Kiện toàn hệ thống Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu BC-CL-2020-2050 (Trang 32 - 33)

VI. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP

3. Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý ngành

3.2. Kiện toàn hệ thống Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng

3.2.1. Kiện toàn hệ thống Kiểm lâm

Đến 2010, hệ thống tổ chức của lực lượng kiểm lâm được kiện toàn từ Trung ương đến địa phương: Cục Kiểm lâm trực thuộc Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và PTNT; ở địa phương có 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Chi cục Kiểm lâm trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn và có 01 Chi cục quản lý chất lượng Thủy sản và Kiểm lâm (ở tỉnh Vĩnh Long); 490 Hạt Kiểm lâm trực thuộc Chi cục Kiểm lâm. Ngồi ra, cịn có 46 Hạt, Trạm Phúc kiểm lâm sản trực thuộc Chi cục Kiểm lâm.

Quyết định số 1920/QĐ-TTg ngày 24/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của kiểm lâm giai đoạn 2014-2020; Theo đó, hệ thống tổ chức của lực lượng kiểm lâm được tiếp tục kiện toàn từ Trung ương đến địa phương.

Thực hiện Luật Lâm nghiệp 2017 và Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, hệ thống Kiểm lâm lại tiếp tục được kiện toàn.

Kiểm lâm Trung ương là Cục Kiểm lâm thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NN và PTNT quản lý nhà nước về bảo vệ rừng; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra cơng tác quản lý, bảo vệ rừng, phịng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp; tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp trên phạm vi toàn quốc; trực tiếp quản lý 4 Chi cục Kiểm lâm vùng I, II, III, IV và 6 Hạt kiểm lâm của 6 vườn quốc gia trực thuộc Tổng cục Lâm nghiệp là: Ba Vì, Tam Đảo, Cúc Phương, Bạch Mã, Cát Tiên và Yok Đôn.

3.2.2. Tăng cường lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng

Thực hiện Luật Lâm nghiệp 2017 và Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, các chủ rừng là tổ chức như các BQL RPH, RĐD và doanh nghiệp nhà nước được thành lập lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng. Đến nay có 512/1.093 chủ rừng là tổ chức (chiếm 46,84%) đã thành lập lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách với tổng số 6.590 người, trong đó có 230 viên chức và 4.560 lao động hợp đồng24.

Đến nay trong cả nước đã hình thành được 42.000 tổ đội quần chúng bảo vệ rừng. Đã có 58/63 tỉnh/thành phố thành lập Ban chỉ huy về những vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, với hơn 460/520 huyện có rừng và 4.816/5.985 xã có rừng thành lập các Ban chỉ huy để chỉ đạo, điều hành và kiểm tra đôn đốc các chủ rừng tổ chức thực hiện công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn; đồng thời trực tiếp chỉ huy công tác chống chặt phá rừng và chữa cháy rừng ở cơ sở.

3.2.3. Quản lý bảo vệ rừng cộng đồng

Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành các quyết định số 07/2012/QĐ- TTg, số 24/2012/QĐ-TTg và số 126/QĐ-TTg tạo khung pháp lý cho việc thực hiện đồng quản lý rừng, chia sẻ lợi ích, quyền và nghĩa vụ của ban quản lý RĐD và cộng đồng địa phương với nhấn mạnh chủ yếu tới tạo thu nhập và cải thiện sinh kế gắn liền với giao khốn bảo vệ rừng.

Diện tích rừng giao cho cộng đồng quản lý biến động mạnh, từ 591.768 ha năm 2006, giảm xuống còn 258.265 ha năm 2010, nhưng tăng mạnh lên 1.110.408 năm 2015. Tới cuối năm 2019, diện tích rừng đã giao cho cộng đồng là 1.216.982 ha, trong đó: rừng tự nhiên là 1.107.070 ha (chiếm 90,97% ) và rừng trồng là 109.911 ha (chiếm 9,03% tổng diện tích rừng giao cho cộng đồng). Việc Luật Lâm nghiệp 2017 quy định giao rừng và đất lâm nghiệp cho các cộng đồng dân cư, đặc biệt là các cộng đồng dân tộc thiểu số sống dựa vào rừng là một bước chuyển biến căn bản trong chính sách quản lý, bảo vệ rừng, góp phần thúc đẩy các mơ hình quản lý rừng cộng đồng đã và đang được thừa nhận ở nhiều địa phương hiện nay.

Một phần của tài liệu BC-CL-2020-2050 (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w