Cơ hội hình thành và phát triển các thành tố NLTN của việc sử dụng mô hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và sử dụng mô hình vật chất chức năng của mắt trong dạy học bài 31 mắt vật lý 11 THPT theo hướng phát triển năng lực thực nghiệm​ (Trang 58 - 61)

4. Thiết kế tiến trình dạy học bài 31: Mắt – Vật lý 11 THPT

4.3.Cơ hội hình thành và phát triển các thành tố NLTN của việc sử dụng mô hình

hình trong tiến trình đã xây dựng

Trong quá trình giảng dạy bài 31: Mắt – sgk Vật lý 11, chúng tôi đã đƣa vào 2 nhiệm vụ liên quan đến việc sử dụng mô hình cấu tạo vật chất chức năng của mắt. Khi thực hiện 2 nhiệm vụ này, HS có cơ hội để hình thành, rèn luyện và phát triển đƣợc một số thành tố của NLTN. Cụ thể nhƣ sau:

- Nhiệm vụ 1 đƣa ra yêu cầu học sinh „vận hành mô hình vật chất chức năng của mắt để mô tả sự điều tiết của mắt‟.

+ Trƣớc hết, đƣa ra vấn đề nghiên cứu trong nhiệm vụ là về sự điều tiết của mắt dựa vào vận hành mô hình và nêu lên đƣợc những dự đoán, giả thuyết đối với việc vận hành mô hình đã giúp học sinh có kỹ năng của các thành tố năng lực 1.2 và 1.3.

+ Trong quá trình lên ý tƣởng cho việc thực hiện vận hành mô hình, học sinh phải đi tìm hiểu về sự điều tiết của mắt, từ đó đƣa ra đƣợc các phƣơng án thực hiện vận hành mô hình và các bƣớc tiến hành phƣơng án đó; Tạo điều kiện phát triển thành tố 2.1 và 2.3 của năng lực thành phần 2. Ở nhiệm vụ này, xung quanh vấn đề nghiên cứu không nêu đƣợc nhiều phƣơng án thí nghiệm, cơ hội để phát triển thành tố 2.2 không nhiều.

+ Dựa vào phƣơng án đã nêu ra, HS tiến hành thí nghiệm quang học, dựa vào sự hỗ trợ từ thành viên khác trong nhóm và sự gợi ý của GV thì HS hoàn toàn có khả năng phát triển đƣợc gần nhƣ tất cả các thành tố trong năng lực thành phần 3 – NLTN.

+ Sau khi đã thu đƣợc kết quả về sự điều tiết của thấu kính nƣớc trong mô hình mắt, việc biện luận kết quả thu đƣợc và phân tích chúng nhằm thấy đƣợc sự tƣơng đồng giữa việc điều tiết mắt thật và thấu kính trong mô hình, chính là quá trình HS rèn luyện các NL thành tố 4.4 và 4.5.

+ Trong quá trình HS thực hiện nhiệm vụ này, với các thành tố có cơ hội để HS phát triển tuy nhiên với yêu cầu trong nhiệm vụ chỉ quan sát và đánh giá đƣợc một số thành tố biểu hiện qua hoạt động nhìn thấy, nhƣ thành tố 2.3, các thành tố thuộc năng lực thành phần 3 và thành tố 4.4, 4.5.

- Nhiệm vụ 2 yêu cầu học sinh „sử dụng mô hình để mô phỏng các biện pháp khắc phục các tật khúc xạ ở mắt.

+ Khả năng đƣa ra phƣơng án tiến hành trên mô hình để mô phỏng đƣợc các biện pháp khắc phục; Hay khả năng nêu lên đƣợc nguyên lý hoạt động khi thay đổi các yếu tố khác nhau trên mô hình để khắc phục đều là những khả năng có đƣợc sau khi HS đƣợc rèn luyện các năng lực thành tố thuộc năng lực thành phần 2 – NLTN.

+ Việc tiến hành thực hiện các phƣơng án trên mô hình sau đó thực hiện các thí nghiệm quang học để chứng minh các biện pháp đó khắc phục đƣợc tật của mắt giúp cho học sinh có đƣợc các kỹ năng của NL thành phần 3 – Tiến hành thí nghiệm thực nghiệm.

+ Sau cùng, hoạt động biện luận kết quả thí nghiệm thu đƣợc và đề xuất ra những phƣơng án nhằm cải thiện mô hình là quá trình HS đang rèn luyện NL thành tố 4.4 và 4.5.

+ Đối với nhiệm vụ này, GV có thể quan sát và đánh giá các thành tố 3.1, 3.4, 3.5 và 2 thành tố 4.4, 4.5 của NLTN rõ ràng nhất trong quá trình theo dõi HS thực hiện nhiệm vụ.

- Bên cạnh đó, nhóm HS có thể hoàn thành đƣợc nhiệm vụ giao về nhà (tự thiết kế mô hình vật chất chức năng của mắt) tạo điều kiện để HS có thể phát triển đƣợc hầu hết các thành tố của NLTN. Ở nhiệm vụ này, nổi bật lên 1 số thành tố mà GV có thể dễ dàng quan sát, theo dõi để đánh giá đƣợc, đó là thành tố 2.4 và 4.5 của NLTN.

- Việc sử dụng mô hình vật chất chức năng vào các hoạt động dạy học trong bài, đã giúp HS có cơ hội hình thành, rèn luyện và phát triển đƣợc các thành tố khác nhau của NLTN, Đồng thời còn giúp cho HS rèn luyện tính tích cực trong các hoạt động học tập của bộ môn nói riêng và các môn học nói chung.

Trong khuôn khổ thời gian 2 tiết học, chúng tôi dựa vào cấu trúc và các tiêu chí chung đánh giá NLTN để đƣa ra 3 bảng tiêu chí đánh giá NLTN của HS qua 3 nhiệm vụ đã chuyển giao trong các hoạt động học. (Nội dung bảng tiêu chí đánh giá cụ thể xem tại phụ lục 3).

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Ở chƣơng 2, chúng tôi đã trình bày một số nội dung sau:

- Vị trí, vai trò của bài 31 – Mắt trong chƣơng trình Vật lý THPT. - Mục tiêu dạy học bài 31: Mắt – Vật lý 11 THPT.

- Xây dựng đƣợc tiến trình dạy học bài Mắt đối với việc sử dụng mô hình cấu tạo vật chất chức năng của mắt.

- Đƣa ra đƣợc bảng tiêu chí đánh giá một số thành tố của NLTN trong các nhiệm vụ học sinh sử dụng mô hình vật chất chức năng của mắt đã xây dựng.

Từ việc nghiên cứu nội dung chƣơng trình bài học sgk, chúng tôi đã đƣa ra cách thức xây dựng mô hình, sử dụng mô hình vật chất chức năng của mắt vào để thiết kế các hoạt động dạy học bài Mắt. Đối với các nhiệm vụ sử dụng mô hình đƣa ra trong hoạt động học, học sinh cần vận dụng linh hoạt kiến thức, kỹ năng liên quan để thực hiện các hoạt động thực nghiệm. Thông qua đó, các thành tố khác nhau thuộc NLTN đã đƣợc hình thành, rèn luyện và phát triển.

Chƣơng 3

DỰ KIẾN THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và sử dụng mô hình vật chất chức năng của mắt trong dạy học bài 31 mắt vật lý 11 THPT theo hướng phát triển năng lực thực nghiệm​ (Trang 58 - 61)