- Nâng cao hiểu biết pháp luật và trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Theo chương 2, 80 - 90% doanh nghiệp Việt Nam chưa hiểu về CISG trong khi Việt Nam là quốc gia thứ hai trong ASEAN sau Singapore tham gia Công ước. Vậy nên các doanh nghiệp Việt Nam cần phải cập nhật các thông tin kinh tế thị trường cũng như tình hình áp dụng luật trong hoạt động thương mại quốc tế. Doanh nghiệp cũng có thể tham khảo các án lệ của CISG để phòng tránh các tranh chấp hoặc nếu có tranh chấp thì biết phải giải quyết như thế nào.
Vấn đề chun mơn nghiệp vụ cũng có vai trị quan trọng trong việc giao kết hợp đồng. Chỉ vì yếu chuyên môn nghiệp vụ mà một bên phải nhường cho đối phương cơ hội soạn thảo những điều khoản quan trọng, mạo hiểm ký những hợp đồng mà thấy bất lợi cho mình ngay từ đầu…
- Đào tạo và nâng cao kỹ năng đàm phán, soạn thảo và ký kết hợp đồng.
25
Để trở thành một nhà đàm phán giỏi và một đối tác ký kết hợp đồng uy tín là cả một quá trình phát triển và nỗ lực của doanh nghiệp. Trình độ đàm phán, ký kết hợp đồng càng cao tỷ lệ thuận với sự phát triển, sự lớn mạnh của doanh nghiệp. Chính vì vậy việc đào tạo các kỹ năng trên là một điều không thể thiếu với các doanh nghiệp. Bao gồm: khả năng chuẩn bị thông tin cho cuộc đàm phán, lập và ký xác nhận các biên bản ghi nhớ trong trường hợp đàm phán nhiều phiên, nâng cao trình độ về ngơn ngữ và chú trọng cho hoạt động quản lý rủi ro.
Song song với việc chấp nhận rủi ro, chủ doanh nghiệp phải quản lý được rủi ro để hạn chế tổn thất ở mức chấp nhận được. Để làm được điều này, thì trong quá trình hoạt động doanh nghiệp phải xây dựng các hoạt động quản trị rủi ro, bao gồm:
Nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ của doanh nghiệp để họ có thể nhận diện, đánh giá và phân tích các nguy cơ rủi ro, từ đó đề ra các phương pháp khả thi để phòng tránh các rủi ro có thể xảy ra.
Doanh nghiệp nên lập quỹ dự phịng rủi ro, trích phần trăm nhất định từ lợi nhuận thu được. Quỹ này có thể sử dụng cho việc nhận diện, đo lường rủi ro cũng như để khắc phục rủi ro khi nó xảy đến.