Giáo án thể nghiệm

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm GIÁO dục bảo vệ tài NGUYÊN DU LỊCH QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM tại một số DI TÍCH, DANH THẮNG ở địa PHƯƠNG CHO học SINH lớp 12 TRÊN địa bàn HUYỆN yên THÀNH (Trang 37 - 43)

2. Cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm tại các di tích, danh thắng trên quê hương Yên Thành, Nghệ An

2.3. Giáo án thể nghiệm

Chủ đề: Tài nguyên du lịch trên quê hương Yên Thành

I. Mục tiêu:

Thuyết trình về một số di tích văn hóa lịch sử, danh thắng trên quê hương Yên Thành

1. Hiểu sâu sắc giá trị lịch sử - văn hóa, giá trị của tài nguyên du lịch của một số địa danh xung quanh địa bàn mà các em đang sinh sống nói riêng cũng như trên địa bàn huyện Yên Thành nói chung. Qua đó củng cố kiến thức về địa lí địa phương.

2. Rèn luyện nhiều kỹ năng cơ bản như: Kỹ năng thuyết trình, kỹ năng quan sát, kỹ năng hợp tác và giải quyết nhiệm vụ học tập…

3. Bồi dưỡng tình yêu, ý thức và trách nhiệm đối với di tích lịch sử - văn hóa, giá trị văn hóa truyền thống, và những giá trị vốn có tự nhiên của quê hương, đất nước. Giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống uống nước nhớ nguồn, truyền thống hiếu học,…

4. Hình thành năng lực:

Hợp tác giữa các thành viên trong nhóm Năng lực giao tiếp

Năng lực nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm

Năng lực thông qua sử dụng ngôn ngữ thể hiện chính kiến của mình

Năng lực sáng tạo qua việc trải nghiệm đóng vai như: hướng dẫn viên, thể hiện các sơ đồ tư duy…

II. Thời gian thực hiện: Khoảng từ tuần thứ 27 cho đến trước tuần 30 của năm học – trước tiết kiểm tra định kỳ, học kỳ II. Thời gian các em chuẩn bị = 2 tuần.

III. Phương tiện thực hiện: Sách giáo khoa địa lí lớp 12 Sổ tay giấy bút để ghi chép Máy tính kết nối mạng Internet

IV. Hình thức hoạt động: Làm việc theo nhóm 12 -14 người. V. Tiến trình hoạt động:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Yêu cầu cần đạt Hoạt động 1: Tìm kiếm thông

tin

- Giáo viên:

+ Hướng dẫn học ghi chép khi đến tham quan trải nghiệm tại các công trình di tích, danh thắng, gặp gỡ với người quản lí di tích, cán bộ phụ trách văn hóa các xã, các bậc cao niên của xóm, làng;

+ Hướng dẫn học sinh ghi vào phiếu thu thập thông tin

+ Liệt kê các di tích lịch sử - văn hóa, các danh thắng tiêu biểu trên quê hương Yên Thành.

- Học sinh:

+ Tìm kiếm thông tin từ sách giáo khoa

+ Thông tin từ mạng Internet + Từ thực tế quan sát, tiếp xúc với người quản lí di tích, cán bộ phụ tráchvăn hóa các xã, các bậc cao niên của xóm, làng…

Hoạt động 2: Xử lí thông tin - Giáo viên:

+ Yêu cầu nộp phiếu thu thập thông tin, sau đó trao đổi kết quả tìm kiếm của các nhóm.

+ Tư vấn việc lựa chọn di tích hoặc danh thắng tiêu biểu để thuyết trình, tránh trùng lặp giữa các nhóm.

- Học sinh:

+ Nhóm trưởng yêu cầu các thành viên trình bày kết quả đã tìm kiếm.

+ Thảo luận thống nhất nội dung,

- Hiểu được khái niệm tài nguyên du lịch.

- Sưu tầm được các tài liệu,văn bản về các di tích lịch sử - văn hóa cũng như những danh thắng tiêu biểu của quê hương Yên Thành.

- Thống nhất thông tin để lập được sơ đồ tư duy về nội dung giới thiệu về di tích, danh thắng trên quê hương Yên Thành.

- Chọn được di tích hoặc danh thắng để giới thiệu

danh thắng… trên quê hương Yên Thành

+ Thống nhất di tích hoặc danh thắng để giới thiệu bằng lời hoặc bằng đoạn video ngắn.

Hoạt động 3: Xây dựng ý tưởng bố cục nội dung của sản phẩm

- Giáo viên:

+ Đưa ra các dạng sơ đồ tư duy + Hướng dẫn cách viết bài thuyết trình.

Cho xem một băng đĩa về giới thiệu một trong các địa danh trong các di tích, danh thắng mà các em đã tiến hành trải nghiệm.

+ Tư vấn trong việc lựa chọn bạn thuyết trình

+ Đảm bảo các thành viên trong nhóm đều có một nhiệm vụ cụ thể.

- Học sinh

+ Lựa chọn hình thức, cách trình bày bài thuyết trình của nhóm bằng sơ đồ tư duy.

+ Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm: chuẩn bị nội dung, phương tiện cho việc giới thiệu.

Hoạt động 4: Báo cáo sản phẩm - Giáo viên:

Công bố thời gian, địa điểm cụ thể để các em báo cáo sản phẩm

+ Thời gian: buổi chiều + Tại phòng học.

+ Mời ban chuyên môn đến dự

- Xây dựng được dạng sơ đồ tư duy đảm bảo cái nhìn khái quát về nội dung và ý nghĩa, giá trị của các di tích, danh thắng trên quê hương Yên Thành và các giải pháp bảo vệ, phát huy tài nguyên du lịch.

- Tiến hành vẽ sơ đồ tư duy và viết bài thuyết trình.

- Tiến hành chuẩn bị bài giới thiệu .

Công bố sản phẩm hoàn chỉnh: + Sơ đồ tư duy

+ Bài thuyết trình về ấn tượng sâu sắc nhất sau hoạt động trải nghiệm

+ Bài giới thiệu về di tích, về hoạt động tại di tích của học sinh bằng video do nhóm xây dựng

- Học sinh:

+ Báo cáo sơ đồ tư duy (qua giấy A0 hoặc qua trình chiếu PowerPoint).

+ Đại diện nhóm thuyết trình. + Tiến hành nội dung giới thiệu về một di tích hoặc một danh thắng đã trải nghiệm của nhóm mình.

Hoạt động 5: Đánh giá sản phẩm, quá trình hoạt động

- Giáo viên:

+ Đưa ra tiêu chí đánh giá cá nhân trong nhóm ở các mức độ đóng góp vào nhiệm vụ học tập chung: rất tích cực, tích cực, chưa tích cực.

+ Đưa ra tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của nhóm: Xuất sắc, tốt, hoàn thành, chưa hoàn thành.

+ Kết hợp đánh giá của học sinh đưa ra những nhận xét về toàn bộ quá trình hoạt động học tập của chính các em.

- Học sinh:

+ Dưới sự điều hành của nhóm trưởng, các thành viên trong nhóm tự đánh giá bản thân và đánh giá lẫn nhau. + Các nhóm đánh giá lẫn nhau về mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập.

- Đảm bảo sự đánh giá công, bằng, khách quan, có tác dụng thúc đẩy động cơ học tập của học sinh.

VI. Củng cố

Câu hỏi rắc nghiệm

b. 1583

c. 1780

d. 1783

Câu 2: Loài gỗ quý hiếm có nhiều trong núi Tháp Lĩnh là

a. Sến

b. Lát

c. Lim

d. Gụ

Câu 3: Đền thờ Sát Hải đại vương Hoàng Tá Thốn và thần rắn là a. Đền Đức Hoàng (xã Phúc Thành)

b. Đền Cả (xã Nhân Thành)

c. Đền thờ Hoàng Tá Thốn ( xã Long Thành) d. Đền Bạch Mã (xã Liên Thành)

Câu 4: Nhà thờ họ Hồ Tam Công được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia và năm nào

a. 1891

b. 1791

c. 2001

d. 1991

Câu 5: Di tích Đình Sừng có kiến trúc gì độc đáo a. Kiến trúc bố trí theo kiểu chữ Tam

b. Bái đình được điêu khắc, chạm trổ hình “rồng chầu, phượng múa” c. Nhà Bái đường kết cấu kiểu giá chiêng kẻ chuyền

d. Kiến trúc kiểu rường kiệu V. Mở rộng

Em hãy liệt kê và trình bày hiểu biết của mình về các di tích, danh thắng khác mà em biết trên quê hương Yên Thành.

Chủ đề: Di tích, danh thắng trên quê hương em

Học sinh: Lớp:

Tên di tích, danh thắng Những hiểu biết về di tích

VI. Bài tập thu hoạch

Trình bày cảm nhận của em sau khi được tham quan trải nghiệm tại các di tích, danh thắng trên quê hương mình. Hãy đưa ra các giải pháp để bảo vệ và phát huy tiềm năng du lịch của các di tích, danh thắng đó.

VII. Phụ lục:

Hình ảnh một số sản phẩm của hoạt động trải nghiệm: Di tích, danh thắng trên quê hương Yên Thành

1. Hình ảnh các nhóm học sinh thảo luận, làm sơ đồ tư duy về di tích, danh thắng và biện pháp bảo vệ, phát huy tiềm năng du lịch

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm GIÁO dục bảo vệ tài NGUYÊN DU LỊCH QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM tại một số DI TÍCH, DANH THẮNG ở địa PHƯƠNG CHO học SINH lớp 12 TRÊN địa bàn HUYỆN yên THÀNH (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w