Giải pháp phòng tránh các rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp trong việc soạn thảo hợp đồng thương mạ

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN CHUYỂN GIAO rủi RO TRONG hợp ĐỒNG MUA bán HÀNG HOÁ QUỐC tế THEO QUY ĐỊNH CÔNG ước VIÊN và INCOTERMS 2020 (Trang 34 - 36)

soạn thảo hợp đồng thương mại

- Xác định chính xác tên gọi của hợp đồng thương mại.

Tên gọi của hợp đồng được đặt ra nhằm mục đích thể hiện bản chất của hợp đồng và tồn tại với ý nghĩa hình thức. Khi hai bên tiến hành soạn thảo hợp đồng, với các lý do khác nhau đã vơ tình đặt tên hợp đồng không tương ứng với bản chất pháp lý của mối quan hệ pháp lý này. Ví dụ: Hợp đồng có nội dung là gia cơng hàng hóa nhưng tên lại là mua bán hàng hóa, hợp đồng cung ứng dịch vụ đại lý nhưng lại có tên là hợp đồng cung ứng dịch vụ khuyến mại. Việc gọi sai tên này là do ý chí của hai bên, khơng ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên khi có tranh chấp liên quan đến hợp đồng, thì cơng việc đầu tiên của thẩm phán bao giờ cũng là xác định bản chất của hợp đồng. Vấn đề đặt ra là: sẽ xác định các điều khoản cơ bản của hợp đồng như thế nào?

22

Sự thỏa thuận của các bên được pháp luật thừa nhận đến giới hạn nào? Và cơ sở để lựa chọn và áp dụng vào trường hợp này? Trên thực tế sẽ rất khó để giải quyết nếu hai bên xác định sai tên hợp đồng ngay từ ban đầu.

- Áp dụng nguồn luật điều chỉnh và tập quán thương mại khu vực phù hợp trong hợp đồng thương mại.

Trong bất kỳ hợp đồng nào, phần mở đầu cần được ghi rõ căn cứ pháp lý cho việc ký kết hợp đồng. Việc trình bày chính xác luật điều chỉnh giúp các bên áp dụng đúng quy định có liên quan đến quan hệ hợp đồng. Luật điều chỉnh là căn cứ để giải quyết vấn đề mà các bên chưa thỏa thuận hoặc thỏa thuận khơng rõ ràng trong hợp đồng khi có tranh chấp phát sinh.

Trường hợp doanh nghiệp ký kết hợp đồng thương mại với đối tác nước ngồi thì việc chọn luật áp dụng lại càng phức tạp hơn. Cùng một hợp đồng nhưng áp dụng luật của nhiều nước khác nhau và vấn đề xung đột pháp luật là điều không thể tránh khỏi. Nguồn luật điều chỉnh có thể là luật quốc gia, điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế. Luật áp dụng có thể là luật quốc gia, điều ước quốc tế hoặc các tập quán thương mại quốc tế. Ví dụ, các bên có thể đưa vào hợp đồng điều khoản với nội dung sau: ‘Hợp đồng được lập giữa các bên sẽ được điều chỉnh và giải thích theo luật của Ca-na-đa…’, hoặc có thể là ‘Luật áp dụng hiệu lực và việc thực hiện hợp đồng này sẽ được điều chỉnh bởi luật của nước người mua ghi trên đơn đặt hàng này’. Sau khi các bên thỏa thuận chọn luật áp dụng, mặc dù các bên có thể khơng có bất kì một mối liên hệ nào với hệ thống luật điều chỉnh mà họ đã lựa chọn, thì sự lựa chọn của họ vẫn có hiệu lực.

Tập quán thương mại khu vực (địa phương): là các tập quán thương mại quốc tế được áp dụng ở từng nước, từng khu vực hoặc từng cảng. Ví dụ: ở Hoa Kỳ cũng có điều kiện cơ sở giao hàng FOB. Điều kiện FOB Hoa Kỳ được đưa ra trong “Định nghĩa ngoại thương của Mỹ sửa đổi năm 1941”, theo đó có 6 loại FOB mà quyền và nghĩa vụ của bên bán, bên mua rất khác biệt so với điều kiện FOB trong Incoterms năm 2000. Chẳng hạn, với FOB người chuyên chở nội địa quy định tại điểm khởi hành nội địa quy định (named inland carrier at named inland point of departure), người bán chỉ có nghĩa vụ đặt hàng hoá trên hoặc trong phương tiện chuyên chở hoặc giao cho người chuyên chở nội địa để bốc hàng.

23

Qua sự phân tích trên, ta thấy rõ được tầm quan trọng của việc chọn nguồn luật để áp dụng để đảm bảo được lợi ích hai bên và tránh sự hiểu lầm khơng đáng có khi tham gia ký kết hợp đồng.

- Ghi rõ thời điểm chuyển giao quyền sở hữu trong hợp đồng.

Ví dụ, Điều 17 Luật Bán hàng năm 1979 của Anh quy định, trong trường hợp đối tượng của hợp đồng mua bán là hàng hóa đặc định thì các bên tự thỏa thuận thời điểm chủ sở hữu được chuyển từ người bán sang người mua.

Theo điều 62 Luật thương mại Việt Nam 2005, thời điểm chuyển giao về mặt pháp lý hay chuyển giao thực tế không được quy định rõ. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải thỏa thuận, thống nhất với đối tác và soạn thảo trong hợp đồng đầy đủ khi hạn chế thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra xoay quanh vấn đề này.

- Tìm hiểu kỹ các điều kiện làm vô hiệu hợp đồng.

Khi hợp đồng bị vơ hiệu, nếu có phát sinh thiệt hại trên thực tế, người có lỗi sẽ phải bồi thường các khoản bao gồm: một là, thiệt hại vật chất là thiệt hại về tài sản, có thể tính được bằng tiền như chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, thu nhập thực tế bị mất; hai là, thiệt hại tinh thần như tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe danh dự, nhân phẩm và lợi ích nhân thân khác. Vậy nên, doanh nghiệp cần phải xác định và tránh các điều kiện làm vô hiệu hợp đồng khi tiến hành soạn thảo.

- Ngôn ngữ trong hợp đồng cần phải mạch lạc, chuẩn xác.

Thông qua ngôn ngữ, các bên thể hiện được những vấn đề thỏa thuận và thống nhất. Việc sử dụng ngôn ngữ như nào cũng rất quan trọng bởi nếu xảy ra tranh chấp thì ngơn từ sẽ quyết định lợi thế thuộc về bên nào. Chính vì thế, doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ các từ ngữ quan trọng trong Incoterms 2010, 2020 (chỉ sử dụng tiếng Anh), dùng các từ đơn nghĩa, rõ ràng, đúng và đủ. Ví dụ, những từ viết tắt cần biết như FCA, FOB và CIF trong Incoterms đã xác lập một số quyền và nghĩa vụ nhất định.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN CHUYỂN GIAO rủi RO TRONG hợp ĐỒNG MUA bán HÀNG HOÁ QUỐC tế THEO QUY ĐỊNH CÔNG ước VIÊN và INCOTERMS 2020 (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w