Một số phƣơng hƣớng cơ bản trong việc khắc phụ cô nhiễm mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề ô nhiễm môi trường nông thôn ở huyện nam sách tỉnh hải dương hiện nay​ (Trang 49 - 52)

7. Kết cấu của khóa luận

3.1. Một số phƣơng hƣớng cơ bản trong việc khắc phụ cô nhiễm mô

trƣờng nông thôn tại huyện Nam Sách tỉnh Hải Dƣơng

3.1.1. Hoàn thiện thể chế, tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường nông thôn

* Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường nông thôn:

Chú trọng đến các chính sách phát triển bền vững của nông thôn: phát triển sản xuất kinh doanh phải chú ý cải thiện và BVMT, không hi sinh lợi ích môi trƣờng cho lợi ích kinh tế trƣớc mắt. Xây dựng các cơ chế chính sách tạo điều kiện cho cơ sở sản xuất cho các cơ sở sản xuất làng nghề, hoạt động chăn nuôi, các nhà máy, xí nghiệp vay vốn ƣu đãi để phát triển sản xuất, thay đổi công nghệ theo hƣớng thân thiện với môi trƣờng, áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn, các công nghệ đơn giản để xử lý nƣớc thải, khí thải, chất thải.

Hoàn thiện hệ thống các văn bản về BVMT địa phƣơng nhƣ các quy định cụ thể về đánh giá tác động của môi trƣờng và cam kết BVMT nông thôn, thu phí BVMT đối với nƣớc thải, khí thải, thu gom và xử lý chất thải rắn ở địa phƣơng mình cho phù hợp, lồng ghép BVMT nông thôn vào các chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển của địa phƣơng; có chính sách hỗ trợ tài chính đối với cán bộ vệ sinh môi trƣờng cấp thôn và trƣởng thôn để động viên cán bộ này hoạt động có hiệu quả hơn trong công tác BVMT.

Cùng với đó cần cụ thể hóa quy định của pháp luật theo từng hoàn cảnh của địa phƣơng, các xã cần tiến hành xây dựng quy định về vệ sinh, môi tƣờng dƣới dạng quy định, hƣơng ƣớc, cam kết BVMT của chính địa phƣơng mình. Xây dựng nông thôn mới, phát triển bền vững.

* Hoàn thiện bộ máy quản lí môi trường cấp phường, xã, thị trấn:

Các cơ quan chính quyền địa phƣơng đóng vai trò quyết định trong công tác BVMT nông thôn. Nên lấy quản lí cấp xã làm nòng cốt trong hệ

thống quản lý bảo vệ môi trƣờng tại xã vì tại cấp xã, các cán bộ quản lý có thể đi kiểm tra hoạt động của từng hộ gia đình để thực hiện hiệu quả các giải pháp về quản lý. Vì vậy, cần thiết phải xây dựng, bổ sung chức năng, nhiệm vụ về BVMT cho các tổ chức, bộ phận chuyên môn ở cấp xã và cấp thôn. Bổ sung cơ cấu cán bộ cho các tổ chức, bộ phận chuyên môn có liên quan ở cấp xã và cấp thôn. Mỗi xã cần có một cán bộ quản lý về môi trƣờng, mỗi thôn có một cán bộ vệ sinh môi trƣờng. Huyện cần rà soát nhu cầu về cán bộ phụ trách môi trƣờng cấp xã để xây dựng kế hoạch bổ sung cán bộ hằng năm và tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn về môi trƣờng để đáp ứng yêu cầu về số lƣợng và trình độ. Phấn đấu sau 3 đến 5 năm thì có đủ số cán bộ theo yêu cầu.

* Tăng cường tổ chức thực thi pháp luật bảo vệ môi trường nông thôn:

Tăng cƣờng hoạt động giám sát môi trƣờng nông thôn và thực hiện kiểm tra nguồn nƣớc thải. Phòng TN&MT huyện Nam Sách cần xây dựng kế hoạch định kỳ giám sát môi trƣờng ở một số xã. Đặc biệt là các xã có lƣợng rác thải sinh hoạt nhiều, các làng nghề và các khu công nghiệp. Tăng cƣờng công tác kiểm tra các nguồn thải tại các xã để quản lý đƣợc các thông tin về lƣợng thải và tải lƣợng ô nhiễm của các chất thải. Giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy định về BVMT của các xã, các thôn trong huyện. Tăng cƣờng giám sát các khu công nghiệp công nghiệp có hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung, hệ thống quản lý chất thải rắn, hệ thống quản lý môi trƣờng của các khu công nghiệp.

Triển khai áp dụng các công cụ kinh tế nhƣ phí BVMT đối với nƣớc thải, chất thải rắn đối với các xã trong huyện. Sở TN&MT cần hƣớng dẫn bằng văn bản cho cấp huyện, cấp xã, cách lập biểu thống kê các nguồn thải và lƣợng thải các chất ô nhiễm trong khí thải, nƣớc thải, chất rắn của các thôn, xóm của từng địa phƣơng.

Tăng cƣờng cƣỡng chế thực thi pháp luật trong BVMT nông thôn. Sử dụng công cụ pháp luật, bắt buộc tất cả ngƣời dân trong huyện tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến BVMT. Đối với các hành vi thải, đổ chất thải ra môi trƣờng vƣợt quá quy chuẩn cho phép, gây tác động xấu đến sức khỏe ngƣời dân và ảnh hƣởng tới cây trồng, vật nuôi, chính quyền địa

phƣơng cần đề ra thời gian xử lý và phải đƣợc xử phạt theo quy định của Nhà nƣớc và địa phƣơng.

Tuyên truyền phổ biến luật BVMT, phổ biến các quy chuẩn môi trƣờng trong các nội dung tuyên truyền năng cao nhận thức của ngƣời dân trong huyện để dễ dàng triển khia thi hành pháp luật. Tăng cƣờng thu thập thông tin, số liệu, tạo lập các hệ thống thông tin, cở sở dữ liệu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, trao đổi, chia sẻ, công bố thông tin, số liệu môi trƣờng nông thôn.

3.1.2. Tăng cường và đa dạng hóa đầu tư tài chính cho BVMT nông thôn

Do nguồn lực BVMT nông thôn còn hạn chế, nếu không có sự hỗ hợ của Nhà nƣớc bƣớc đầu để tạo sự chuyển biến cả về nhận thức lẫn việc giảm thải ô nhiễm môi trƣờng cục bộ thì vấn đề BVMT nông thôn vẫn không thay đổi. Trƣớc hết cần tập trung vào:

Hỗ trợ kinh phí tạo cơ sở hạ tầng, trong đó việc quy hoạch các khu/cụm công nghiệp, hỗ trợ xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung, hệ thống quản lý chất rắn của khu/cụm công nghiệp, quy hoạch xây dựng các bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cấp xã, huyện.

Hỗ trợ kinh phí nghiên cứu cho các mô hình trình diễn và cho vay ƣu đãi với các cơ sở áp dụng nhân rộng mô hình.

Khuyến khích các cơ sở sản xuất xử lý chất thải, nƣớc thải, khí thải, quản lý môi trƣờng bằng cho vay ƣu đãi hoặc giảm thuế khi thực hiện các giải pháp này.

Tận dụng đa dạng hóa các nguồn đầu tƣ cho BVMT nông thôn từ: Ngân hàng Nà nƣớc dành cho BVMT, nguồn vốn ODA dành cho BVMT, Quỹ BVMT Việt Nam, nguồn đầu tƣ của các chủ sản xuất,…

3.1.3. Cần thiết phải kết hợp giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu môi trường nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Đây là một chủ trƣơng quan điểm lớn đã đƣợc xác định trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc ta là “phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trƣờng, giữ gìn đa dạng sinh học”. Sự hài

hòa trong mối quan hệ giữa phát triển sản xuất, kinh doanh và bảo vệ môi trƣờng ở nông thôn có nghĩa là: Không hy sinh lợi ích môi trƣờng cho lợi ích kinh tế trƣớc mắt và các lợi ích từ sản xuất, kinh doanh cần đƣợc chia sẻ cho hoạt động BVMT vì sự phát triển chung của nông thôn. Đối với tình hình nƣớc ta muốn tăng trƣởng kinh tế không có còn đƣờng nào khác là phải tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Phát triển kinh tế - xã hội của nông thôn cũng nằm trong xu thế chung đó.

Để thực hiện đƣợc mục tiêu phải đổi mới công nghệ tăng cƣờng năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. Đổi mới công nghệ bằng hai con đƣờng: chuyển giao công nghệ và tự tiếp thu công nghệ hiện đại – công nghệ có hàm lƣợng chất xám cao và công nghệ sạch, từ đó chúng ta mới có thể thực hiện công nghiệp, hiện đại hóa rút ngắn, đồng thời cũng chính là phƣơng thức hữu hiệu nhất để hết hợp mục tiêu kinh tế và môi trƣờng. Kiên quyết không nhập công nghệ gây ô nhiễm môi trƣờng sinh thái với bất kỳ điều kiện nào. Phát triển kinh tế trên sự hủy hoại môi trƣờng cũng đồng nghĩa với sự “kết án tƣơng lai của mình”. Vì vậy, mục tiêu công nghệ phải làm sao vừa đáp ứng đƣợc yêu cầu tăng trƣởng kinh tế, vừa đảm bảo vấn đề môi trƣờng nông thôn. Tăng cƣờng đầu tƣ hơn nữa cho chi đầu tƣ cơ bản để xây dựng các công trình xử lý chất thải mang tính chất công ích, thực hiện các dự án đầu tƣ về cải thiện môi trƣờng, về cơ sở hạ tầng BVMT. Xây dựng và ban hành các chính sách cụ thể nhằm đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tƣ cho bảo vệ môi trƣờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề ô nhiễm môi trường nông thôn ở huyện nam sách tỉnh hải dương hiện nay​ (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)