Hình thức, nội dung và hiệu lực của hợp đồng mua bán tài sản

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hợp đồng mua bán tài sản theo pháp luật dân sự Việt Nam qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 61)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Hình thức, nội dung và hiệu lực của hợp đồng mua bán tài sản

2.2.2.1. Hình thức của hợp đồng mua bán tài sản

Vấn đề hình thức HĐ đƣợc quy định trong các phần khác nhau của BLDS năm 2005 còn trong mục HĐMBTS không nói rõ về hình thức của HĐ. Vì vậy, HĐMBTS cũng phải tuân theo những hình thức về HĐ trong BLDS năm 2005. Thực tiễn tại Thừa Thiên - Huế qua tìm hiểu đối chiếu với các quy định về hình thức của HĐ cho thấy giữa lý luận và thực tiễn có một số điểm bất cập sau:

- Quy định về hình thức HĐ vẫn còn nhiều điểm thiếu sót, chƣa nhất quán, chƣa đảm bảo lôgic pháp lý giữa các điều luật liên quan. Hình thức HĐ đƣợc quy định tại các Điều 122, 124, 401 BLDS năm 2005. Các quy định có những điểm bất cập với thực tiễn sau đây:

Ví dụ: Trong vụ tranh chấp về HĐ mua bán xe máy, tại Bản án số 09/2009/DS-PT ngày 08/11/2009 của TAND tỉnh Thừa Thiên - Huế, giữa nguyên đơn là anh Huỳnh Văn Phú với bị đơn là chi Nguyễn Thị Cẩm Hằng. Ngày 20/12/2007, nguyên đơn có ký HĐ với bị đơn để mua 4 chiếc xe máy hiệu Way có giá trị là 48 triệu đồng mà nguyên đơn đang vận chuyển từ Đồng Nai đi Huế. Việc ký kết HĐ đƣợc thực hiện bằng cả hai cách: Các bên vừa gọi điện thoại trao đổi để ký HĐ, đồng thời cũng vừa giao kết HĐ bằng văn bản. Vì các bên sử dụng đồng thời nhiều hình thức và phƣơng thức khác nhau để giao kết HĐ. Nguyên đơn dựa vào thời điểm gọi điện thoại để cho rằng HĐ

57

ký ngày 20/12/2007. Bị đơn dựa vào thời điểm ký vào văn bản là ngày 10/01/2008. Nguyên đơn và bị đơn tranh chấp với nhau về thời điểm có hiệu lực của HĐ. Trong trƣờng hợp này, các bên đã giao kết HĐ đồng thời bằng nhiều hình thức khác nhau.

- Quy định tại Khoản 2 Điều 122 Bộ luật Dân sự năm 2005 là chƣa đầy đủ. Theo Khoản 2 Điều 122 BLDS 2005 quy định: “Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trƣờng hợp pháp luật có quy định”. Trong quy định này, nhà làm luật chỉ đề cập đến trƣờng hợp pháp luật có quy định, mà không dự liệu khả năng khi các bên có thỏa thuận lựa chọn hình thức HĐ là điều kiện có hiệu lực của HĐ. Bảo đảm quyền tự định đoạt của các chủ thể. Ví dụ: Các bên có thể thỏa thuận HĐ đặt cọc mua bán nhà, hoặc HĐ mua bán kim cƣơng... phải đƣợc lập bằng văn bản theo thủ tục công chứng thì mới có hiệu lực, mặc dù pháp luật không quy định bắt buộc các HĐ kể trên phải đƣợc lập bằng văn bản có công chứng.

Việc điều luật nói trên bỏ qua quyền lựa chọn hình thức làm điều kiện có hiệu lực của HĐ, là chƣa phù hợp với yêu cầu của nguyên tắc tự do HĐ. Bởi lẽ, bản chất của quan hệ pháp luật HĐ là một loại quan hệ pháp luật thuộc lĩnh vực vật tƣ, nên quyền tự do của chủ thể tham gia quan hệ pháp luật này đƣợc pháp luật đề cao [35]. Tự do lựa chọn hình thức HĐ là một trong những nội dung quan trọng của nguyên tắc tự do HĐ [34].

Mặt khác, phƣơng pháp liệt kê một danh sách đóng các loại hình thức HĐ xác định đã làm cho điều luật kém linh hoạt. Bởi vì, theo lẽ thông thƣờng, khi giao kết HĐ, các bên không bị buộc phải lập HĐ theo hình thức nào, trừ những HĐ pháp luật buộc phải lập theo một hình thức xác định (nhƣng đây là ngoại lệ, sẽ đƣợc quy định ở Khoản 2). Thậm chí, sự “im lặng” cũng đƣợc xem nhƣ là một “hình thức” trả lời chấp nhận giao kết HĐ, trong trƣờng hợp pháp luật có quy định [35].

78

thấy BLDS Việt Nam hiện hành chƣa nhấn mạnh vào mức độ nghiêm trọng của sự nhầm lẫn dẫn đến sự vô hiệu của HĐ ở mức độ nào? và tính chất của nó ra sao? lỗi của bên tạo ra sự nhầm lẫn nhƣ thế nào?

Vì vậy, theo tác giả đoạn 1 Điều 131 BLDS năm 2005 nên đƣợc sửa là “Khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung chủ yếu của giao dịch dân sự mà xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó, nếu bên kia không chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu trừ trƣờng hợp bên bị nhầm lẫn cẩu thả nghiêm trọng”.

Thứ hai, Điều 132 BLDS quy định về HĐ vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa: “Đe dọa trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc ngƣời thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình”. Về vấn đề đe dọa không nên quy định quá chi tiết đối với ngƣời thân thích, làm thu hẹp đi những ngƣời đƣợc bảo vệ, đáng nhẽ ra đƣợc bảo vệ. Đồng thời trái với tính tự nguyên đƣợc quy định tai Điều 122 BLDS năm 2005. Theo chúng tôi sữa đoạn 3 Điều 122 BLDS năm 2005 thành: “Đe dọa trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc ngƣời thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của ngƣời khác”.

3.1.1.2. Quy định về chủ thể của hợp đồng mua bán tài sản

Theo nguyên tắc tự do giao kết HĐ, chủ thể của HĐMBTS là ngƣời có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. Ngƣời bán, ngƣời mua tự do chọn đối tác của mình để giao kết HĐ. Việc xác định năng lực của các chủ thể trong HĐMBTS là rất quan trọng vì nó ảnh hƣởng tới hiệu lực của HĐ. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành vẫn còn những điểm bất cập sau:

79

Thứ nhất, theo Khoản 1 Điều 122 BLDS năm 2005, ngƣời xác lập, thực

hiện HĐ dân sự có thể là cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác và Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong trƣờng hợp cá nhân là ngƣời xác lập HĐ thì cá nhân đó phải là ngƣời có năng lực hành vi. Vì thế những HĐ dân sự do ngƣời mất năng lực hành vi, ngƣời không có năng lực hành vi xác lập, những HĐ dân sự do ngƣời chƣa thành niên, ngƣời bị hạn chế năng lực hành vi xác lập vƣợt quá khả năng của mình thì vô hiệu, việc pháp luật quy định nhƣ vậy là hết sức cần thiết. Đồng thời, để bảo vệ lợi ích của những ngƣời này trong các trƣờng hợp nêu trên, pháp luật quy định HĐMBTS của họ phải do ngƣời đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. Ngoài ra pháp luật cũng quy định cá nhân có năng lực hành vi đầy đủ có thể ủy quyền cho ngƣời khác xác lập, thực hiện HĐ vì lợi ích của mình (đại diện theo ủy quyền). Pháp nhân và các chủ thể còn lại của pháp luật dân sự xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải thông qua vai trò của ngƣời đại diện.

Khoản 1 Điều 122 BLDS năm 2005 chỉ đề cập đến điều kiện về năng lực hành vi mà không đề cập đến điều kiện về năng lực pháp luật dân sự của chủ thể xác lập, thực hiện HĐ. Điều này dƣờng nhƣ mâu thuẫn với các quy định đƣợc ghi nhận tại chế định đại diện nói chung và chế định giám hộ nói riêng. Bởi với điều kiện “ngƣời tham gia giao dịch là ngƣời có năng lực hành vi” thì rõ ràng ngƣời đại diện, và ngƣời giám hộ trong hầu hết mọi trƣờng hợp đều đáp ứng đƣợc điều kiện này và vì thế HĐMBTS mà ngƣời đại diện xác lập, thực hiện vƣợt quá thẩm quyền đại diện hoặc HĐ mà ngƣời giám hộ xác lập, thực hiện có đối tƣợng là tài sản của ngƣời đƣợc giám hộ phải đƣợc xem là có hiệu lực. Những HĐ do ngƣời đại diện xác lập, thực hiện vƣợt quá phạm vi đại diện sẽ vô hiệu nhƣng không phải vô hiệu do ngƣời đó không có năng lực hành vi mà do ngƣời này không có năng lực pháp luật đối với tài sản hoặc công việc là đối tƣợng của HĐ (không có quyền đối với tài sản hoặc công việc đó).

80

Để khắc phục điều này theo chúng tôi, Khoản 1 Điều 122 BLDS năm 2005 cần phải đƣợc sửa lại theo hƣớng: “Ngƣời tham gia giao dịch dân sự phải là ngƣời có năng lực giao kết giao dịch dân sự” bởi có nhƣ vậy thì ngƣời tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải đáp ứng đƣợc không chỉ điều kiện về năng lực hành vi mà còn phải đáp ứng đƣợc cả điều kiện về năng lực pháp luật.

Thứ hai, theo quy định tại Điều 130 BLDS năm 2005 trong trƣờng hợp

ngƣời xác lập giao dịch dân sự là ngƣời chƣa thành niên, ngƣời mất năng lực hành vi dân sự, ngƣời bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện mà theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do ngƣời đại diện của họ xác lập, thực hiện. Nhƣ vậy, điều luật này mới chỉ dừng lại ở quy định mang tính chất một chiều là bảo vệ những ngƣời kể trên nhƣng chƣa tính đến các trƣờng hợp cũng cần phải bảo vệ ngƣời tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với ngƣời chƣa thành niên, ngƣời mất năng lực hành vi dân sự, ngƣời bị hạn chế năng lực hành vi dân sự nhƣng không biết và không buộc phải biết đối tác là ngƣời chƣa thành niên, ngƣời mất năng lực hành vi dân sự, ngƣời bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Theo chúng tôi, nên bổ sung thêm quy định cho phép bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với ngƣời chƣa thành niên, ngƣời mất năng lực hành vi dân sự, ngƣời bị hạn chế năng lực hành vi dân sự trong trƣờng hợp những ngƣời này không biết và không buộc phải biết đối tác của họ là những ngƣời nêu trên.

Thứ ba, theo quy định tại Điều 18, Điều 19 BLDS năm 2005 ngƣời từ

đủ 18 tuổi trở lên không bị mất năng lực hành vi dân sự, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là ngƣời thành niên. Những ngƣời này đƣợc toàn quyền tham gia vào mọi giao dịch dân sự. Vấn đề đặt ra là theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật Hôn

81

nhân và gia đình thì độ tuổi kết hôn của nữ là từ 18 tuổi. Do vậy, trong trƣờng hợp này nếu xét về năng lực hành vi dân sự thì ngƣời vợ chƣa phải là ngƣời có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và nhƣ vậy thì liệu vị trí của ngƣời vợ và ngƣời chồng có bình đẳng với nhau hay không trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự cũng nhƣ trách nhiệm pháp lý của họ đối với những giao dịch loại này. Hơn nữa quyền và lợi ích của ngƣời tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với ngƣời vợ trong trƣờng hợp nói trên sẽ đƣợc bảo vệ nhƣ thế nào nếu sau khi giao kết HĐ do tình hình thay đổi mà phía bên kia thấy bất lợi đã tìm mọi cách đƣa giao dịch dân sự đó vô hiệu do không đủ năng lực hành vi dân sự.

Để giải quyết vấn đề này theo chúng tôi nên bổ sung thêm vào Điều 19 BLDS quy định: “Phụ nữ bƣớc vào tuổi 18 sau khi kết hôn cũng đƣợc xem là ngƣời có năng lực hành vi dân sự đầy đủ”. Nhƣ vậy Điều 19 BLDS nên đƣợc quy định theo hƣớng sau: “Ngƣời thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trƣờng hợp quy định tại Điều 22 và Điều 23 của Bộ luật này. Phụ nữ bƣớc vào tuổi 18 sau khi kết hôn cũng đƣợc xem là ngƣời có năng lực hành vi dân sự đầy đủ”.

3.1.2. Quy định về hình thức, nội dung và hiệu lực của hợp đồng mua bán tài sản mua bán tài sản

3.1.2.1. Quy định về hình thức của hợp đồng mua bán tài sản

BLDS năm 2005 về nguyên tắc không quy định hình thức cho loại HĐMBTS nên các bên trong HĐMBTS căn cứ vào hình thức của HĐ dân sự làm cơ sở để giao kết với nhau. Theo quy định các bên tự do lựa chọn hình thức HĐ có thể bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Tuy nhiên, đối với HĐ mua bán nhà theo quy định Điều 450 BLDS năm 2005, hay HĐ chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất theo quy định tại Khoản 2 Điều 689 BLDS năm 2005 phải bằng văn bản, đồng thời tiến hành công chứng, chứng thực. Về hình thức của HĐ chúng tôi có một số ý kiến sau đây:

82

Thứ nhất, Điều 134, BLDS năm 2005: “Trong trƣờng hợp pháp luật

quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, tòa án, cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu”.

Thực tế cho thấy, nhiều chủ thể vì lợi ích của bản thân, bất chấp làm trái quy định của pháp luật. Ví dụ nhƣ muốn lấy lại nhà, lấy lại đất không thực hiện theo quy định. Trƣớc những lợi ích lớn, ngƣời ta sẵn sàng chấp nhận việc bồi thƣờng thiệt hại để đạt đƣợc mục đích vì biết rằng cái lợi sau đó có thể bù đắp cho việc phải bồi thƣờng. Và khi đó, tòa án là nơi để họ lạm dụng đƣa ra các yêu cầu tuyên bố HĐ vô hiệu với lý do HĐ chƣa tuân thủ về mặt hình thức để họ đạt mục đích. Do phải tuân thủ pháp luật, nên khi căn cứ vào các quy định hiện hành tuyên bố HĐ vô hiệu, tòa án đã vô tình ủng hộ sự bội ƣớc của họ. Do đó, không đạt đƣợc tôn chỉ hƣớng tới công lý của tòa án.

Chúng tôi kiến nghị những điều luật quy định về hình thức của HĐ nêu trên nếu có vi phạm không nên tuyên bố vô hiệu do vi phạm về hình thức trong một số trƣờng hợp nhất định. Mặc dù trong BLDS năm 2005, các nhà làm luật nƣớc ta cũng đã có ý định tiếp nhận nguyên tắc vi phạm về hình thức HĐ không làm HĐ vô hiệu. Cụ thể, tại Điều 401 BLDS năm 2005 quy định: “Hợp đồng không bị vô hiệu trong trƣờng hợp có vi phạm về hình thức, trừ trƣờng hợp pháp luật có quy định khác”. Với quy định này, các nhà làm luật vẫn thể hiện sự luyến tiếc của nhà nƣớc khi không tham gia vào tự do HĐ.

Khi sửa đổi và hoàn thiện BLDS với mong muốn đề cao tự do HĐ nên quy định rõ ràng về việc vi phạm về hình thức HĐ không làm cho HĐ vô hiệu. Nếu sửa đổi theo hƣớng đó sẽ tránh các trƣờng hợp lạm dụng quy định tại Điều 134 BLDS năm 2005 nhằm không thực hiện HĐ, nên có quy định

83

chiếu theo ý chí tự do HĐ mà hối thúc các bên hoàn tất thủ tục về hình thức theo luật định. Đồng thời, khi tòa án có đủ căn cứ chứng minh các bên đã tự do thỏa thuận, HĐ đã xác lập nhƣng chƣa thỏa mãn về điều kiện hình thức thì tòa án buộc các bên thực hiện quy định về hình thức trong một thời hạn, quá thời hạn đó mà không đƣợc thực hiện thì HĐ đƣợc coi là tuân thủ về hình thức. Trong trƣờng hợp này, tòa án cũng có thể ra một quyết định để công nhận HĐ đó đã thỏa mãn về điều kiện hình thức và buộc các bên phải tuân theo những nghĩa vụ đã cam kết trong HĐ.

Thứ hai, theo quy định tại Điều 401 về hình thức của HĐ với thực tiễn

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hợp đồng mua bán tài sản theo pháp luật dân sự Việt Nam qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)