0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Một số tật khúc xạ về mắt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG MÔ HÌNH VẬT CHẤT CHỨC NĂNG CỦA MẮT TRONG DẠY HỌC BÀI 31 MẮT VẬT LÝ 11 THPT THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC NGHIỆM​ (Trang 43 -45 )

2. Mục tiêu, nội dung kiến thức của bài „Mắt‟

2.2.5. Một số tật khúc xạ về mắt

Mắt không có tật là mắt khi không điều tiết có tiêu điểm F‟ trùng với võng mạc. Mắt không có tật (mắt thƣờng) có điểm Cc cách mắt khoảng 25cm, điểm cực viễn Cv ở vô cực. Ở mắt, có một số tật khúc xạ thƣờng gặp là: cận thị, viễn thị và mắt lão.

* Tật cận thị

- Cận thị (tên khoa học là MIOPIA) là hiện tƣợng rối loạn thị giác, khi đó con ngƣời chỉ có khả năng phân biệt các chi tiết nhỏ của các vật và hình ảnh nằm trong cự ly gần. Những vật đó khi nằm ở cự ly xa sẽ đƣợc ghi nhận lại một cách lờ mờ không rõ nét. Vật càng nằm ở cự ly xa bao nhiêu thì mắt ngƣời nhìn thấy vật đó càng kém bây nhiêu.

Cận thị là một loại tật khúc xạ phổ biến rất hay gặp ở lứa tuổi học sinh. Tính chất vật lý của sự rối loạn khúc xạ ở bệnh cận thị rất đơn giản: Bình thƣờng ảnh của sự vật đi qua các hệ thống quang học của mắt rồi đƣợc hội tụ đúng trên võng mạc, giúp mắt nhìn rõ đƣợc cảnh vật nhƣng do sự bất thƣờng của hệ thống khúc xạ, hình ảnh của vật không đƣợc hội tụ nằm trên võng mạc mà bị hội tụ nằm trƣớc võng mạc nên dẫn đến nhìn mờ.

- Cận thị là một loại tật khúc xạ. Nguyên nhân cận thị chính có thể kể đến là:

+ Đọc sách hoặc làm việc phải dùng mắt nhìn chăm chú thời gian dài ở khoảng cách gần, trong điều kiện ánh sáng kém.

+ Yếu tố di truyền, do một số đặc điểm cấu trúc nhãn cầu hoặc khác biệt về trao đổi chất trong cơ thể.

+ Do cơ thể mi kém phát triển, không đủ khả năng điều tiết để làm cho con mắt thích ứng với các cự ly nhìn khác nhau. Cơ thể mi yếu phải gắng sức thƣờng xuyên sẽ làm tăng nguy cơ bị cận thị.

- Cách khắc phục: Chỉnh hình giác mạc để triệt tiêu độ cận thị tạm thời (với đối tƣợng dƣới 18 tuổi và độ cận thị dƣới 6 độ).

Đeo thấu kính phân kỳ. Phẫu thuật.

* Tật viễn thị

- Đặc điểm: Viễn thị là một tình trạng mà một ngƣời có thể nhìn thấy sự vật ở xa nhƣng thị lực gần lại kém. Cũng nhƣ các lỗi khúc xạ khác, viễn thị xảy ra khi mắt không thể tập trung tia sáng một cách chính xác lên phần nhìn thấy của mắt trên võng mạc.

- Nguyên nhân: Viễn thị xảy ra khi các tia sáng đi vào mắt hội tụ sau võng mạc. Ngƣời viễn thị có trục nhãn cầu ngắn hơn bình thƣờng. Một số trẻ em sinh ra đã bị mắc tật viễn thị, và một số trẻ có khả năng hết viễn thị khi lớn. Đôi khi ta nhầm lẫn viễn thị với lão thị, vì cả hai đều gây ra khó khăn cho tầm nhìn gần, tuy nhiên nguyên nhân mắc hai tật này là khác nhau.

- Giải pháp: Đeo kính hội tụ để có thể nhìn rõ vật ở gần nhƣ mắt bình thƣờng.

Phẫu thuật mắt.

* Mắt lão thị

- Lão thi là sự sụt giảm thị lực ở thị giác gần từ khoảng 40 tuổi. Lão thị có tính sinh lý do tuổi giả nhƣng nhiều ngƣời vẫn xem lão thị là một vấn đề nghiêm trọng vì lão thị thực sự có ảnh hƣởng nhiều tới cuộc sống hằng ngày.

- Nguyên nhân: do ảnh hƣởng của tuổi tác, giảm sức điều tiết tại cơ thể mi, giảm sự đàn hổi thể thủy tinh, củng mạc xơ cứng theo tuổi mất độ đàn hồi tạo kháng lực với thể mi.

- Giải pháp:

Đeo thấu kính hội tụ, kính sát tròng mềm – cứng để điều trị lão thị. Phẫu thuật đặt kính nội nhãn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG MÔ HÌNH VẬT CHẤT CHỨC NĂNG CỦA MẮT TRONG DẠY HỌC BÀI 31 MẮT VẬT LÝ 11 THPT THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC NGHIỆM​ (Trang 43 -45 )

×