RỦI Ro CạNH TRANH

Một phần của tài liệu 18.4 Bao cao thuong nien 2016 (Trang 67)

II. Kế HoạCH HoạT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ NĂM

1. RỦI Ro CạNH TRANH

Xu hướng cạnh tranh ngày càng gia tăng đối với hai lĩnh vực hoạt động cốt lõi của Tổng công ty là vật liệu xây dựng và bất động sản, trong cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Đánh giá các yếu tối rủi ro chủ yếu về thị trường trong cả 2 lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty như sau:

- Lĩnh vực vật liệu: Luôn có mức độ cạnh tranh cao, đặc biệt khi Việt Nam hội nhập sâu theo các Hiệp định, Diễn đàn hợp tác thương mại khu vực và thế giới; trong đó chủ yếu là các yếu tố về giá cả, chất lượng, hàm lượng công nghệ, tiện ích sử dụng và mẫu mã;

Mặt khác, các sản phẩm mới (kính tiết kiệm năng lượng, siêu trắng, bê tông khí...) trong giai đoạn đầu của chu kỳ sản phẩm, sẽ có những rủi ro, khó khăn về thị trường từ yếu tố thói quen tiêu dùng, cạnh tranh từ hàng nhập khẩu;

- Đối với lĩnh vực bất động sản: Rủi ro về thị trường dẫn đến hàng tồn kho tăng, dòng tiền ứ đọng; Đặc biệt là sự cạnh tranh về chất lượng dịch vụ và tiện ích...

Như vậy những rủi ro cạnh tranh từ hai lĩnh vực nêu trên là nguy cơ dẫn đến mất khách hàng quan trọng, các đối tác chiến lược trong lĩnh vực hoạt động.

Giải pháp:

- Thực hiện các giải pháp quản trị đồng bộ đã và đang được triển khai đó là: nắm bắt kịp thời xu hướng thị trường - sản phẩm mới - nâng cao chất lượng và tiêu chuẩn sản phẩm - giá cả hợp lý - chất lượng dịch vụ.

- Tiếp tục kiện toàn hệ thống phân phối của Viglacera, đảm bảo phủ khắp thị trường nội địa và có hệ thống đại diện phân phối tại thị trường xuất khẩu; Phát triển mô hình chuyên môn hóa theo nhóm sản phẩm, bộ sản phẩm đồng bộ đồng thời nâng cao tính chuyên nghiệp, chất lượng dịch vụ sau bán hàng.

- Nâng cao chất lượng, mức độ kiểm soát, đánh giá từ xác định mục tiêu, công tác lập và triển khai kế hoạch một cách thường xuyên, nâng cao tính liên kết giữa kế hoạch ngắn hạn và chiến lược trung và dài hạn; thực hiện cơ cấu lại bộ máy tổ chức phòng, ban chuyên trách theo từng lĩnh vực, nhóm sản phẩm và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng bộ phận, cá nhân.

- Nắm bắt cơ hội của sự tăng trưởng của nhu cầu thị trường về vật liệu xây dựng; đặc biệt đối với các vật liệu mới, công nghệ mới để triển khai nhanh các dự án đầu tư sản phẩm mới trong lĩnh vực kính, sứ vệ sinh và gạch ốp lát, cũng như phát triển các sản phẩm mới, chế biến nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp vật liệu… Qua đó, nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh với các đối thủ trong nước cũng như sản phẩm nhập khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu.

Một phần của tài liệu 18.4 Bao cao thuong nien 2016 (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)