Nhận xét chung quan hệ hợp tác EU-Việt Nam và một số khuyến nghị đối với Việt Nam : EU là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong nhiều lĩnh

Một phần của tài liệu Luanvan_VuBinhMinh (Trang 65 - 70)

Chương 3: Dự báo chính sách đối ngoại chung của EU – châ uÁ Thái Bình Dương và một số khuyến nghị cho Việt Nam

3.3. Nhận xét chung quan hệ hợp tác EU-Việt Nam và một số khuyến nghị đối với Việt Nam : EU là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong nhiều lĩnh

Việt Nam: EU là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong nhiều lĩnh

vực. Trao đổi thương mại Việt Nam – EU vẫn tiếp tục đà tăng trưởng. EU cũng là nhà cung cấp viện trợ phát triển chính cho Việt Nam. Các nhà đầu tư EU đã có mặt tại hầu hết các ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam. Các dự án đầu tư của EU có hàm lượng và tỷ lệ chuyển giao công nghệ cao, phương pháp quản lý tiên tiến, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Đặc biệt, liên tục trong những năm qua, EU luôn là một trong những đối tác viện trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam. Các khoản viện trợ của EU luôn đáp ứng các lĩnh vực ưu tiên của ta như xóa đói giảm nghèo, y tế, giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực và hội nhập quốc tế. Các hợp tác song phương làm minh bạch, thỏa đáng giữa hai đối tác gồm chương trình hợp tác khu vực và theo chủ đề cho các tổ chức xã hội dân sự, môi trường, bình đẳng giới v.v…

Tài trợ không hoàn lại và các khoản vay của EU cho Việt Nam phù hợp với các ưu tiên kinh tế-xã hội của quốc gia như đề ra trong Chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hội, và hỗ trợ các nỗ lực của chính phủ trong tái cơ cấu nền kinh tế với mục đích đảm bảo tăng trưởng dài hạn và phúc lợi cho người dân. EU đã phân bổ hỗ trợ phát triển cho các lĩnh vực mà Việt Nam cần cải cách liên tục nhằm tối đa hóa hợp lực giữa các chính sách của chính phủ và chương trình hỗ trợ phát triển, nhờ đó góp phần thực hiện mục tiêu tổng thể của tăng trưởng hài hòa và bền vững, giảm nghèo và bình đẳng và hội nhập kinh tế thế giới. Tăng cường an sinh xã hội, y tế và giáo dục; hỗ trợ môi trường kinh doanh thuận lợi và hội nhập khu vực sâu hơn; nông nghiệp bền vững và năng lượng sạch, giúp cung cấp các biện pháp an toàn chống lại các cú sốc từ bên ngoài và biến các thách thức về an ninh lương thực và biến đổi khí hậu thành các cơ hội phát triển.

Liên Minh châu Âu trở thành đối tác quan trọng, một thị trường rộng lớn, có khả năng tiêu thụ nhiều loại sản phẩm của Việt Nam. Đồng thời EU cũng là một khu vực có nền kinh tế phát triển cao, có thể đáp ứng các yêu cầu nhập khẩu thiết bị công nghệ nguồn và nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam. Quan hệ hợp tác giữa EU và Việt Nam phát triển tốt đẹp cả cấp độ song phương, khu vực và đa phương. Trên cấp độ song phương: Tăng cường hiểu biết lẫn nhau thông qua tăng cường mối liên hệ giữa con người với nhau, đặc biệt giới thiệu về những quốc gia thành viên mới của EU. Tăng cường các mối liên hệ chính trị, phát huy hiệu quả của các sự kiện đa phương nhằm giảm thiểu sự lãng phí thời gian. Tiếp tục trao đổi trong lĩnh vực cải cách luật lệ để giúp cho nền kinh tế hai bên tăng sức cạnh tranh. Nỗ lực để duy trì mối quan hệ thương mại hoà bình. Trên cấp độ khu vực: Cùng nhau tìm ra hướng đầu tư hiệu quả nhất để tăng cường sự hợp tác.

Hợp tác theo hướng hội nhập và chia sẻ kinh nghiệm và hiểu biết, không chỉ là hiểu cách vượt qua những khó khăn về mặt lịch sử và làm cách nào để hoà hợp với cả những đối tác lớn hơn hay nhỏ hơn mà còn xúc tiến hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Hợp tác để giải quyết những xung đột khu vực, đặc biệt thông qua mối liên hệ với “quyền lực mềm”. Hoà hợp trong việc hợp tác trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực tiền tệ - đồng Euro chính là một ví dụ về việc kết hợp một hệ thống tiền tệ với việc thực hiện các chính sách tài chính và xã hội khác nhau. Trên cấp độ đa phương: Tiếp tục cổ vũ và tán thành tiến trình đa phương hoá như một nhân tố chủ chốt cho việc quản lý quốc tế hiệu quả để hướng theo tiến trình toàn cầu hoá. Kết hợp sức mạnh của các đối tác, chủ thể quốc tế góp phần vào sự thành công của vòng đàm phán Doha.[44]

Bên cạnh những kết quả tốt đẹp của quan hệ hợp tác giữa EU và Việt Nam, hai đối tác cần đẩy mạnh hơn nữa mối quan hệ hợp tác nhiều mặt đáp ứng vị thế, vai trò to lớn của hai bên trên trường quốc tế cũng như tiềm năng rộng lớn của hai đối tác. EU là một tập hợp của các quốc gia có nhiều thế mạnh, nhiều phân khúc thị trường, nhiều doanh nghiệp ở mức độ phát triển khác nhau, do vậy, Việt Nam cần có chính sách hợp tác phát triển khác nhau phù hợp với từng đối tác, chủ thể của EU. Ngoài phát triển mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư, tài chính, ngân hàng,…Việt Nam nên tăng cường hợp tác về giáo dục, đào tạo, khoa học kỹ thuật với từng nước, chủ thể của Liên minh EU nhằm phát huy tối đa thế mạnh của từng đối tác. Quan hệ hợp tác quốc tế trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lợi ích của nhau, phù hợp với thể chế và luật pháp quốc tế sẽ giúp cho Việt Nam ngày càng có vị thế tốt hơn với các đối tác của Liên minh châu Âu.

Hợp tác phát triển với EU và các nước thành viên, Việt Nam không đặt nặng lợi ích kinh tế lên tất cả. Mỗi đối tác ở EU có thế mạnh, đặc điểm riêng,

Việt Nam cần phát huy sự hài hòa để thu được nhiều thành quả nhất có thể trên nguyên tắc tôn trọng lợi ích của đối tác.

Trên cấp độ đa phương, quan hệ hợp tác phát triển với EU, Việt Nam cần chủ động nâng cao vai trò, vị thế của EU trên bàn cờ thế giới bằng tôn trọng lợi ích của EU, đồng thuận với tiếng nói của EU ở các diễn đàn đa phương, Liên hợp quốc, giải quyết các vấn đề toàn cầu hay xử lý các cuộc khủng hoảng trên thế giới. Đề cao tiếng nói đồng thuận với EU và các nước thành viên trên các diễn đàn quốc tế đem lại lợi ích lớn trong hợp tác phát triển với EU và các thành viên.

Hợp tác phát triển với EU và các nướ thành viên còn nhiều hạn chế, khó khăn vì sự khác biệt của Việt Nam với các đối tác này: quy mô nền kinh tế Việt Nam nhỏ, sản phẩm của nền công nghiệp Việt Nam chưa thật tốt, doanh nghiệp Việt Nam nhỏ, khả năng tiêu thụ của thị trường Việt Nam còn thấp với các sản phẩm chất lượng cao của EU, trình độ khoa học kỹ thuật của Việt Nam còn thua kém Eu nhiều, hay khác biệt về văn hóa, xã hội…Nhưng Việt Nam cần có sự chủ động, tích cực, năng động về hợp tác phát triển với các đối tác EU nhằm tìm được tiếng nói chung đem lại lợi ích cao nhất có thể cho cả hai bên.

Tiểu kết chương 3:

Sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế năm 2008, EU đã có những điều chỉnh chiến lược trong quan hệ hợp tác với các quốc gia, khu vực trên thế giới. Quan hệ hợp tác phát triển giữa EU và Việt Nam cũng được tăng cường, sâu rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Hợp tác phát triển, quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư của EU với Việt Nam là điểm sang trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế quốc tế của Việt nam. EU hợp tác với Việt Nam không phân biệt sự khác biệt về thể chế chính trị hay rang buộc về các

yếu tố chính trị khác. EU mở rộng giúp đỡ, hỗ trọ Việt Nam mọi mặt từ thương mại, đầu tư, viện trợ phát triển, nâng cao năng lực quản lý đất nước đến các lĩnh vực an ninh, quốc phòng, trang bị kỹ thuật quân sự, hợp tác chính trị, đối ngoại sâu rộng. Mối quan hệ hợp tác phát triển toàn diện giữa Việt Nam và EU cùng các nước thành viên trên cả cấp độ song phương và đa phương giúp cho Việt Nam đạt nhiều thành tựu trên con đường hội nhập vào nền kinh tế thế giới và nâng cao vai trò,vị thế của Việt Nam trong khu vực ASEAN cũng như trên trường quốc tế. Việt Nam sẵn sàng cùng EU và các nước thành viên liên minh mở rộng hợp tác, phát triển các mối quan hệ sâu rộng và mạnh mẽ hơn. Hai bên luôn chủ động tìm các mặt còn hạn chế trong quan hệ hợp tác để cùng nâng tầm mối quan hệ hợp tác hài hòa với lợi ích của nhau và góp phần vào sự phát triển trung của nền hòa bình thế giới.

Một phần của tài liệu Luanvan_VuBinhMinh (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w