Hợp đồng mua bán tài sản vô hiệu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hợp đồng mua bán tài sản theo pháp luật dân sự Việt Nam qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 49 - 51)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.7. Hợp đồng mua bán tài sản vô hiệu

Bản chất của quan hệ dân sự mang yếu tố ý chí nên việc giao kết HĐ không ai bị cƣỡng ép hoặc bị cản trở trái ý chí mình, đồng thời qua đó thể hiện bản chất của quan hệ pháp luật dân sự. Quy luật giá trị đòi hỏi các chủ thể khi tham gia các quan hệ trao đổi phải bình đẳng với nhau, không ai đƣợc viện lý do khác biệt về kinh tế, thành phần xã hội, dân tộc, giới tính hay tôn giáo để tạo sự bất bình đẳng. Hơn nữa, ý chí tự nguyện của các bên tham gia HĐ chỉ đƣợc đảm bảo khi các bên bình đẳng trên mọi phƣơng diện. Chính vì vậy, pháp luật không thừa nhận những HĐ đƣợc giao kết thiếu bình đẳng và ý chí tự nguyện của một trong các chủ thể. Tuy nhiên, trên thực tế thì việc đánh giá một HĐ đƣợc giao kết có đảm bảo ý kiến tự nguyện hai bên hay chƣa, trong một số trƣờng hợp lại là công việc hoàn toàn không đơn giản và khá phức tạp bởi nhiều nguyên do chủ quan và khách quan khác nhau.

Ý chí tự nguyện là sự thống nhất ý chí chủ quan bên trong và bày tỏ ý chí ra bên ngoài của chủ thể. Vì vậy, sự thống nhất ý chí của chủ thể giao kết HĐ với sự bày tỏ ý chí trong nội dung HĐ mà chủ thể này giao kết chính là cơ sở quan trọng để xác định một HĐ đã đảm bảo nguyên tắc hay chƣa. Nói cách khác, việc giao kết HĐ chỉ đƣợc xem là tự nguyện khi hình thức của HĐ phản ánh một cách khách quan, trung thực, mong muốn, nguyện vọng của các bên tham gia. Do đó, theo điểm c Khoản 1 Điều 122 BLDS năm 2005 quy định thì tất cả những HĐ đƣợc giao kết do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe doạ, giả tạo đều không đáp ứng nguyên tắc tự nguyện khi giao kết nên HĐ bị vô hiệu.

45

HĐ mua bán giả tạo là HĐ dân sự nhằm che dấu một HĐ dân sự khác thì HĐ giả tạo vô hiệu, còn HĐ bị che dấu vẫn có hiệu lực nếu HĐ đó tuân thủ các điều kiện có hiệu lực đƣợc quy định tại Điều 122 BLDS năm 2005. Trừ trƣờng hợp HĐ đó không nhằm làm phát huy quyền và nghĩa vụ của các bên thì cũng vô hiệu. Chẳng hạn nhƣ: hai bên xác lập HĐMBTS, nhƣng thực chất là HĐ tặng cho thì HĐ tặng cho vẫn có giá trị pháp lý.

Hoặc trƣờng hợp, HĐ đƣợc xác lập để che đấu một HĐ khác thì HĐ đúng với bản chất là sự thỏa thuận của các bên vẫn có giá trị pháp lý. Ví dụ: hai bên chủ thể xác lập với nhau HĐ mua bán nhà có giá trị là 5 tỷ đồng (đây là HĐ đúng) nhƣng lại xác lập thêm một HĐ khác có giá trị là 500 triệu đồng nhằm che dấu HĐ thứ nhất để trốn thuế chuyển nhƣợng).

Nhƣ vậy, giả tạo còn đƣợc hiểu là không có sự thoả thuận và thống nhất ý chí của các bên nhằm làm phát sinh một quan hệ HĐ thực tế.

HĐ đƣợc xác lập do nhầm lẫn là trƣờng hợp mà bên tham gia HĐ hình dung sai về chủ thể hoặc nội dung gây thiệt hại cho bên mình hoặc cho bên kia. Do nhầm lẫn mà mất đi tính chất thoả thuận không phải là mong muốn đạt tới. Nguyên nhân nhầm lẫn thƣờng do các bên thiếu sự rõ ràng về các điều khoản của HĐ hoặc do kém hiểu biết về đối tƣợng của HĐ. Ví dụ: trong HĐ mà hai bên chủ thể đã ký có thỏa thuận với nhau là trả bằng đôla, nhƣng bên bán hiểu là đôla Mỹ, bên mua lại hiểu là đôla Hồng Kông. Nên đã có sự nhầm lẫn về giá và phƣơng thức thanh toán trong nội dung của HĐ.

HĐ dân sự xác lập do lừa dối, đe doạ. Lừa dối là hành vi cố ý của một bên nhằm làm cho bên kia hiểu sai về chủ thể, tính chất của đối tƣợng hoặc nội dung của HĐ nên đã xác lập HĐ đó. Do đó, khác với nhầm lẫn thì lừa dối là do thủ đoạn cố ý của một bên làm cho bên kia tin tƣởng thúc đẩy việc ký HĐ dân sự. Ví dụ: Bên bán giới thiệu cho bên mua một loại mặt hàng là mỹ phẩm nhập khẩu từ Hàn Quốc với chất lƣợng cực tốt nên bên mua đã đặt mua hai hộp mỹ phẩm đó với giá 5 triệu đồng nhƣng khi hàng chuyển về thì chất lƣợng lại không bằng 1/3 giá trị mà bên mua đã bỏ ra.

46

HĐ dân sự xác lập do bị đe dọa là hành vi cố ý, có ý thức của một bên làm cho bên kia sợ hãi mà thực hiện HĐ nhằm tránh những thiệt hại về tính mạng, danh dự, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc những ngƣời thân mình. HĐ dân sự xác lập do đe doạ không phù hợp với lợi ích của bên bị đe doạ, nói cách khác thiếu sự thể hiện ý chí đích thực của các chủ thể tham gia HĐ. Ví dụ: Cô B đã buộc ông D phải bán lại chiếc xe máy SH trị giá 80 triệu đồng của ông cho cô với giá 10 triệu đồng nếu không cô sẽ tung bí mật đời tƣ của ông và cô cho cơ quan ông biết.

HĐ đƣợc xác lập do nhầm lẫm, đe dọa và bị lừa dối là trái với sự tự nguyện của các bên. Tuy nhiên, tùy theo từng trƣờng hợp nếu các bên có yêu cầu giải quyết thì tòa án mới giải quyết, ngƣợc lại thì HĐ đó vẫn có giá trị pháp lý.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hợp đồng mua bán tài sản theo pháp luật dân sự Việt Nam qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)