Gãy thành hốc mắt (orbital fracture) được quen dùng trong sách báo Anh Mỹ Pháp
với tên gọi là blow-out fracture . Từ "blow-out" , áp dụng cho gãy hốc mắt, được dùng đầu tiên bởi CONVERSE và SMITH(1957) để mô tả sự gãy bung ra ngoài (out fracture) của mấu hốc mắt xương hàm xãy ra sau chấn thương hốc mắt bởi vật tù (blunt injury) . Sau đó, trong một tổng kết 10 năm về sự tiến triển của chẩn đoán , điều trị và sinh lý của gãy loại này, CONVERSE {1} định nghĩa lại gãy hốc mắt
thành 2 nhóm :
(1) gãy hốc mắt đơn thuần hay gãy thành hốc mắt ( orbital wall fracture) , đây là loại gãy thường đưọc sữ dụng bởi từ " blow out fracrure"
(2) gãy hốc mắt không đơn thuần hay gãy phối hợp bờ trước và thành hốc mắt (
H5. Gãy thành dưới hốc mắt
Người ta cho rằng chấn thương
gãy thành hốc mắt đơn thuần là hậu quả gián tiếp của sự tăng áp lực thủy tỉnh đột
ngột trong hốc mắt bởi vật tù có đường kính lớn hơn bờ xương quanh hốc mắt
hoặc > 5 cm như trái banh ten-nit, nắm đấm và được coi như một van an toàn hóa giải lực tác động để bảo vệ nhãn cầu khỏi bị vở .
Cơ chế cơ bản của gãy loại này được đề xướng trước tiên bởi Pfeiffer qua một
nghiên cứu hình ảnh X quang của một loạt trường hợp thụt nhãn cầu chấn thương
kết hợp với song thị đứng và loạn cảm dưới hốc .
Trong cùng năm Linhart phát triển một giải thích tương tự liên quan đến gãy thành trong hốc mắt. Sự chứng minh hổ trợ lý thuyết trên được thực hiện trong thực
nghiệm trên tử thi bởi Smith và Regan (1957) Họ chứng tỏ rằng :
(1) cần có một sự tăng áp lực đột ngột trong hốc mắt và tác nhân gây ra phải bao
(2) sau khi lấy nhãn cầu ra, lập lại tác nhân chấn động này không làm vở sàn hốc
mắt cho đến khi lực đủ mạnh làm gãy cả bờ trước hốc mắt. Cường độ lực đòi hỏi
gây ra gãy hốc mắt đơn thuần cũng được khảo sát bởi Bessière và cộng sự (1964)
và Jones và Evans (1967) ngỏ hầu xác định vị trí gãy thường nhất , theo đó vị trí chính thường bị gãy là phần sau của sàn hốc mắt phía trong của rảnh và kênh dưới
hốc chiếm tỉ lệ 79% trường hợp .
Theo Jones và Evans (1967) & Whyte (1968), lý do để giải thích cho tần suất cao ở vị trí này là vì xương ở đây rất mỏng(#0.5mm) và sàn sau hốc mắt có khuynh hướng hơi dốc lên kề cận sát vào nhãn cầu . Mặc dù là xương giấy mỏng hơn sàn
hốc mắt nhưng gãy ở vị trí này lại hiếm hơn. Theo Davidson và cộng sự có lẽ do
tiền đình sàng có vô số hốc khí nhỏ bảo vệ lá sàng chống lại chấn thương đụng
dập
Trên lâm sàng , gần phân nữa trường hợp gãy thành dưới hốc có kết hợp gãy mảnh xương giấy không có triệu chứng. Có 9% gãy sàn hốc mắt có kết hợp với vỡ nhãn cầu .
Gãy sàn hốc mắt với nhãn cầu lọt vào xoang hàm cực kỳ hiếm đã đuợc báo cáo . Về nguyên tắc các thành hốc mắt đều có thể bị gãy nhưng trong y văn chỉ mới có
báo cáo gãy thành hốc mắt dưới , trong , trên , ngoại trừ thành ngoài ( gãy cánh lớn xương bướm) .
H6.Gãy thành trong hốc
mắt làm tụt hẳn nhãn cầu không còn nom thấy khi vành mí
H7. Nhãn cầu được đặt về vị trí củ sau
khi bẩy ra khỏi xoang sàng
H8. Mảnh sụn vách ngăn mũi được sử dụng để bịt chổ gãy
Gãy bung sàn hốc mắt kinh điển phối hợp từ 10 tới 53 % trường hợp với
gãy bung thành trong hốc mắt trong không có triệu chứng . Pearl và Visnes tìm thấy gãy bung thành trong hốc mắt chiếm 31% ở bịnh nhân được giãi phẩu tử thi.
Tuy nhiên về mặt lâm sàng, gãy riêng lẻ thành trong hốc mắt hiếm gặp . Kẹt mô
trong vết gãy , thường gặp trong gãy bung sàn hốc mắt lại hiếm gặp trong gãy thành trong hốc mắt .Như vậy gãy bung thành trong hốc mắt với nhãn cầu di lệch
hoàn toàn vào xoang sàng lại càng cực kỳ hiếm.
Gãy thành trong hốc mắt thường theo sau chấn thương mũi-mắt với dấu hiệu đặc trưng là tràn khí ổ mắt ở giai đoạn cấp và giới hạn vận nhãn do kẹt cơ trực trong
Dấu hiệu lâm sàng của gãy thành hốc mắt thay đổi tùy theo độ nặng của chấn thương và thời gian từ lúc bị gãy đến khi thăm khám, bao gồm:
(1). Dấu hiệu quanh hốc mắt : phù kết mạc, phù và tràn khí dưới da. Tràn khí dưới da thường xảy ra trong gãy thành trong hốc mắt hơn gãy sàn hốc mắt.
(2). Thụt nhãn cầu : xuất hiện rõ khoảng 10 ngày sau khi giảm phù và xuất huyết.
Nếu không can thiệp, dấu hiệu này có thể nặng lên trong vòng 6 tháng do sự thoái
hoá hốc mắt sau chấn thương và phát triển mô sợi.
(3). Song thị : do xuất huyết và phù mô mỡ hốc mắt, do kẹt cơ (trực dưới, chéo dưới, trực trong) mô liên kết hoặc mô mỡ lân cận, do tổn thương cơ trực tiếp hoặc
do lệch trục nhãn cầu.
Chẩn đoán dựa trên CT scan và xử trí phẫu thuật nhằm mục đích giải phóng sự kẹt cơ và mô vào chổ gãy mà nếu không can thiệp sớm hiện tuợng xơ hóa về sau khó
khắc phục được. Tuy nhiên cũng có trường phái chủ trương theo dỏi là chính vì can thiệp phẫu thuật cũng có những nguy cơ nhất định (như mù sau mổ).
Sơ đồ xử trí gãy thành hốc mắt
|
Lượng giá tổn thương mắt
|
X quang không sửa soạn
Gãy thành hồc mắt ?
| |
Có Không
| |
Corticoq toàn thân 5 ngày + chụp CTscan <--Có---- Dấu hiệu lâm sàng gãy? | |
CT cho thấy gãy rộng hay có kẹt cơ vận nhãn Theo dõi thường quy
| |
Có Không | |
Phẫu thuật Theo dõi 14 ngày Song thị dai dẵng?
| |
Có Không | |
Phẫu thuật Thụt mắt nhiều?
|
Có Không | |
Phẫu thuật Theo dõi lâu dài Phẫu thuật mí về sau nếu cần
Mục đích điều trị của gãy khung xương mặt
Những mục đích của điều trị gãy khung xương mặt đặt căn bản trên sự phòng ngừa những vấn đề sau đây:
1. Những bất thường trong vị trí và sự vận động của nhãn cầu.
2. Sự lệch khớp răng.
3. Biến dạng mặt.
4. Cãn trở hô hấp đường mũi. 5. Anh hưởng sự dẩn lưu xoang.
6. Rối loạn chức năng thần kinh vận động và cảm giác.
7. Cứng khớp thái dương hàm dưới.