X. Tuyến trùng thực vật
3. Các nhóm tuyến trùng ký sinh gây hại quan trọng ở thực vật
3.1. Tuyến trùng sần rễ Melodogyne spp
Tuyến trùng sần rễ (root-knot nematodes) được coi là nhóm tuyến trùng ký sinh quan trọng nhất. Nhóm tuyến trùng này phân bố rộng khắp thế giới và ký sinh ở hầu hết các cây trồng quan trọng ở các vùng khí hậu khác nhau. Chúng gây nên giảm sản lượng thu hoạch cũng như chất lượng sản phẩm cây trồng.
3.2. Tuyến trùng nội ký sinh di chuyển Pratylenchidae
Các loài tuyến trùng thuộc các giống Pratylenchus, Radopholus và Hirschmanniella của họ Pratylenchidae là nhưng loài tuyến trùng nội ký sinh di chuyển ở rễ của các thực vật bậc cao. Đây là nhóm tuyến trùng ký sinh tương đối phổ biến và khá quan trọng ở cây trồng Việt Nam. Đặc biệt, gần đây các loài Radopholus spp. cũng được phát hiện có mặt ở Việt Nam, không những thế chúng còn được xem là đối tượng ký sinh và gây hại quan trọng trên sầu riêng và cà phê ở một số tỉnh Tây Nguyên.
3.3 Tuyến trùng bán nội ký sinh Rotylenchulus spp. và Tylenchulus spp
Các loài tuyến trùng bán nội ký sinh xâm nhập vào rễ chỉ phần trước cơ thể của chúng, phần sau cơ thể vẫn nằm bên ngoài rễ và phình to ra. Do kiểu ký sinh này tuyến trùng mất đi khả năng chuyển động và trở thành ký sinh tại chỗ hoặc bán nội ký sinh. Các loài tuyến trùng bán nội ký sinh thuộc 2 giống là Rotylenchulus và Tylenchulus. Đây cũng là nhóm ký sinh gây hại khá phổ biến ở nhiều cây trồng trên thế giới và cây trồng Việt Nam.
228
3.4. Tuyến trùng thân Ditylenchus spp
Giống tuyến trùng Ditylenchus gồm khoảng 50 loài khác nhau trong đó chỉ có 3 loài ký sinh gây hại rất quan trọng các phần thân và củ ngầm dưới đất, thân và các phần khác trên mặt đất nên thường gọi chúng là tuyến trùng thân. Phần lớn các loài khác sống ở trong đất và dinh dưỡng bằng nấm (thực chất là ký sinh các loài nấm nhỏ).
3.5. Tuyến trùng ngoại ký sinh rễ
Đặc điểm chung của hầu hết các loài thuộc nhóm này là khi ký sinh chúng chỉ dùng kim hút chọc vào mô rễ để dinh dưỡng mà cơ thể vẫn nằm ngoài bề mặt của rễ. Tuy nhiên trong số các giống ngoại ký sinh người ta cũng đã xác định một số loài thuộc các giống như Tylenchorhynchus, Helicotylenchus, Scutellonema đôi khi cũng gặp bên trong rễ như là những loài nội ký sinh rễ. Tuy nhiên, kiểu nội ký sinh này của chúng không phải là nội ký sinh điển hình và cũng không phải là phương thức bắt buộc mà chỉ là tạm thời. Mặt khác các loài này không tạo ra một cơ chế chuyên hóa như những nhóm nội ký sinh điển hình.
3.6. Tuyến trùng hại chồi lá
Tuyến trùng hại chồi, lá (Aphelenchoides fragariae0) : là loài ký sinh
không bắt buộc ở thực vật nhưng chúng cũng có khả năng gây hại đáng kể cho chồi và lá của một số thực vật. Vì vậy, các loài tuyến trùng này còn được gọi là tuyến trùng lá hoặc tuyến trùng chồi. Khi ký sinh tuyến trùng cũng gây thối rữa các chồi cây, chúng cũng có thể tạo thành các bướu dị dạng trên cây.
Tuyến trùng bạc lá lúa (Aphelenchoides besseyi). Loài tuyến trùng ký sinh
chuyên hóa trên cây lúa. Sự ký sinh của chúng làm cho đầu lá lúa bị trắng và sau đó hoại tử. Tuyến trùng ký sinh cũng gây cho các lá bao bông lúa bị cong queo và xoắn lại, làm cản trở sự trỗ bông, làm giảm kích thước bông, số lượng và kích thước hạt lúa, trong đó nhiều hạt bị lép.
Khi bông lúa chín, tuyến trùng chuyển sang trạng thái tiềm sinh và chúng có thể tồn tại 2-3 năm trong hạt khô. Tuyến trùng gây bệnh bạc trắng đầu lá lúa rất phổ biến ở các vùng trồng lúa trên thế giới.
229
trùng ký sinh chuyên hóa ở các cây giống dừa như dừa, cọ, cọ dầu. Chúng không tồn tại trong đất và không xâm nhập trực tiếp từ môi trường đất vào rễ cây mà được mang truyền bằng một loại côn trùng hại dừa khác gọi sâu đục thân dừa (Rinchopholus palmarum) thuộc họ vòi voi (Curculionidae). Tuyến trùng chỉ nhiễm vào các nhu mô của rễ, thân và lá. Tuyến trùng ký sinh tạo thành một vòng hẹp có màu đỏ (rộng 2 - 4 cm) nên còn gọi là bệnh vòng đỏ ỏ các mô hoại tử trong thân, cách vỏ ngoài thân 3 - 5 cm. Cho đến nay loài tuyến trùng này chỉ phân bố hạn chế ở các nước vùng Caribbe và châu Mỹ Latinh