Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI, TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Thuận An được Chính phủ quyết định thành lập vào ngày 13 tháng 01 năm 2011 trên cơ sở toàn bộ diện tích và nhân khẩu của huyện Thuận An với 07 phường và 03 xã. Đến cuối năm 2013, xã Bình Nhâm và xã Hưng Định được nâng cấp lên phường theo Nghị quyết số 136/NQ-CP ngày 29/12/2013 của Chính phủ. Đến 01/02/2020, thị xã Thuận An được nâng cấp lên thành phố theo Nghị quyết số 857/NQ-UBTVQH14 ngày 10/01/2020 của Ủy ban thường vụ Quốc hội [75].
Thị xã có tổng diện tích tự nhiên 8.369,21 ha và 382.034 nhân khẩu, có 10 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 9 phường: Lái Thiêu, An Thạnh, Vĩnh Phú, Bình Hòa, Thuận Giao, Bình Chuẩn, An Phú, Bình Nhâm, Hưng Định và 01 xã: An Sơn [9].
Hình 3.1. Sơ đồ vị trí thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương
Từ hình 3.1 có thể thấy thị xã Thuận An có địa giới hành chính được xác định: Phía Đông giáp thị xã Dĩ An; Phía Tây giáp Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh; Phía Nam giáp Quận 12 và Quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh; Phía Bắc giáp thành phố Thủ Dầu Một và thị xã Tân Uyên.
3.1.1.2. Địa hình
Địa hình của Thuận An có độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 1 đến 45m, cao nhất ở khu vực phía Bắc và Đông Bắc (thuộc Bình Chuẩn, An Phú, Thuận Giao) và thấp dần xuống Tây và Tây Nam (thuộc An Thạnh, An Sơn, Bình Nhâm, Lái Thiêu, Vĩnh Phú). Nhiều khu vực thuộc An Thạnh, An Sơn, Vĩnh Phú thấp hơn đỉnh triều cường
(1,5m) nên thường bị ngập khi triều cường, do vậy trong sử dụng đất cần chú ý vấn đề ngập nước.
Sự khác biệt về địa hình giữa 2 khu vực đã gây ảnh hưởng đáng kể đến phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Thuận An, đặc biệt đối với việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Tại khu vực có địa hình cao, điều kiện địa chất có kết cấu tốt và có khả năng thoát nước mưa thuận lợi, nên suất đầu tư xây dựng cơ bản thấp. Ngược lại, tại khu vực có địa hình thấp, thường bị ngập do ảnh hưởng của thủy triều và xả lũ của hồ Dầu Tiếng, nên suất đầu tư xây dựng cao.
3.1.1.3. Khí hậu
Thuận An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gần xích đạo, có 2 mùa mưa và khô, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa khô có số giờ nắng bình quân: 8 - 10 giờ/ngày và mùa mưa có số giờ nắng trung bình 4 - 6 giờ/ngày.
Độ ẩm không khí bình quân thấp nhất khoảng 60 - 65% vào các tháng mùa khô và cao nhất khoảng 80% vào các tháng mùa mưa.
Nhiệt độ trung bình năm ở trạm Sở Sao phổ biến ở mức từ 26,50C đến 270C, năm có nhiệt độ trung bình cao nhất là 2010 (27,50C) vượt so với trung bình nhiều năm 0,80C, và năm có nhiệt độ thấp nhất là năm 1996 (26,40C) thấp hơn trung bình nhiều năm 0,40C. Nhiệt độ trung bình năm từ 1980 đến 2010 xu thế tăng tuy nhiên tốc độ tăng rất nhỏ, khoảng 0,0090C/năm. Theo Phân viện Khí tượng Thuỷ văn (9/2013), phân bố nhiệt độ trong tương lai ở Bình Dương: nhiệt độ cao có xu hướng tăng ở phía Nam của tỉnh, thuộc Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An.
Chế độ bức xạ hàng năm tương đối ổn định và ít biến động giữa các mùa. Bức xạ tổng cộng hàng tháng đạt: 10,2 - 14,2 Kcal/cm2/năm.
Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.850 mm và chủ yếu phân bố vào mùa mưa, chiếm khoảng 85-95% tổng lượng mưa trong năm; mưa nhiều và mưa tập trung từ tháng 6 đến tháng 10 đã gây nên tình trạng ngập úng trong khoảng thời gian này. Do vậy, trong quy hoạch sử dụng đất, cần đặc biệt chú trọng đến phương án giảm thiểu ảnh hưởng do biến đổi khí hậu, đặc biệt là vấn đề ngập lụt đô thị.
3.1.1.4. Thuỷ văn
- Chế độ thủy văn trên địa bàn Thuận An chịu ảnh hưởng lớn bởi lưu lượng nước trên sông Sài Gòn được điều tiết bởi vận hành của hồ Dầu Tiếng và thủy triều. Sông Sài Gòn, đoạn chảy qua thị xã dài 20 km, với chiều rộng trung bình khoảng trên 100 m và độ dốc nhỏ (0,7%), khá thuận lợi cho phát triển giao thông đường thủy. Hồ Dầu Tiếng
nằm ở phía Tây Bắc huyện Dầu Tiếng, có dung tích thiết kế khoảng 1,5 tỷ m3 nước. Hoạt động điều tiết nước ở hồ Dầu Tiếng có ảnh hưởng đáng kể đến lưu lượng nước trên
sông Sài Gòn và thông qua sông này sẽ tác động đến chế độ thủy văn trên địa bàn thị xã Thuận An.
Mạng lưới sông rạch trên địa bàn thị xã Thuận An có mật độ 0,4 - 0,5 km/km2, khá thuận lợi cho tiêu thoát nước vào mùa mưa. Hiện nay có một số kênh rạch bị bồi lắng hoặc bị san lấp nên ảnh hưởng đến việc tiêu thoát nước mưa, nhất là thời gian triều cường (1,5 m) cùng lúc với mưa, gây ngập một số khu vực.