Một số giải pháp chủ yếu nhằm khắc phụ cô nhiễm môi trƣờng nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề ô nhiễm môi trường nông thôn ở huyện nam sách tỉnh hải dương hiện nay​ (Trang 52 - 62)

7. Kết cấu của khóa luận

3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm khắc phụ cô nhiễm môi trƣờng nông

thôn ở huyện Nam Sách tỉnh Hải Dƣơng hiện nay

Trong xu thế hiện nay, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa, thách thức đƣợc đặt ra với các vùng nông thôn hiện nay là làm sao hài hòa đƣợc giũa lợi ích kinh tế với việc phải đầu tƣ giải quyết các vấn đề về môi trƣờng. Không giải quyết đƣợc vấn đề môi tƣờng thì cũng không thể giải quyết vấn đề trong hội nhập.

Hiện nay vấn đề môi trƣờng gắn liền với nông thôn mới ở các làng quê. Đó là một trong những tiêu chí đặt ra để đạt đƣợc nông thôn mới. Vì vậy, nó đang đặt ra thách thức cho sự phát triển của nông thôn hiện nay. Để khắc phục

đƣợc thực trạng ô nhiễm môi trƣờng nông thôn hiện nay, chúng ta cần phải đƣa ra những giải pháp quản lý mang tính đồng bộ nhƣ ban hành các chính sách pháp luật về BVMT nông thôn, quy hoạch môi trƣờng giáo dục, nâng cao nhận thức kết hợp với các giải pháp kĩ thật nhƣ áp dụng sản xuất sạch hơn, xử lý ô nhiễm. Bên cạnh đó, cần áp dụng các biện pháp mang tính khuyến khích các hoạt động BVMT và các biện pháp, chế tài nhằm hạn chế, ngăn cấm các hành vi gây tổn hại đến môi trƣờng nông thôn. Cụ thể:

3.2.1. Cần phải thay đổi nhận thức – xây dựng ý thức bảo vệ môi trường

Giáo dục ngƣời dân các biện pháp nhằm nâng cao ý thức cũng nhƣ giảm đi những hành động gây ra ô nhiễm không khí ở không khí mà còn nguồn nƣớc. Bảo vệ môi trƣờng là trách nhiệm chung của chính quyền các cấp, địa phƣơng, của toàn bộ ngƣời dân trong huyện Nam Sách. Trong đó, trách nhiệm của các cấp chính quyền ở địa phƣơng đóng vai trò chủ động trong việc cụ thể hóa và tổ chức thực hiện chủ trƣơng, luật pháp, chính sách chung của Đảng và Nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng; hỗ trợ và dẫn dắt các nỗ lực hoạt động bảo vệ môi trƣờng nông thôn hiện nay.

Trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng nông thôn bao gồm cả trách nhiệm của bản thân mỗi ngƣời dân đối với bảo vệ môi trƣờng theo luật định (thuế, phí bảo vệ môi trƣờng, tiêu chuẩn môi trƣờng,...) và cả chia sẻ trách nhiệm đối với bảo vệ môi trƣờng sinh thái, môi trƣờng sống của cộng đồng dân cƣ xung quanh vì sự phát triển bền vững của cả nông nghiệp và nông thôn. Trách nhiệm của mỗi ngƣời ngƣời dân không chỉ giới hạn ở sự tự giác trong ý thức, nhận thức về BVMT mà còn cả trong hành động, trong tham gia mọi hoạt động BVMT, bao gồm từ xây dựng, đề xuất các biện pháp, các hình thức, cách thức BVMT ở địa phƣơng cho tới việc trực tiếp thực hiện các biện pháp đó.

Tăng cƣờng công tác tuyên truyền môi trƣờng, vận động nhân dân tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ dòng sông. Tổ chức các hoạt động làm sạch môi trƣờng, triển khai sâu rộng xuống các cơ sở, phối hợp các huyện lân cận để tổ chức hoạt động bảo vệ môi trƣờng thƣờng xuyên hơn. Phát huy vai trò của các cơ quan thông tấn báo chí, kết hợp hợp lý truyền thông trực tiếp và truyền thông đại chúng theo hƣớng sáng tạo và tiếp cận đối tƣợng.

3.2.2. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lí vi phạm cần được chú trọng

Tích cực thanh tra các nhà máy lớn một cách thƣờng xuyên để giúp các đơn vị này luôn tuân thủ theo chính sách bảo vệ môi trƣờng của nhà nƣớc cũng nhƣ nhanh chóng phát hiện ra những tổ chức đang vi phạm về quy định bảo vệ môi trƣờng. Xây dựng và ban hành hƣờng dẫn về kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về BVMT song song với việc đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trƣờng, áp dụng các biện pháp xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ môi trƣờng. Tăng cƣờng sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả với lực lƣợng cảnh sát môi trƣờng trong đất tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng. Tăng cƣờng, áp dụng các công cụ kinh tế trong hoạt động kiểm soát ô nhiễm: hoàn thiện và ban hành phí bảo vệ môi trƣờng đối với khí thải; nâng cao hiệu quả thu phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải, nghiên cứu và áp dụng thí điểm một số nội dung liên quan đến ngƣỡng chịu tải môi trƣờng. Đổi mới hình thức và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Ủy ban BVMT; xây dựng, trình duyệt và tổ chức triển khai các đề án: các hành vi làm gây ô nhiễm môi trƣờng nông thôn hiện nay. Xử lý triệt để các loại rác, rác sinh hoạt và rác công nghiệp phải xử lý riêng. Xây dựng, ban hành các quy chuẩn môi trƣờng cho một số lĩnh vực sản xuất đặc thù, sản xuất làng nghề, cho vùng lãnh thổ, các lƣu vực sông. Nâng cao chất lƣợng, hiệu quả năng lực cảnh báo, ứng cứu và khắc phục sự cố môi trƣờng, Rà soát, đánh giá, xác định rõ trách nhiệm trong việc gây ra ô nhiễm môi trƣờng, tăng cƣờng công tác kiểm tra, xử lý các cơ sở gây ô nhiễm và xả thải trực tiếp vào ao, hồ, mƣơng, máng, sông suối.

3.2.3. Quy hoạch không gian nông thôn gắn với bảo vệ môi trường

Việc quy hoạch các khu/cụm công nghiệp ở nông thôn dể di dời các cơ sở gây ô nhiễm nặng ra khỏi khu dân cƣ, đồng thời tại các khu vực này phải có hệ thống xử lý nƣớc thải, thu gom chất thải rắn,… đã đƣợc nêu trong Chiến lƣợc BVMT và đang đƣợc nhiều huyện lân cận triển khai. Có 2 loại quy hoạch là quy hoạch chính là quy hoạch tập trung theo cụm công nghiệp nhỏ và quy hoạch phân tán tại chỗ:

Quy hoạch tập trung theo cụm công nghiệp nhỏ: cần xa khu dân cƣ và quy hoạch đồng bộ mặt bằng sản xuất, cơ sở hạ tầng nhƣ đƣờng giao thông, hệ thống cung cấp điện, nƣớc, hệ thống thông tin, hệ thống thu gom và xử lý rác thải, nƣớc thải, thu gom rác thải rắn để xử lý tập trung. Quy hoạch khu vực sản xuất tùy thuộc vào loại hình làm nghề nhƣ sản xuất gốm sứ, nhuộm màn tuyn, làm hƣơng, sấy sản phẩm nông sản,…

Quy hoạch phân tán: Quy hoạch sản xuất ngay tại hộ gia đình kết hợp cải thiện điều kiện sản xuất và cải thiện môi trƣờng mà không cần phải di dời, hạn chế tối đa việc cơi nới, mở rộng đƣờng, xây nhà cao tầng, lƣu giữ khung cảnh sản xuất, tính cổ truyền nhân văn của làng nghề để có thể kết hợp với du lịch. Loại hình này thích hợp với làng nghề cổ truyền thống.

Hai loại hình quy hoạch tập trung và quy hoạch phân tán đều có thể áp dụng cho nông thôn hiện nay. Cần phải nghiên cứu kĩ các điều kiện liên quan đến số lƣợng cơ sở sản xuất, quy mô cơ sở, đặc trƣng loại hình sản xuất, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch không gian trƣớc khi quyết định phƣơng án quy hoạch nhằm đảm bảo tính hiệu quả và phù hợp với môi trƣờng.

Trƣớc mắt không nên mở tràn lan các khu/cụm công nghiệp tập trung mà không có quy hoạch chi tiết; cần đầu tƣ hoàn thiện cơ sở hạ tầng của các khu/cụm công nghiệp hiện có theo đúng quy hoạch. Cần nghiên cứu Xây dựng mô hình trình diễn về loại quy hoạch tập trung và quy hoạch phân tán để có kết quả tốt nhất cho các địa phƣơng.

3.2.4. Áp dụng sản xuất sạch hơn, các công nghệ và thiết bị xử lý chất thải làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông thôn

Đối với chất thải làng nghề: Khuyến khích áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn để vừa làm giảm lƣợng rác thải, vừa mang lại hiệu quả kinh tế. Cho vay ƣu đãi với lãi suất thấp đối với các chủ cơ sở áp dụng công nghệ và thiết bị tiên tiến tạo ít chất thải. Tổ chức các lớp đào tạo, thử nghiệm áp dụng sản xuất sạch hơn cho các chủ cơ sở sản xuất tại làng nghề. Trƣớc mắt áp dụng các giải pháp quản lí nội vi, tuần hoàn tái chế để giảm thiểu ô nhiễm môi tƣờng mang lợi ích kinh tế, ít tốn kém. Sau đó, dần thay đổi thiết bị và công nghệ tiên tiến tạo ít chất thải. Kinh phí tổ chức lớp này có thể kết hợp với

nguồn ngân sách vì môi trƣờng và các chủ cơ sở đóng góp theo tỉ lệ thích hợp với hoàn cảnh từng địa phƣơng.

Đối với chất thải nông nghiệp, chăn nuôi: Cần áp dụng những công nghệ tiến tiến để xử lý chất thải. Chất thải trong chăn nuôi có thể phục vụ cho việc trồng trọt các giống cây trồng, tạo nguồn dinh dƣỡng tốt cho cây phát triển.

Đối với chất thải trong sinh hoạt: Mỗi xã cần có những đội để thu gom rác hằng ngày, phân loại và xử lí rác. Rác có thể tái chế và không tái chế đƣợc thì chúng ta có thể phân loại và xử lí rác theo đúng quy định.

Đối với chất thải công nghiệp: Cần áp dụng những máy móc tiên tiến, hiện đại để xử lý rác công nghiệp. Rác công nghiệp có chứa nhiều loại hóa chất độc hại gây nguy hiểm đến sức khỏe con ngƣời, Vì vậy, mỗi nhà máy xí nghiệp cần xây dựng hệ thống xử lý rác thải rồi mới đƣợc thải ra môi trƣờng theo đúng quy định.

3.2.5. Xã hội hóa công tác BVMT nông thôn

Tổ chức các hoạt động, chƣơng trình phổ biến về bảo vệ môi trƣờng và lồng ghép nội dung BVMT trong hƣơng ƣớc làng xã. Các nội dung cần phổ biến bao gồm:

Luật BVMT, các chính sách, văn bản liên quan tới BVMT nông thôn và các quy chuẩn môi trƣờng của Việt Nam;

Hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, chăn nuôi, làng nghề, các chất thải phát sinh, mức độ ô nhiễm so với quy chuẩn môi trƣờng;

Ảnh hƣởng của ô nhiễm môi trƣờng nông thôn tới sức khỏe của cộng đồng, sản xuất nông nghiệp, cảnh quan,…;

Các loại phí thải môi trƣờng bắt buộc: phí BVMT đối với nƣớc thải, chất thải rắn, khí thải và các quy định xử phạt hành chính;

Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng: áp dụng công nghệ tiên tiến để xử lý các loại chất chất thải, thực hiện đúng Luật Bảo vệ môi trƣờng.

Cơ chế hỗ trợ tài chính, cách tiếp cận vay vốn trong các hoạt động đổi mới công nghệ, áp dụng công nghệ vào sản xuất làng nghề và công nghiệp.

Hƣơng ƣớc làng xã là công cụ là công cụ quản lí môi trƣờng hiện hữu ở nông thôn, mỗi ngƣời dân phải tự ý thức bảo vệ chính nơi mình đang sống. Hƣơng ƣớc làng xã khuyên mọi ngƣời ăn sạch, ở sạch, uống sạch. Môi trƣờng là nơi chúng ta sống và lao động hằng ngày. Môi trƣờng trong sạch sẽ hạn chế bệnh tật, mang lại sức khỏe cho tất cả mọi ngƣời. Chính vì vậy mỗi ngƣời dân cần tích cực hƣởng ứng phong trào BVMT, sử dụng nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng để cải thiện điều kiện sinh hoạt của chính mình, khuyến khích và tăng cƣờng sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động BVMT. Huy động ngƣời dân tham gia BVMT bao gồm các hình thức:

Huy động bắt buộc: Ngƣời gây ô nhiễm môi trƣờng phải đóng góp hoặc chi trả kinh phí cho việc khắc phục ô nhiễm

Huy động tự nguyện: Huy động những ngƣời đƣợc hƣởng thụ lợi ích môi trƣờng đóng góp vào công tác bảo vệ môi trƣờng bằng các hình thức: đóng góp sức lao động của các hộ gia đình, các cơ quan trƣờng học,… vào các hoạt động nhƣ vệ sinh ngõ xóm, khai thông cống nƣớc thải,…; đề nghị chính quyền các cấp cho phép dành một tỷ lệ nhất định nhày lao động công ích theo luật định cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho BVMT nhƣ hệ thống thoát nƣớc thải, bãi chôn lấp chất rắn của địa phƣơng:

Huy động hợp tác: Huy động, khuyến khích, tổ chức , cá nhân đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông thôn, xây dựng các thiết bị xử lí chất thải, thành lập các hợp tác xã quản lí chất thải, thực hiện theo hƣớng “Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm”. Các hoạt động tham gia của ngƣời dân có thể bao gồm:

Giữ gìn sạch sẽ nơi hoạt động sản xuất, nơi sinh hoạt, giữ sạch đƣờng làng ngõ xóm.

Tổ chức, khai thông, định kì nạo vét cống rãnh. Tham gia chƣơng trình nƣớc sạch

Thu gom rác đúng nơi quy định của làng xã, không đổ bừa bãi rác thải ra nơi công cộng.

Tận thu chất thải sản xuất nhƣ xây hầm biogas, tận dụng cây ngô, dây khoai,… làm thức ăn gia súc.

KẾT LUẬN

Sự phát triển của nông thôn hiện nay đang là một tiềm năng to lớn về nhân lực, nguồn nguyên liệu, kinh nghiệm sản xuất và thị trƣờng của vùng nông thôn rộng lớn. Do đó, xây dựng nông thôn ngày càng phát triển đóng vai trò quan trọng của địa phƣơng, góp phần thúc đẩy quá trình “công nghiệp hóa nông thôn” cụ thể: nhƣ tạo việc làm cho ngƣời dân, tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân trong huyện.

Song song với việc phát triển là vấn đề ô nhiễm môi trƣờng nông thôn ngày càng nghiêm trọng. Một số bộ phận ngƣời dân chƣa có kiến thức, ý thức BVMT nông thôn, tất cả đều do lợi ích kinh tế trƣớc mắt. Chính việc sản xuất của các làng nghề đã ảnh hƣởng đến sức khỏe của ngƣời dân địa phƣơng và gây ô nhiễm môi trƣờng. Mặt khác, hiện nay nguồn kinh phí hạn hẹp của địa phƣơng, việc áp dụng các biện pháp xử lý chất thải và di dời các cơ sở sản xuất là rất khó khăn đòi hỏi phải sự hỗ trợ của tỉnh Hải Dƣơng. Môi trƣờng nếu không đƣợc cải thiện thì tình trạng rác thải còn nhiều, ô nhiễm môi trƣờng ngày càng nghiêm trọng.

Việc BVMT cũng nhƣ khắc phục ô nhiễm môi trƣờng nông thôn tại huyện Nam Sách vẫn còn những bất cập và hạn chế. Để khắc phục ô nhiễm môi trƣờng nông thôn một cách hiệu quả, đảm bảo sự phát triển bền vững cần phải có phƣơng hƣớng và giải pháp cụ thể, mang tính thiết thực, phù hợp với hoàn cảnh của từng địa phƣơng. Để giảm thiểu những tác động xấu từ ô nhiễm môi trƣờng đến sức khỏe nguồn nhân lực tại các vùng nông thôn cần thực hiện các giải pháp sau. Cần phải có các kế hoạch và biện pháp đánh giá toàn diện về thực trạng ô nhiễm môi trƣờng tại các khu vực nông thôn hiện nay.

Tuy nhiên, do đặc điểm kinh tế - xã hội tại mỗi đại phƣơng khác nhau nên mức độ ô nhiễm môi trƣờng khác nhau nên việc xác định những xã bị ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng để từng bƣớc đề ra các biện pháp khắc phục phù hợp. Chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề trong huyện đảm bảo tính khoa học, trên cơ sở tính toán kỹ lƣỡng, toàn diện các xu thế phát triển, từ đó có chính sách phù hợp; tránh

tình trạng quy hoạch tràn lan, thiếu đồng bộ, chồng chéo. Đối với các khu công nghiệp đang đóng trên địa bàn nông thôn hiện nay cần có quy định bắt buộc các công ty đầu tƣ hạ tầng phải xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nƣớc thải tập trung hoàn chỉnh mới đƣợc phép hoạt động, đồng thời thƣờng xuyên có báo cáo định kỳ về hoạt động xử lý nƣớc thải, rác thải tại đó.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về BVMT, trong đó chế tài xử phạt (cƣỡng chế hành chính và xử lý hình sự) phải thực sự đủ mạnh để đủ sức răn đe các đối tƣợng vi phạm. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trƣờng trong toàn bộ xã hội nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật BVMT, trách nhiệm xây dựng xã hội của ngƣời dân, doanh nghiệp trong việc gìn giữ và BVMT. Tăng cƣờng hơn nữa vai trò của các cơ quan quản lý nhà nƣớc về vấn đề trên địa bàn nông thôn, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực nông thôn có hiệu quả hơn. Với việc đƣa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề ô nhiễm môi trường nông thôn ở huyện nam sách tỉnh hải dương hiện nay​ (Trang 52 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)