Phát triển cơ sở hạ tầng và hiện đại hóa ngành Lâm nghiệp

Một phần của tài liệu BC-CL-2020-2050 (Trang 68 - 74)

V. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

2. Nhiệm vụ phát triển lâm nghiệp

2.2. Phát triển cơ sở hạ tầng và hiện đại hóa ngành Lâm nghiệp

2.2.1. Sự cần thiết

Việc ứng dụng máy móc vào sản xuất lâm nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu: Hiện có tới 70% khối lượng cơng việc được làm bằng thủ cơng, áp dụng cơ giới hóa chỉ mới được thực hiện ở các khâu chặt hạ, vận chuyển, chế biến còn nhiều khâu sản xuất quan trọng chiếm tỷ lệ khối lượng cơng việc lớn như đào hố, trồng, chăm sóc, chữa cháy, vận xuất và bốc xếp thì tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa thấp khoảng 2-5%.

- Khâu trồng, chăm sóc và phát triển rừng: mặc dù tốn nhiều công sức lao động nhưng tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa chỉ đạt 3%; các cơng việc như cuốc hố trồng cây, đóng bầu ươm cây giống, trồng cây đều làm bằng tay;

- Tỷ lệ chữa cháy rừng bằng máy chỉ đạt 2%. Chữa cháy rừng hiện nay chủ yếu là dùng cành lá để dập lửa, chỉ một số rất ít các vườn quốc gia, trung tâm chữa cháy rừng được trang bị một số thiết bị nhưng số lượng cịn hạn chế và khơng đạt hiệu quả như mong đợi. Khâu phun thuốc trừ sâu bệnh hại cây lâm nghiệp hầu như khơng sử dụng thiết bị máy móc;

- Năng lực CBLS cịn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu thị trường, chủ yếu là sản phẩm thơ, tỷ lệ sản phẩm giá trị gia tăng cịn thấp, chủng loại chưa phong phú; chất lượng nguyên liệu và sản phẩm chế biến còn thấp; chưa tạo được sự găn kết chặt chẽ giữa công nghiệp chế biến với sản xuất nguyên liệu và thị trường tiêu thụ; trình độ cơ giới hóa cịn rất thấp; kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu áp dụng máy móc trong sản xuất; chính sách đối với CBLS chưa đồng bộ, tổ chức thực hiện chưa hiệu quả.

2.2.2. Mục tiêu

Đẩy mạnh cơ giới hóa, tự động hóa đồng bộ tại các vùng sản xuất lâm nghiệp hàng hóa tập trung. Đến năm 2030 phương thức sản xuất lâm nghiệp được thay đổi căn bản từ sản xuất thủ cơng sang cơ giới hóa đồng bộ tất cả các khâu ở các vùng trồng rừng tập trung quy mô lớn, từ các khâu làm đất, giống, trồng cây, chăm sóc, phịng trừ sâu bệnh, phịng chống cháy rừng, khai thác vận chuyển gỗ đạt trên 30%; phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam; phấn đấu để Việt Nam trở thành một trong những nước hàng đầu trên thế

giới về sản xuất, chế biến, xuất khẩu sản phẩm gỗ và lâm sản ngồi gỗ có thương hiệu uy tín trên thị trường thế giới.

Xây dựng ngành công nghiệp chế biến gỗ hiện đại trong khu vực và toàn cầu, gắn với xây dựng các khu công nghiệp quy mô lớn, doanh nghiệp lớn; phát triển công nghiệp phụ trợ để chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ ngành công nghiệp chế biến gỗ.

Đầu tư các nhà máy chế biến gỗ có cơng nghệ tiên tiến với công suất phù hợp với từng vùng nguyên liệu rừng trồng; áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa để giảm chi phí lao động, tiết kiệm và tận dụng nguyên liệu đưa vào chế biến, đồng thời tạo ra độ đồng đều và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Khuyến khích các dự án sử dụng phế phụ phẩm từ chế biến gỗ, sản xuất keo dán gỗ và phụ kiện cho công nghiệp chế biến gỗ.

2.2.3. Nội dung

- Phát triển kết cấu hạ tầng lâm nghiệp, tổ chức sản xuất lâm nghiệp: tổ chức lại vùng sản xuất tập trung theo định hướng phát triển các sản phẩm chủ lực phù hợp với lợi thế của từng vùng gắn với cơ giới hóa đồng bộ và kết nối với khu CBLS và dịch vụ thương mại; đẩy mạnh đầu tư, hoàn thiện kết cấu hạ tầng lâm nghiệp đáp ứng nhu cầu áp dụng máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất lâm nghiệp; phát triển các cụm liên kết chế biến gỗ gắn với vùng nguyên liệu rừng trồng theo vùng sinh thái;

- Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ, khoa học công nghệ: tăng cường đầu tư cho khoa học và công nghệ phục vụ phát triển cơ giới hóa lâm nghiệp và CBLS; đẩy mạnh xã hội hóa cơng tác nghiên cứu khoa học công nghệ, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào đầu tư phát triển cơ giới hóa lâm nghiệp và CBLS; ứng dụng công nghệ thông tin vào tất các các khâu trong chuỗi sản xuất, thương mại lâm sản;

- Phát triển thị trường cho máy móc, thiết bị sản xuất lâm nghiệp và sản phẩm lâm sản chế biến: đẩy mạnh xúc tiến thương mại, sử dụng máy lâm nghiệp sản xuất trong nước thông qua hệ thống khuyến lâm, khuyến công, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ; phát triển công nghiệp chế tạo máy, thiết bị lâm nghiệp, công nghiệp phụ trợ; tăng cường năng lực nghiên cứu, dự báo và thông tin thị trường, đa dạng hóa thị trường nhất là phát triển các thị trường tiềm năng, thị trường mới nổi; xây dựng và phát triển thương hiệu gỗ Việt;

- Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: xây dựng và triển khai các chương trình đạo tạo chuyên sâu trình độ đại học và sau đại học cho ngành cơ giới lâm nghiệp và CBLS; nâng cao trình độ về quản lý nhà nước, khoa học công nghệ, ngoại ngữ và kỹ năng thương mại quốc tế cho đội ngũ cán bộ làm công tác trong lĩnh vực cơ giới hóa lâm nghiệp và CBLS, phát triển thị trường;

- Xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu cơ giới hóa và CBLS: xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về cơng nghệ và tiến tới hình thành sàn giao dịch

khoa học cơng nghệ và định hướng đầu tư trong lĩnh vực cơ giới hóa lâm nghiệp và CBLS; xây dựng hệ thống, cập nhật thơng tin về cơ giới hóa và CBLS; tăng cường năng lực nghiên cứu, dự báo và thông tin thị trường; cập nhật thơng tin về chính sách thương mại của các quốc gia và của từng thị trường về thị phần, thị hiếu, giá cả, tiêu chuẩn sản phẩm, các rào cản… để tổ chức sản xuất, chế biến ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu của các nước nhập khẩu;

- Hợp tác và hội nhập quốc tế: đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế trong trao đổi kinh nghiệm và triển khai các dự án hợp tác phát triển về lĩnh vực cơ giới hóa lâm nghiệp và CBLS; triển khai thực hiện tốt nội dung thỏa thuận về lĩnh vực lâm nghiệp của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết; - Tăng cường năng lực sản xuất công nghiệp CBLS, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong CBLS để đáp ứng cơ bản các nhu cầu trong nước và xuất khẩu, cụ thể: đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước với giá trị sản phẩm gỗ, lâm sản

ngoài gỗ51 5 tỷ USD vào năm 2025 và trên 6 tỷ vào năm 2030; giá trị sản phẩm

gỗ, lâm sản ngoài gỗ xuất khẩu52 đạt 18 đến 20 tỷ USD vào năm 2025 và 23-25

tỷ vào năm 2030;

- Xây dựng trung tâm theo dõi, giám sát tài nguyên rừng đạt tầm cỡ khu vực; trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy rừng;

- Xây dựng 03 khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao và tiếp thị lâm sản tại 03 miền Bắc, miền Trung và miền Nam;

- Xây dựng và tổ chức thực hiện một số đề án, dự án về cơ giới hóa, hiện đại hóa ngành lâm nghiệp:

+ Phát triển kết cấu hạ tầng lâm nghiệp và tổ chức sản xuất lâm nghiệp theo chuỗi giá trị;

+ Phát triển nghiên cứu, sản xuất giống cây trồng có chất lượng cao để cung cấp gỗ cho chế biến thương mại lâm sản định hướng thị trường;

+ Đẩy mạnh ứng dụng máy móc thiết bị để phát triển các khu rừng trồng nguyên liệu tập trung từ khâu làm đất, trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ, khai thác gỗ;

+ Phát triển các khu CBLS tập trung ứng dụng công nghệ tiên tiến cho chế biến, bảo quản lâm sản;

+ Phát triển triển công nghiệp chế tạo máy, thiết bị lâm nghiệp, công nghiệp sản xuất vật liệu phụ trợ;

+ Xã hội hóa nguồn lực hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm Việt Nam.

51 Tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 8%/năm giai đoạn 2021-2025 và trên 6% giai đoạn 2026-2030. ;

2.3. Phát triển khoa học công nghệ, đào tạo và khuyến lâm 2.3.1. Sự cần thiết

- Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và các công nghệ mới như: tự động hóa, Big data là cơ hội thay đổi phương thức sản xuất và tăng năng suất, chất lượng sản phẩm; giải quyết khan hiếm đất đai, lao động, năng lượng,…

- Sự phát triển nhanh chóng của KHCN tác động tới tất cả các khâu trong chuỗi giá trị lâm sản;

- Nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành LN để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và mục tiêu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng.

2.3.2. Mục tiêu

- KHCN nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển lâm nghiệp bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, sức cạnh tranh;

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành lâm nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển mới; Đóng góp của KHCN vào giá trị tăng trưởng ngành lâm nghiệp: 30%;

- Năng suất rừng trồng thâm canh giống mới trung bình 20 m3/ha/năm vào

năm 2025 và 22m3/ha/năm đến 2030;

- Hệ thống Tiêu chuẩn kỹ thuật lâm nghiệp hài hòa với quốc tế; đáp ứng yêu cầu thương mại lâm sản và các cam kết quốc tế

- 100% các chủ rừng là tổ chức được trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị tiên tiến để theo dõi, giám sát, quản lý tài nguyên rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng;

- 03 khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao và tiếp thị lâm sản đạt trình độ khu vực và quốc tế;

- 20% số doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng lâm nghiệp công nghệ cao; làm chủ công nghệ cao trong hoạt động lâm nghiệp.

- Đẩy mạnh chuyển giao công nghệ vào sản xuất, phát triển hệ thống khuyến lâm.

2.3.3. Nội dung

- Tập trung nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để giải quyết các vấn đề lớn của ngành trong bối cảnh mới: lâm nghiệp cơng nghệ cao, ứng phó với biến đổi khí hậu, hội nhập quốc tế; bảo tồn đa dạng sinh học; nâng cao giá trị DVMTR, chất lượng rừng trồng và công nghệ CBLS; bảo đảm cả nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng;

- Xây dựng các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học, cơng nghệ cấp nhà nước, cấp Bộ về nghiên cứu trong lĩnh vực CBLS; nghiên cứu lựa chọn các

loài cây trồng phù hợp với đặc điểm sinh thái, lập địa từng vùng miền, phù hợp với công nghệ khai thác, CBLS tiên tiến;

- Ưu tiên các nghiên cứu cải thiện giống cây trồng và thâm canh rừng, giống nhập nội có chất lượng cao, phục vụ phát triển rừng sản xuất; công nghệ chế biến sau dăm gỗ và sản phẩm phụ trợ thay thế hành nhập khẩu; xây dựng các quy chuẩn, tiêu chuẩn ngành;

- Thực hiện nghiên cứ theo đặt hàng; Có cơ chế gắn kết các tổ chức nghiên cứu khoa học với doanh nghiệp và người trồng rừng. Kết hợp nghiên cứu với đào tạo và khuyến lâm, giữa sản xuất và chế biến tiêu thụ sản phẩm tạo thành chuỗi nghiên cứu khép kín trong đào tạo;

- Khuyến khích, tạo mơi trường, điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp và các tổ chức đào tạo thực hiện hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trong đào tạo, nâng cao kỹ năng cho lao động của doanh nghiệp. Mở rộng các hình thức đào tạo nghề gắn với chuyển giao công nghệ mới, chuyển giao kỹ thuật và quy trình sản xuất mới cho các hộ nơng dân; đào tạo các làng nghề, các vùng sản xuất chuyên canh. Tăng cường các hình thức đào tạo trong và ngồi nước cho cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu, và cán bộ về phát triển thị trường để tăng cường và bổ sung đội ngũ các nhà doanh nghiệp kinh doanh giỏi trên thương trường quốc tế;

- Tăng cường năng lực hệ thống nghiên cứu, đào tạo và khuyến lâm; Đổi mới cơ chế, hình thức và phương pháp khuyến lâm; Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, đào tạo và khuyến lâm.

2.4. Phát triển Lâm nghiệp đô thị và trồng rừng cảnh quan 2.4.1. Sự cần thiết

- Q trình đơ thị hóa tăng nhanh, tỷ lệ cây xanh là một tiêu chí trong quy hoạch, xây dựng đơ thị, có ý nghĩa to lớn trong bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp;

- Trồng cây xanh cải thiện cảnh quan môi trường trong xây dựng nông thôn mới, các khu công nghiệp, đường giao thông, kênh, rạch,.. nhằm cải thiện đồng thời góp phần giải quyết nhu cầu gỗ cho đời sống, sinh hoạt người dân;

- Phát triển lâm nghiệp đô thị và trồng cây cảnh quan môi trường nông thôn cần được quan tâm đúng mức về xây dựng chính sách, quản lý và nhất là yêu cầu kỹ thuật (chọn loại cây trồng, tiêu chuẩn cây trồng, phương thức trồng, kỹ thuật trồng, kỹ thuật chăm sóc, bảo vệ,…) để bảo đảm chất lượng, hiệu quả và bền vững;

- Phát triển lâm nghiệp đô thị là một xu thế quốc tế.

2.4.2. Mục tiêu

- Diện tích cây xanh đơ thị bình quân: 5m2/người năm 2025 và 10m2/người năm 2030.

- Tỷ lệ các đơn vị nông thôn mới đạt tiêu chí về cây xanh và cảnh quan mơi trường hoặc có quy định/hương ước về BVR đối với miền núi năm 2025 là 60% và năm 2030 là 100%.

2.4.3. Nội dung

- Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình phát triển lâm nghiệp đơ thị nhằm sử dụng hiệu quả diện tích dành cho cây xanh trong quy hoạch các đô thị, khu công nghiệp, cụm dân cư, các tuyến giao thông, kênh rạch,.. để trồng cây xanh với cơ cấu hợp lý, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, bảo đảm yêu cầu văn hóa cảnh quan, thẩm mỹ, bảo vệ mơi trường và giá trị kinh tế.

- Cải tạo, nâng cấp các khu rừng hiện có và phát triển các đai xanh xung quanh thành phố, khu dân cư,.. thành các khu rừng bảo vệ cung cấp các dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe và giải trí, và các nhu cầu ngày càng cao của cư dân đơ thị; ví dụ: Sóc Sơn, Hà Nội; Côn Sơn-Kiếp Bạc, Hải Dương; Bãi Cháy-Hạ Long, Quảng Ninh;....

- Phát triển trồng cây phân tán trong nhân dân, nâng cao quy mô, chất lượng, hiệu quả Tết trồng cây; huy động các nguồn lực theo hướng xã hội hóa; xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp; ứng dụng KHCN; bảo đảm trồng cây phân tán đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái, tạo cảnh quan xanh, đẹp cho nông thôn và tăng thu nhập cho người lao động.

2.5. Hồn thiện thể chế, chính sách, lập kế hoạch và giám sát ngành 2.5.1. Sự cần thiết

- Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng; sự thay đổi nhanh chóng, phức tạp của thế giới địi hỏi sự thay đổi chính sách quốc gia, trong đó có chính sách lâm nghiệp;

- Chủ trương đổi mới mơ hình tăng trưởng, tái cơ cấu ngành địi hỏi có sự tiếp tục đổi mới về thể chế, chính sách, lập kế hoạch và giám sát ngành lâm nghiệp;

- Luật Lâm nghiêp 2017 cần được tiếp tục hướng dẫn thực hiện, hài hòa với các Luật khác liên quan và các quy định quốc tế.

2.5.2. Mục tiêu

- Hoàn thiện hệ thống chính sách lâm nghiệp trên cơ sở Luật Lâm nghiệp 2017, hài hòa với các Luật khác và các quy định quốc tế;

- Xây dựng được hệ thống lập kế hoạch và giám sát ngành lâm nghiệp;

Một phần của tài liệu BC-CL-2020-2050 (Trang 68 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w