Cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm GIÁO dục bảo vệ tài NGUYÊN DU LỊCH QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM tại một số DI TÍCH, DANH THẮNG ở địa PHƯƠNG CHO học SINH lớp 12 TRÊN địa bàn HUYỆN yên THÀNH (Trang 25 - 28)

2. Cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm tại các di tích, danh thắng trên quê hương Yên Thành, Nghệ An

2.1.Cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm

Được sự thống nhất cao của ban chuyên môn nhà trường, chúng tôi tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh bằng hình thức ngoài giờ lên lớp với sự hướng dẫn cụ thể của giáo viên bộ môn trực tiếp phụ trách lớp học.

Quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học địa lí ở trường Trung học phổ thông để hoạt động trải nghiệm trong dạy học địa lí đạt hiệu quả tốt, giáo viên cần phải lựa chọn nội dung, cần xác định địa điểm và thời gian tổ

chức phù hợp (tốt nhất là những địa điểm gần với trường học), cần có sự chuẩn bị chu đáo về nội dung, hình thức, cách thức tổ chức tiến hành, chủ động, linh hoạt, vận dụng nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học, biện pháp sư phạm phù hợp, đồng thời theo dõi, đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm của học sinh có thể bằng nhiều hình thức khác nhau. Vì vậy, quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học địa lí cần thực hiện các bước sau:

- Bước 1: Lập kế hoạch trải nghiệm. Công việc này thường thực hiện vào đầu năm học mới hoặc đầu học kì. Căn cứ vào mục tiêu của môn học, nội dung của sách giáo khoa, phân phối chương trình, ưu thế của từng địa phương, nhu cầu, hứng thú của học sinh mà giáo viên xác định chủ đề trải nghiệm cho phù hợp với đối tượng và khả năng nhận thức.

- Bước 2: Thiết kế kế hoạch hoạt động trải nghiệm (xác định chủ đề, mục tiêu, địa điểm, thời gian, công tác chuẩn bị, các hoạt động...).

- Bước 3: Tổ chức hoạt động trải nghiệm. Đây là việc biến ý tưởng trải nghiệm trên văn bản, giáo án thành hiện thực, nhằm kiểm nghiệm tính hiệu quả và khả thi của kế hoạch trải nghiệm do giáo viên đề xuất. Để thực hiện thành công buổi trải nghiệm cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên trực tiếp phụ trách với học sinh và lực lượng tham gia hỗ trợ (ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến cán bộ quản lí di tích). Trước khi tiến hành hoạt động trải nghiệm, giáo viên cần nêu rõ nhiệm vụ học tập cho học sinh và hướng dẫn học sinh cách hoàn thành nhiệm vụ theo “kịch bản” đã chuẩn bị từ trước.

- Bước 4: Đánh giá hoạt động trải nghiệm. Đây làm cơ sở để rút ra bài học kinh nghiệm cho những lần tổ chức sau tốt hơn.

2.1.1. Vai trò, nhiệm vụ của giáo viên

Trong hoạt động này, vai trò của giáo viên và học sinh được thể hiện rõ ràng. Cụ thể giáo viên là người khởi xướng cũng là người kết thúc hoạt động, có nghĩa giáo viên là người đề xuất nhiệm vụ dựa trên mục tiêu và thực tiễn đối tượng học sinh cũng là người sẽ đánh giá về các mặt kiến thức, năng lực, kĩ năng mà người học đạt được thông qua hoạt động. Với chủ đề ‘‘Tài nguyên du lịch

trên quê hương Yên Thành”, giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện nhiệm vụ:

Thuyết minh, giới thiệu về các di tích, danh thắng (trong đó chủ yếu tập trung lí giải về nguồn gốc tên gọi, đặc điểm, giá trị văn hóa – du lịch, giải pháp bảo vệ, cũng như phát huy giá trị của di tích, danh thắng). Để thực hiện nhiệm vụ đó, giáo viên lập kế hoạch cụ thể như sau:

- Trước buổi trải nghiệm một tuần, giáo viên liên hệ với lãnh đạo địa phương, trình bày mục đích dạy học của mình, đề xuất được tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình triển khai hoạt động trải nghiệm sáng tạo như mở cửa các di tích lịch sử, cử người thuyết minh về di tích, danh thắng... Đồng thời, giới thiệu một số bậc cao niên có thời gian sinh sống ở gần với di tích và có nhiều kỷ niệm gắn với địa danh đó của địa phương để các em gặp gỡ; giới thiệu nguồn tài liệu về di

- Giao nhiệm vụ cho học sinh: Giáo viên nêu rõ nhiệm vụ, phân nhóm thực hiện. Thường sĩ số lớp học 37 đến 43 học sinh, giáo viên chia làm bốn nhóm, đặt tên nhóm, chú ý sự cân bằng giữa các nhóm về giới tính, năng lực, đặc biệt là những hạt nhân văn nghệ nổi bật. Cùng với điều đó, giáo viên yêu cầu thời gian hoàn thành (sau 2 tuần trải nghiệm), công bố địa điểm, thời gian dự kiến báo cáo sản phẩm. Để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ, giáo viên cũng đề ra những phương tiện mà các em cần chuẩn bị. Về phần mình, giáo viên chuẩn bị mẫu phiếu thu thập thông tin và bài tập thu hoạch sau khi kết thúc hoạt động.

Phiếu thu thập thông tin:

Chủ đề: Tài nguyên du lịch trên quê hương Yên Thành

Học sinh: Lớp:

Tên địa danh Những hiểu biết về địa danh

Bài tập thu hoạch: Trình bày cảm nhận của em sau hoạt động trải

nghiệm tại một số di tích, danh thắng trên quê hương em. Hãy đưa ra giải pháp để bảo vệ và phát huy tiềm năng du lịch của các địa danh đó.

- Hướng dẫn các em thực hiện nhiệm vụ học tập: Theo dõi các em trong quá trình thực hiện hoạt động nhằm điều chỉnh kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng thu thập và xử lí thông tin, xây dựng đề cương để thực hiện sản phẩm. Đặc biệt, trước khi các em báo cáo sản phẩm trước tập thể, giáo viên xem xét, có thể giúp các em chỉnh sửa để sản phẩm có chất lượng hoàn thiện hơn.

- Thực hiện nhiệm vụ đánh giá: Đây là khâu thẩm định sản phẩm của các em. Từ đó, giáo viên đưa ta những nhận xét về các phương diện kiến thức, kĩ năng và năng lực các em thu nhận được trong quá trình trải nghiệm. Giáo viên cần có tiêu chí rõ ràng phù hợp. Với chủ đề này, bài thuyết trình cần trình bày rõ ràng, mạch lạc, có sơ đồ tư duy kèm theo, phong thái của người thuyết trình lịch sự, gây ấn tượng tốt đẹp với người nghe. Khi đánh giá cần chú ý đánh giá cả quá trình học sinh tham gia hoạt động.

2.1.2.Vai trò, nhiệm vụ của học sinh

Học sinh là chủ thể của hoạt động học tập. Các em phải tự trải nghiệm trong thực tiễn bằng nhiều hình thức khác nhau (khám phá các di tích lịch sử, gặp gỡ với các cán bộ quản lí, người quản lí di tích, danh thắng...) thu thập thông tin từ nhiều kênh (từ đời sống, sách vở, báo chí, mạng internet...) kết hợp với kinh nghiệm của bản thân để giải quyết nhiệm vụ được giao. Mỗi học sinh (nhóm) cần hoàn thành phiếu thu thập thông tin nhanh chóng kịp thời.

Trong quá trình hoạt động, các em rèn luyện nhiều những kĩ năng cơ bản, như kỹ năng quan sát, kỹ năng hợp tác, kỹ năng thuyết trình và giải quyết nhiệm vụ học tập.

Chính các em cũng sẽ là người báo cáo kết quả hoạt động theo nhiệm vụ được giao sau khi quá trình trải nghiệm kết thúc trước tập thể các bạn. Đồng thời hoạt động dạy học này coi trọng tính trải nghiệm nên sự đánh giá có ý nghĩa nhất không phải là điểm số của thầy cô mà chính các em học sinh sẽ tự đánh giá được các năng lực, kiến thức của bản thân và của bạn mình thu nhận được sau khi kết thúc hoạt động.

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm GIÁO dục bảo vệ tài NGUYÊN DU LỊCH QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM tại một số DI TÍCH, DANH THẮNG ở địa PHƯƠNG CHO học SINH lớp 12 TRÊN địa bàn HUYỆN yên THÀNH (Trang 25 - 28)