Thực trạng vấn đề ô nhiễm môi trƣờng nông thôn ở huyện Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề ô nhiễm môi trường nông thôn ở huyện nam sách tỉnh hải dương hiện nay​ (Trang 29)

7. Kết cấu của khóa luận

2.1. Thực trạng vấn đề ô nhiễm môi trƣờng nông thôn ở huyện Nam

2.1.1. Ô nhiễm môi trường nông thôn do hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi

Trƣớc tiên dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trƣờng nhƣ hiện nay là do việc lạm dụng và sử dụng không hợp lí các loại hóa chất sản xuất trong nông nghiệp của ngƣời dân trong huyện. Diện tích đất canh tác sử dụng thuốc BVTV thì hiện nay là 100% với trên 1000 chủng loại thuốc [1, tr.153 - 157], trong đó nhiều loại thuốc có tính độc tố cao. Tất cả các loại cây trồng hầu nhƣ đều phải phun thuốc BVTV. Điển hình, xã NamTrung là xã trồng cây hành, tỏi với số lƣợng rất nhiều. Vì vậy, vào mỗi vụ thì việc phun thuốc trừ sâu chống bệnh hại cho cây trồng là rất lớn. Việc sử dụng không hợp lí, không tuân thủ theo những quy định nghiêm ngặt về quy trình sử dụng nên thuốc bảo vệ thực vật gây nhiều tác hại cho chính ngƣời sử dụng thuốc và ngƣời tiêu dùng nông sản và thực phẩm có chứa dƣ thuốc bảo vệ thực vật, đồng thời ảnh hƣởng tới môi trƣờng sống. Sau khi sử dụng xong, ngƣời dân vứt luôn vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật ngay xuống đất, hay xuống mƣơng máng gần đó.

Hầu hết ngƣời dân ở các xã đều hoạt động sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt là sau vụ đông, ở các xã nhƣ Nam Trung, Nam Chính, Hợp Tiến, An Lâm,… việc đốt rơm rạ rất nhiều, khói ảnh hƣởng đến môi trƣờng không khí. Không những thế rơm rạ đƣợc ngƣời dân phơi đầy ở ngoài đƣờng gây khó khăn cho các phƣơng tiện di chuyển trên đƣờng.

Hiện nay, hình thức canh tác nông nghiệp của huyện còn lạc hậu, việc sử dụng phân động vật tƣơi hoặc ủ chƣa đảm bảo còn phổ biến gây nhiễm bẩn nguồn nƣớc bởi những thành phần hữu cơ và vi sinh vật trong chất thải động vật. Bên cạnh đó, hiện nay trong sản xuất nông nghiệp việc sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc BVTV, phân bón hóa học…. không có nguồn gốc xuất xứ, không đƣợc sự cho phép của các cơ quan khuyến nông đã và đang là mối nguy hại với môi trƣờng đất và môi trƣờng nƣớc. Các chất độc hại có trong thuốc trừ

sâu, thuốc BVTV, phân bón hóa học một phần đƣợc ngấm xuống đất ảnh hƣởng đến các tầng nƣớc ngầm phía dƣới, một phần theo dòng chảy qua hệ kênh mƣơng nội đồng xả ra hệ thống sông, suối làm ô nhiễm nguồn nƣớc.

Do hiện tƣợng thấm nƣớc mà dƣ lƣợng các loại thuốc trừ sâu cũng nhƣ phân bón ở các vùng sản xuất nông nghiệp có thể gây ô nhiễm nƣớc ngầm và đất. Sự có mặt của những chất này, kể cả khi có nồng độ rất nhỏ cũng gây những hậu quả nghiêm trọng. Ƣớc tính trên địa bàn tỉnh có khoảng một nửa lƣợng phân bón đƣa vào đất đƣợc cây trồng sử dụng, nửa còn lại là nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng. Hệ số sử dụng phân đạm khoảng 60%; trong đó từ 15 - 20% bị huỷ ra khỏi đất dƣới dạng khí, 20 - 25% đƣợc chuyển vào chất hữu cơ trong đất; 20 - 25% bị rửa trôi ra sông suối dƣới dạng NO3 [19]. Còn lƣợng phôtpho bị rửa trôi khỏi đất và đi vào hệ thống sông suối dƣới dạng đất bị sói mòn trung bình khoảng 6 - 15kg phôtpho (dạng P2O5) trên 1ha đất canh tác. Thuốc BVTV là một trong các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trƣờng. Theo nghiên cứu, khi phun thuốc BVTV để trừ dịch hại ngoài đồng ruộng thì chỉ có 5 - 7% lƣợng thuốc tham gia trực tiếp vào quá trình tiêu diệt dịch hại, còn 93 - 95% bị rửa trôi vào nguồn nƣớc, thẩm thấu vào đất canh tác gây ô nhiễm nguồn nƣớc ngầm và tiêu diệt các loài vi sinh vật có ích. Mặt khác, khi phun, thuốc bị khuếch tán vào trong không khí và nhờ gió và mƣa sẽ di chuyển đến nhiều vùng khác nhau. Thuốc BVTV để lại dƣ lƣợng trong các sản phẩm nông nghiệp gây nguy hiểm tới sức khoẻ con ngƣời.

Bên cạnh hoạt động canh tác nông nghiệp thì hiện nay, hoạt động chăn nuôi ngày càng phát triển và phát triển mạnh theo quy mô tập trung. Các hộ gia đình đơn lẻ xả thải trực tiếp chất thải chăn nuôi vào cống rãnh nƣớc thải sinh hoạt mà không có hệ thống bi-ô-ga, gây ra mùi hôi thối khó chịu tại nơi những ngƣời dân đang ở. Nhiều trang trại chăn nuôi, xí nghiệp chế biến thực phẩm nằm lẫn trong khu dân cƣ, sản xuất còn đơn lẻ, manh mún thiếu các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng. Không chỉ trồng trọt, chăn nuôi mà tình trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tự phát, thiếu quy hoạch, thức ăn thừa không đƣợc xử lí, việc sử dụng kháng sinh tùy tiện cũng dẫn đến ô nhiễm môi trƣờng xảy ra nghiêm trọng ở một số xã.

Trên địa bàn tỉnh có 12 doanh nghiệp và 70 trang trại và tƣơng đƣơng trang trại chăn nuôi đã sử dụng hệ thống chuồng trại công nghệ bán tự động phục vụ sản xuất, còn lại nhiều hộ chăn nuôi hiện chƣa sử dụng hệ thống chuồng trại bán tự động. Việc cơ giới hóa trong chăn nuôi của các doanh nghiệp chủ yếu ở các khâu cho ăn, nƣớc uống và chế biến thức ăn. Hệ thống xử lý nƣớc thải chăn nuôi trƣớc khi thải ra nguồn tiếp nhận còn chƣa đƣợc kiểm soát chặt chẽ.

2.1.2. Ô nhiễm môi trường nông thôn do hoạt động sản xuất công nghiệp

Tại xã Hiệp Cát, huyện Nam Sách, Hải Dƣơng tồn tại bãi rác thải trái phép rộng 5.000m2, ƣớc tính khối lƣợng rác thải lên tới 10.000m3

, gây ô nhiễm môi trƣờng nơi đây. Nếu không có sự việc tàu hút cát khai thác trái phép tại đây, thì bãi rác khổng lồ này đƣợc chô lấp hơn chục năm qua vẫn chƣa bị phát hiện. Rác thải đƣợc chôn lấp ở đây chủ yếu là rác thải công nghiệp nhƣ vụn vải, vụn may mũ giầy, rác thải xây dựng. Ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch UBND xã Hiệp Cát cho biết rác thải ở đây đƣợc chôn lấp trái phép từ nhiều năm qua, tầm từ khoảng năm 2006, khi mà xã bàn giao khu đất cho một lò gạch thủ công sản xuất. Trƣớc việc một bãi rác rộng lớn tồn tại hàng chục năm nay mà các cơ quan chức năng không hề hay biết, ông Nguyễn Văn Mạnh, Trƣởng phòng TN&MT huyện Nam Sách, Hải Dƣơng cho biết đang phối hợp với các đơn vị điều tra, làm rõ vấn đề này. Rõ ràng, cần phải nhanh chóng vào cuộc và khẩn trƣơng xử lý để tránh ô nhiễm môi tƣờng xung quanh, nhất là ô nhiễm nguồn nƣớc sông Thái Bình, khi mà dƣớc hạ lƣu này có hàng chục nhà máy sản xuất nƣớc sạch lấy nguồn nƣớc này để sản xuất.

Nhiều năm nay, ngƣời dân ở thôn Hà Liễu, xã Thanh Quang, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dƣơng luôn phải sống trong cảnh tiếng ồn và khói bụi. Lý do là nhà máy gạch Yến Thanh ở ngay liền kề liên tục xả chất thải không qua xử lý ra môi trƣờng. Mặc dù nhân dân ở đây đã nhiều lần ý kiến với nhà máy gạch. Nhƣng đổi lại thì ngƣời dân khu Hà Liễu chỉ nhận đƣợc những lời hăm dọa làm cho ngƣời dân ở đây vô cùng búc xúc và lo sợ. Ngƣời dân búc xúc vì khí thải của nhà máy. Theo thông tin từ ngƣời dân thôn Hà liễu xã Thanh Quang cho biết, hoạt động nhiều năm nay gần đây gây ra nhiều hệ lụy

cho ngƣời dân. Cụ thể: “Tần suất hoạt động của nhà máy tăng ca liên tục cả ngày lẫn đêm khiến khí thải, nƣớc bụi, tiếng ồn cùng việc vận chuyển gạch, đất, than,... không đảm bảo quy trình gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng nhất là diện tích trồng hoa màu. Tình trạng cây trồng giảm năng suất, bụi, tiếng ồn khiến đời sống và thu nhập của ngƣời dân bị ảnh hƣởng nặng nề”.

Ngƣời dân cho biết: “Các siêu trọng chạy tấp nập ngày đêm chở đất, than, gạch ra vào liên tục trong nhà máy khiến bụi bay mịt mù. Các xe không đƣợc che chắn kĩ khiến đất đất, than rơi vãi ra đƣờng gây nguy hiểm cho ngƣời tham gia giao thông. Đa phần các xe cơi nới thùng, nâng thành che đậy qua loa bằng vải rách, bạt mỏng nhằm qua mặt các cơ quan chức năng. Hễ trời mƣa, những đống cát cao nhƣ núi của nhà máy liên tục chảy vào nhà ngƣời dân. Không chịu nổi ô nhiễm từ khói, bụi, ngƣời dân thôn Hà Liễu đã nhiều lần kiến nghị trực tiếp với lãnh đạo nhà máy và trƣởng thôn Hà Liễu nhƣng tình trạng này vẫn cứ diễn ra. Đỉnh điểm bức xúc là vậy nhƣng ngƣời dân luôn phải sống trong lo âu, sợ hãi. Đống đất cao nhƣ núi không có biện pháp che chắn, nên mỗi khi có gió là thổi thẳng vào nhà dân. Môi trƣờng ở đây đã bị ô nhiễm nghiêm trọng. Mỗi khi đốt lò là khí thải mùi than xả ra khiến ngƣời dân rất khó thở”.

Ngƣời dân kiến nghị lên trƣởng thôn Hà Liễu và chỉ nhận đƣợc những câu trả lời hết sức bàng quan. Ông nói: “Từ ngày tôi làm công việc này thì nhà máy gạch Yến Thanh làm rất tốt bảo đảm môi trƣờng và không có vấn đề gì cả. Chỉ có đôi lúc có trận gió to thì mới ảnh hƣởng đôi chút đến đời sống nhân dân. Bản thân tôi đã tiếp thu ý kiến của ngƣời dân và từ đó ý kiến với nhà máy gạch. Từ đây, bên phía nhà máy gạch đã giải quyết rất tốt vấn đề mà tôi đã phản ảnh”. Dân thì bức xúc tố cáo nhà máy gạch Yến Thanh hoạt động gây ô nhiễm môi trƣờng, nhƣng trƣởng thôn Hà Liễu lại khẳng định nhà máy này hoạt động không ảnh hƣởng gì đến môi trƣờng.

Xƣởng nhuộm hoạt động trái phép gây ô nhiễm môi trƣờng. Cơ sở nhuộm màn tuyn của ông Đặng Đức Đam ở xã Hợp Tiến, huyện Nam Sách, Hải Dƣơng vẫn hoạt động công khai và xả thải gây ô nhiễm môi trƣờng. Quá bức xúc, ngƣời dân địa phƣơng đã kiến nghị sự việc đến cơ quan chức năng nhƣng đến nay tình hình không mấy cải thiện. Cơ sở nhuộm của ông xả thải

tùy tiện. Theo phản ánh của ngƣời dân tại thôn Tè và thôn La Đôi xã Hợp Tiến huyện Nam Sách, từ ngày cơ sở nhuộm màn tuyn của ông Đặng Đức Đam đi vào hoạt động thì môi trƣờng xung quanh bị ô nhiễm nặng, làm đảo lộn cuộc sống của ngƣời dân.

Hầu nhƣ ngày nào cơ sở nhuộm này cũng nhả khói đen và tỏa ra mùi khét lẹt. Làn khói đen ấy tạt thẳng vào nhà những ngƣời dân gần đó, bốc mùi nồng nặc làm cho những ngƣời dân cảm thấy khó chịu, buồn nôn. Một ngƣời dân cho biết, ngoài việc thải khói khét, cơ sở này còn xả trộm nƣớc thải ra kênh mƣơng chung dẫn tới nƣớc cánh đồng thôn Tè và thôn La Đôi làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng hoa màu của ngƣời dân. Nƣớc thải có màu đen, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Dù đã chăm sóc rất kỹ lƣỡng nhƣng những ruộng mạ gần đấy không thể phát triển đƣợc, cây nào cũng héo rồi chết dần. Bể chứa nƣớc thải của cơ sở thì bị lún, nứt khiến nƣớc thải tràn ra cả rãnh nƣớc xung quanh.

Ngƣời dân xung quanh đó đã kiến nghị rất nhiều lần nhƣng ông Đãm vẫn không khắc phục. Chính quyền địa phƣơng thì không thấy xử lý”. Trao đổi với phóng viên về những phản ánh trên, ông Nguyễn Tiến Hoan – Trƣởng phòng TN&MT huyện Nam Sách cho biết, sự việc nhân dân phản ánh là có thật. Hiện tƣợng khói thải phát sinh ra từ khu vực lò đốt để cung cấp nhiệt cho việc giặt, tẩy hoặc nhuộm. Khoảng tháng 1, tháng 2 năm 2015, cơ sở này dùng củi làm nguyên liệu đốt nên gây ra khói. Nhƣng sau đó, cơ sở đã khắc phục bằng cách sử dụng nguyên liệu đốt là than đá và khói thải đƣợc xử lý bằng công nghệ xyclon có sục nƣớc. Trong quá trình hoạt động, vào tháng 4/2015, bể chứa nƣớc thải bị lún đáy gây rạn nứt, làm tràn nƣớc thải ra mƣơng nƣớc bên ngoài.

Hầu nhƣ ngày nào cơ sở nhuộm này cũng nhả khói đen và tỏa ra mùi khét lẹt. Làn khói đen ấy tạt thẳng vào nhà những ngƣời dân gần đó, bốc mùi nồng nặc làm cho những ngƣời dân cảm thấy khó chịu, buồn nôn. Một ngƣời dân cho biết, ngoài việc thải khói khét, cơ sở này còn xả trộm nƣớc thải ra kênh mƣơng chung dẫn tới nƣớc cánh đồng thôn Tè và thôn La Đôi làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng hoa màu của ngƣời dân. Nƣớc thải có màu đen, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Dù đã chăm sóc rất kỹ lƣỡng nhƣng những ruộng mạ gần đấy

không thể phát triển đƣợc, cây nào cũng héo rồi chết dần. Bể chứa nƣớc thải của cơ sở thì bị lún, nứt khiến nƣớc thải tràn ra cả rãnh nƣớc xung quanh.

Tình trạng trên diễn ra nhiều năm, khiến cho sức khỏe, đời sống sinh hoạt của ngƣời dân nơi đây bị ảnh hƣởng nghiêm trọng. Không những vậy, nƣớc thải bê tông của hai công ty luôn trong tình trạng xả trực tiếp ra môi trƣờng và cuốn theo xi măng, các phế phẩm bê tông chảy tràn vào mƣơng nƣớc tƣới tiêu đồng ruộng của ngƣời dân. Từ đó, lắng đọng lại làm bồi lấp kênh mƣơng, gây ô nhiễm nguồn nƣớc và nghẹt cống thoát nƣớc khiến ngƣời dân không canh tác đƣợc, phải bỏ hoang đồng ruộng.

Ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch UBND xã Đồng Lạc cho biết: “Thời gian qua, nƣớc thải của Công ty Cổ phần Bê tông ly tâm Vinaincon đã xả thải trực tiếp ra mƣơng cấp, tiêu thoát của xã, có vị trí nằm dọc tuyến Quốc Lộ 37, đoạn trƣớc cổng của công ty. Việc xả thải này đã ảnh hƣởng trực tiếp đến nhiều hộ dân sinh sống tại một số thôn của xã nhƣ Tháp Phan, Đông Duệ, Hảo Thôn, Quan Đình; nƣớc thải bê tông còn chảy tràn vào mƣơng nƣớc tƣới tiêu đồng ruộng cuả ngƣời dân thôn Tháp Phan nằm cạnh công ty”. Theo đó, nƣớc thải chảy ra mƣơng có màu trắng váng đục, lắng đọng lại làm ách tắc mƣơng nƣớc hoặc chảy trực tiếp vào ruộng khiến toàn bộ diện tích ruộng tại khu vực Cửa Nghè thôn Tháp Phan bị thoái hóa, cằn cỗi, năng suất cây trồng kém, không hiệu quả. Nhiều năm nay, toàn bộ ruộng phía sau công ty, ngƣời dân đã phải bỏ trắng do không thể canh tác, trồng trọt. Riêng phần diện tích ruộng bên cạnh công ty, xã và thôn đã phải tích cực tuyên truyền, vận động ngƣời dân mới tiếp tục trồng lúa. Nhƣng hạn chế nƣớc thải làm ảnh hƣởng cây trồng, tại mỗi thửa ruộng, ngƣời dân đều cách bờ mƣơng một đoạn chừng 5-6 mét rồi mới dám cấy lúa và dùng giấy bóng nylon dày quây kín ruộng lại, mục đích vừa để tránh chuột và hạn chế nƣớc thải chảy vào.

Vào ngày 23/12013, qua kiểm tra thực tế, địa phƣơng phát hiện Công ty Bê tông Vinaincon tiếp tục có hành vi xả thải trực tiếp ra mƣơng Quốc Lộ 37. Thôn Tháp Phan đã phải sử dụng máy xúc đắp đất chặn đƣờng ống xả thải của Công ty Bê tông Vinincon, không cho nƣớc thải chảy vào mƣơng ruộng. Nhiều lần chính quyền và ngƣời dân kiến nghị với công ty nhƣng đều nhận đƣợc sự không hợp tác hay khắc phục. Đoàn kiểm tra của huyện xuống làm

việc, công ty này vẫn ngoan cố bất hợp tác khiến nhân dân rất bức xúc. Kiểm tra hiện trƣờng cho thấy nƣớc thải sản xuất của công ty liên tục chảy trực tiếp ra mƣơng. Có thời điểm, nƣớc thải sản xuất nhiều ngập mƣơng, tràn vào ruộng gây ngập úng khiến các hộ dân không cày ải, canh tác đƣợc, đành bỏ hoang ruộng. Năm 2013, qua kiểm tra, Sở TN&MT Hải Dƣơng phát hiện công ty còn tồn tại các vi phạm về bảo vệ môi trƣờng phục vụ giai đoạn vận hành theo quy định; xả nƣớc thải vƣợt quy chuẩn môi trƣờng cho phép ra môi trƣờng; chƣa kê khai đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại; công tác quản lý, xử lý chất thải nguy hại không đúng quy định. Qua đó, Sở TN&MT đã tham mƣu cho UBND tỉnh đƣa công ty vào danh sách cơ sở gây ô nhiễm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề ô nhiễm môi trường nông thôn ở huyện nam sách tỉnh hải dương hiện nay​ (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)