lĩnh vực mua sắm chính phủ, EU và Việt Nam
đã đạt thoả thuận về nguyên tắc đảm bảo phù hợp với các quy định trong Hiệp định Mua sắm Chính phủ (GPA) của WTO. Hiệp định này cũng sẽ tăng cường việc bảo vệ những Chỉ dẫn Địa lý đại diện cho những sản phẩm nông sản hàng đầu EU. Những Chỉ dẫn Địa lý của Việt Nam cũng sẽ được công nhận và bảo hộ tại EU thông qua hiệu lực của Hiệp định này. FTA giữa EU và Việt Nam bao gồm một chương toàn diện và có nội dung cam kết mạnh mẽ về Thương mại và Phát triển Bền vững, bao trùm các vấn đề về lao động và môi trường có liên quan trong quan hệ thương mại giữa EU và Việt Nam. Những cam kết đối với những tiêu chuẩn lao động cốt lõi và các Công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đảm bảo cả hai bên tôn trọng những quyền cơ bản của người lao động. Những lĩnh vực như Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp và những cơ chế hợp tác thương mại có đạo đức và công bằng cũng được đặc biệt chú trọng. [29] FTA này cũng sẽ thiết lập một cấu trúc chuyên biệt để đảm bảo việc thực thi đầy đủ chương trên, bao gồm cả những cơ chế đảm bảo sự tham gia của các thành phần kinh tế, xã hội và môi trường độc lập ở cả EU và Việt Nam. Hiệp định cũng sẽ bao hàm một mối liên kết có ràng buộc về mặt pháp lý với Hiệp định Đối tác và Hợp tác Toàn diện (PCA) trong đó chi phối mối quan hệ toàn diện giữa EU và Việt Nam, qua đó đảm bảo rằng nhân quyền, dân chủ, và pháp quyền là những thành phần thiết yếu trong mối quan hệ thương mại song phương của hai bên.Vào tháng 6 năm 2016, Phái đoàn EU tại Việt Nam đã phát hành Sách hướng dẫn về Hiệp định Thương mại tự do EU-Việt Nam. [29]