7. Kết cấu của luận văn
1.2.8. Tranh chấp và giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản
1.2.8.1. Tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản
Tranh chấp HĐ nói chung và HĐMBTS nói riêng là sự mâu thuẫn, bất đồng ý kiến giữa các bên tham gia quan hệ HĐ liên quan đến việc thực hiện (hoặc không thực hiện) các quyền và nghĩa vụ theo HĐ.
Tranh chấp HĐ là ý kiến không thống nhất của các bên về việc đánh giá hành vi vi phạm hoặc cách thức giải quyết hậu quả phát sinh từ vi phạm đó (trong khi vi phạm HĐ là hành vi đơn phƣơng của một bên đã xử sự trái với cam kết trong HĐ). Trong thực tế, tranh chấp về HĐMBTS cũng thƣờng diễn ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc tranh chấp này là điều các chủ thể tham gia không mong muốn và việc giải quyết tranh chấp sẽ đƣợc tiến hành nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên. Tranh chấp HĐMBTS thƣờng có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, tranh chấp HĐMBTS đƣợc phát sinh trực tiếp từ quan hệ của
HĐ, nên luôn luôn thuộc quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp (tức các bên trong HĐ).
47
Thứ hai, tranh chấp của HĐMBTS luôn mang yếu tố tài sản và luôn
gắn liền lợi ích các bên trong tranh chấp.
Thứ ba, nguyên tắc giải quyết các tranh chấp HĐMBTS là bình đẳng,
thỏa thuận.
1.2.8.2. Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản
Giải quyết tranh chấp HĐMBTS là yêu cầu cần thiết. Việc giải quyết này không phải dựa trên ý chí đơn phƣơng của một bên mà luôn phải tuân theo những nội dung sau:
Thứ nhất, tranh chấp HĐMBTS đòi hỏi phải đƣợc giải quyết thỏa đáng
bằng một phƣơng thức chọn lựa phù hợp để nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp, vừa đảm bảo trật tự pháp luật và kỷ cƣơng xã hội, giáo dục đƣợc ý thức tôn trọng pháp luật của công dân, góp phần chủ động ngăn ngừa các vi phạm HĐ.
Thứ hai, nguyên tắc giải quyết các tranh chấp HĐMBTS phải đảm bảo
nhanh chóng, chính xác, đúng pháp luật.
Thứ ba, quyết định giải quyết các tranh chấp HĐMBTS phải có tính
khả thi cao, thi hành đƣợc và quá trình giải quyết phải đảm bảo tính dân chủ và quyền tự định đoạt của các bên với chi phí giải quyết thấp.
Thứ tư, tranh chấp HĐMBTS trong dân sự đƣợc giải quyết thông qua
tòa án. Các bên tranh chấp có thể chọn lựa một phƣơng thức giải quyết tranh chấp HĐ phù hợp hoặc sử dụng phối hợp nhiều phƣơng pháp.
Tóm lại, có thể nói pháp luật về HĐ nói chung và HĐMBTS nói riêng ở Việt Nam đã tƣơng đối hoàn thiện, điều chỉnh tất cả các hành vi chủ yếu trong quan hệ HĐ và phù hợp với hoạt động thực tiễn. Đây là một tiền đề quan trọng để phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở nƣớc ta và góp phần vào sự phát triển của đất nƣớc, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia trong quan hệ mua bán tài sản.
48
Chương 2
THỰC TIỄN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN TÀI SẢN TẠI TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ TỪ NĂM 2007 ĐẾN NĂM 2011