0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Sự điều tiết của mắt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG MÔ HÌNH VẬT CHẤT CHỨC NĂNG CỦA MẮT TRONG DẠY HỌC BÀI 31 MẮT VẬT LÝ 11 THPT THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC NGHIỆM​ (Trang 41 -43 )

2. Mục tiêu, nội dung kiến thức của bài „Mắt‟

2.2.4. Sự điều tiết của mắt

Điều tiết là hoạt động của mắt làm thay đổi tiêu cự của mắt để các vật ở cách mắt những khoảng cách khác nhau vẫn đƣợc tạo ra ở màng lƣới.

Nếu khoảng cách từ quang tâm của thấu kính đến màng lƣới đƣợc gọi là không đổi, chỉ có độ cong các mặt thể thủy tinh là có thể thay đổi đƣợc để làm đổi độ tụ của thấu kính mắt. Nếu khoảng cách từ vật đến mắt thay đổi, thì muốn mắt nhìn rõ vật, tiêu cự của thấu kính mắt cần phải thay đổi sao cho ảnh của vật nằm trên màng lƣới. Điều đó đƣợc thực hiện bằng cách thay đổi độ cong của cơ vòng, làm thay đổi độ cong các mặt thể thủy tinh.

Sự thay đổi độ cong các mặt thể thủy tinh (dẫn đến sự thay đổi tiêu cự của thấu kính mắt) để giữ cho ảnh của vật cần quan sát hiện rõ trên màng lƣới đƣợc gọi là sự điều tiết.

* Điểm cực cận, điểm cực viễn

Khi mắt không điều tiết, điểm trên trục của mắt mà ảnh đƣợc tạo ra ngay tại màng lƣới gọi là điểm cực viễn Cv (hay viễn điểm) của mắt. Đó cũng là điểm xa nhất mà mắt có thể nhìn rõ. Đối với mắt không có tật, điểm cực viễn ở xa vô cùng (vô cực).

Khi mắt điều tiết tối đa, điểm trên trúc của mắt mà ảnh còn đƣợc tạo ra ở ngay tại màng lƣới gọi là điểm cực cận Cc (hay cận điểm) của mắt. Đó cũng là điểm gần nhất mà mắt còn nhìn rõ. Càng lớn tuổi điểm cực cần càng lùi ra xa mắt.

Khoảng cách giữa điểm cực cận và cực viễn gọi là khoảng nhìn rõ của mắt. Các khoảng cách OCv và Đ = OCc từ mắt tới các điểm cực viễn và cực cận cũng thƣờng đƣợc gọi tƣơng ứng là khoảng cực viễn, khoảng cực cận.

* Năng suất phân li của mắt

- Góc tạo bởi hai tia sáng đi từ hai đầu A, B của vật qua quang tâm O của thủy tinh thể gọi là góc trông (góc nhìn) vật AB, kí hiệu α.

- Góc nhìn nhỏ nhất giữa hai điểm gần nhau của một vật mà mắt còn có thể phân biệt đƣợc hai điểm đó xác định năng suất phân li của mắt. Khi đó, ảnh của 2 điểm đầu và cuối của vật đƣợc tạo ra ở hai tế bào thần kinh thị giác kề cận nhau. Với mắt bình thƣờng góc đó vào khoảng 1‟. Có thể làm tăng năng suất phân li của mắt bằng các dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt.

* Hiện tượng lưu ảnh của mắt

Sau khi ánh sáng kích thích trên võng mạc, phải mắt một thời gian cỡ 0.1s, võng mạc mới phục hồi lại nhƣ cũ. Trong khoảng thời gian đó, do màng lƣới của mắt vẫn còn lƣu giữ ảnh dù ánh sáng kích thích không còn nữa. Đó là sự lƣu ảnh trên võng mạc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG MÔ HÌNH VẬT CHẤT CHỨC NĂNG CỦA MẮT TRONG DẠY HỌC BÀI 31 MẮT VẬT LÝ 11 THPT THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC NGHIỆM​ (Trang 41 -43 )

×