Theo báo cáo kết quả thực hiện chương trình MTQG nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn năm 2013 của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn số 1377 BC- BNN- TCTL tỷ lệ hộ có nhà tiêu HVS phân bố không đồng đều giữa các vùng, vẫn có những vùng vẫn chưa đạt được tỉ lệ 60% như mục tiêu của chương trình đề ra, thậm chí có những vùng tỉ lệ nhà tiêu HVS chưa đạt đến 50%. Khu vực miền núi phía bắc (47%), đồng bằng sông hồng (71%), khu vực bắc trung bộ (52%), vùng duyên hải miền trung (70%), tây nguyên (49%), đông nam bộ (84%), đồng bằng sông cửu long (46%) [9].
Theo kết quả nghiên cứu của Hoàng Anh Tuấn tại tỉnh Thái Nguyên năm 2014 thì số HGĐ người dân tộc Dao có nhà tiêu đạt 29,4%, tỷ lệ HGĐ không có nhà tiêu chiếm 70,6% nhưng số nhà tiêu HVS chỉ có 5%. Những HGĐ không có nhà tiêu thì đa số họ phóng uế ra rừng, ruộng, vườn (68,1%), thậm chí họ còn đi vệ sinh nhờ nhà hàng xóm (2,5%) [54]. Hay một nghiên cứu khác tại xã Ôn Lương, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên thì con số đó chỉ là 79,2% và 4% [28].
Theo nghiên cứu của Phạm Sĩ Hưng trên đối tượng là người dân tộc Sán Dìu tại tỉnh Vĩnh Phúc thì tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu đạt 77,9% và tỷ lệ hộ gia đình không có nhà tiêu là 22,1%. Người dân tộc Sán Dìu ở đây không có nhà tiêu họ thường đi vệ sinh ra vườn (4,3%), đi vệ sinh ra đồng (4,3%), và đặc biệt là họ đi vệ sinh nhờ nhà hàng xóm chiếm tỷ lệ cao (82,7%) [27].
Tại một số vùng núi phía Bắc, không những tỉ lệ nhà tiêu HVS còn thấp hơn so với cả nước mà còn nhiều HGĐ không có nhà tiêu. Theo nghiên cứu của Hạc Văn Vinh, Đàm Khải Hoàn tại 4 xã thuộc huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên tỉ lệ HGĐ không có nhà tiêu là 33,03%, tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu HVS là 19% [59]. Theo một nghiên cứu năm 2009 của Hoàng Thái Sơn số HGĐ có nhà tiêu ở huyện Phổ Yên – Thái nguyên chiếm tỉ lệ khá cao trong số các HGĐ được điều tra là 97,5% [43]. Còn một nghiên cứu khác ở xã Ôn Lương, huyện Phú Lương số HGĐ có nhà tiêu cũng chiếm tỉ lệ tương đương ở huyện Phổ Yên (93,15%) [56]. Tuy nhiên nhìn lại tỉ lệ HGĐ có nhà tiêu HVS thì con số ấy lại có sự chênh lệch khá lớn giữa hai huyện, tại Phổ Yên là 74,4%, còn ở xã Ôn Lương, huyện Phú Lương chỉ đạt 13,74%. Điều đó có thể cho ta thấy sự phân bố theo khu vực địa lý cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến hành vi sử dụng nhà tiêu HVS của người dân.
Đối với các HGĐ có nhà tiêu thì không hẳn là gia đình nào cũng sử dụng cùng loại nhà tiêu, mỗi gia đình có những lựa chọn riêng phù hợp với hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế và thói quen sinh hoạt. Theo kết quả nghiên cứu của Hoàng Anh Tuấn thì các loại nhà tiêu mà các độ gia đình người Dao ở Thái Nguyên sử dụng gồm có nhà tiêu một ngăn 11,7%, nhà tiêu hai ngăn 11,4%, nhà tiêu chìm có ống thông hơi 2,6%, nhà tiêu tự hoại 2,0%, nhà tiêu đào 2,6%, các loại nhà tiêu khác như thùng, cầu … (1,1%) [54].
Theo kết quả một nghiên cứu khác của Lê Văn Tuấn, Võ Thị Mai tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên những loại nhà tiêu được sử dụng ở đây gồm nhà tiêu một ngăn 8,5%, nhà tiêu hai ngăn 9,7%, nhà tiêu tự hoại 0,1%, nhà tiêu đào 70,4% [56].
Cũng được thực hiện ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, nghiên cứu của Mai Đình Đức và Lê Văn Tuấn cho thấy loại nhà tiêu đang sử dụng
của các HGĐ chủ yếu là nhà tiêu đào 70,29%, còn các loại nhà tiêu khác chiếm tỷ lệ thấp, nhà tiêu một ngăn 11,5%, nhà tiêu hai ngăn 16,61%, nhà tiêu tự hoại và bán tự hoại 1,60% [17].
Theo khảo sát thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh ở các hộ gia đình tại xã Thanh Sơn, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai năm 2011 của Trần Đỗ Hùng cho thấy tỷ lệ hộ gia đình không có nhà tiêu và có nhà tiêu nhưng không hợp vệ sinh là 25,2%. Trong đó tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nhà tiêu hai ngăn là 6,8%, nhà tiêu chìm có ống thông hơi là 16,6%, nhà tiêu thấm dội nước 43,1%, nhà tiêu tự hoại 8,3% [26]. Theo kết quả nghiên cứu của Lê Thị Thanh Hương tại tỉnh Hải Dương hầu hết các hộ gia đình sử dụng loại nhà tiêu một ngăn 36,2%, nhưng đây không phải loại nhà tiêu hợp vệ sinh. Các loại nhà tiêu khác tỷ lệ người dân sử dụng thấp hơn: nhà tiêu hai ngăn 25,6%, nhà tiêu tự hoại, thấm dội nước 33,1% và cũng có điểm tương đồng so với các nghiên cứu khác đó là những hộ gia đình không có nhà tiêu thì họ đi nhờ nhà hàng xóm chiếm tỷ lệ là 3,3% [29].
Mặc dù có nhiều hộ gia đình đã có nhà tiêu nhưng không phải gia đình nào cũng sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. Theo kết quả nghiên cứu của Trần Đắc Phu tại năm tỉnh miền núi phía bắc thì tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu rất cao 97,3% nhưng tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh chỉ đạt 69,7%. Trong đó tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nhà tiêu hai ngăn là 10,7%, nhà tiêu thấm dội nước 1,2%, nhà tiêu tự hoại 55,7% [39].
Theo kết quả nghiên cứu của Trần Thị Thanh Huệ tại tỉnh Hưng Yên tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nhà tiêu đạt 98,7%, tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh là 23,7%. Trong đó tỷ lệ sử dụng nhà tiêu tự hoại là 18,5%, nhà tiêu thấm dội nước 0,5%, nhà tiêu hai ngăn 2,6%, nhà tiêu một ngăn 33,6%, và loại nhà tiêu cầu, thùng 41,4% [25]. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy mặc dù tỷ lệ hộ gia đình
sử dụng nhà tiêu khá cao nhưng tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh lại thấp. Những loại nhà tiêu không hợp vệ sinh vẫn có thể gây ra bệnh tật cho người sử dụng. Do đó cần tuyên truyền, vận động người dân để làm tăng tỷ lệ sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.
Như vậy những loại nhà tiêu mà các HGĐ sử dụng rất đa dạng nhưng chủ yếu họ sử dụng những loại nhà tiêu không hợp vệ sinh. Theo tiêu chuẩn ngành về nhà tiêu HVS theo quyết định 08/2005/QĐ- BYT ngày 11 tháng 3 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế (BYT) quy định bốn loại nhà tiêu HVS bao gồm: nhà tiêu hai ngăn ủ phân tại chỗ, nhà tiêu chìm có ống thông hơi, nhà tiêu thấm dội nước và nhà tiêu tự hoại dùng cho HGĐ thì các kết quả nghiên cứu của các nghiên cứu trên cho thấy tỷ lệ HGĐ sử dụng các loại nhà tiêu HVS còn rất thấp, phần lớn những HGĐ có nhà tiêu đều sử dụng những loại nhà tiêu không HVS, điển hình là nhà tiêu đào luôn chiếm tỷ lệ rất cao trong các nghiên cứu. Còn những loai nhà tiêu tự hoại, nhà tiêu hai ngăn hay nhà tiêu chìm có ống thông hơi chiếm tỷ lệ rất thấp. Tỷ lệ HGĐ người Dao ở Thái Nguyên có nhà tiêu HVS chỉ đạt 16,7%, trong số đó tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu HVS sử dụng đúng chỉ chiếm 5,0% [54].
Nguyên Bình là một huyện miền núi thuộc tỉnh Cao Bằng, địa hình chủ yếu là đồi núi chia cắt phức tạp, trình độ dân trí không đồng đều, nền kinh tế phát triển chậm, dân số 39695 người chủ yếu là người Dao sinh sống. Nhìn chung tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu còn rất thấp (29%). So sánh với tỷ lệ HGĐ người Dao có nhà tiêu ở Thái Nguyên (29,4%) thì tỷ lệ HGĐ người Dao có nhà tiêu ở Cao Bằng thấp hơn. Mong muốn rằng qua đề tài nghiên cứu này sẽ thể hiện rõ được một bức tranh sinh động về thực trạng sử dụng các loại nhà tiêu của người dân. Qua đó trong tương lai sẽ đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm làm thay đổi quan niệm cũng như thói quen sử dụng nhà tiêu của người dân để làm sao cho tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu HVS sẽ ngày càng tăng lên. Bởi
chính việc cải tiến vệ sinh và đặc biệt là nhà tiêu là yếu tố ngăn chặn bệnh truyền nhiễm và gia tăng tuổi thọ của người dân. Sự gia tăng tuổi thọ của người dân chính là cải tiến môi trường vệ sinh công cộng và nhà tiêu chứ không phải nhờ đến các thiết bị y khoa hiện đại hay thuốc men đắt tiền tăng tuổi thọ và cải tiến chất lượng cuộc sống. Do đó chúng ta cần nhận thức rằng nhà tiêu là một phương tiện phòng chống bệnh rất quan trọng ở các nước đang phát triển như nước ta.
1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng nhà tiêu tại các hộ gia đình 1.3.1. Nguồn lực, hoạt động của cán bộ y tế thực hiện chương trình vệ sinh môi trường
Ngoài vấn đề khám chữa bệnh cho nhân dân thì các trạm y tế cần lập kế hoạch hoạt động cụ thể về chương trình vệ sinh môi trường. Đảm bảo số lượng cán bộ y tế tham gia công tác vệ sinh môi trường, thường xuyên tổ chức những buổi truyền thông cũng như tuyên truyền người dân thực hiện lối sống văn minh, giữ vệ sinh môi trường sạch đẹp. Như vậy không những làm đẹp cho quang cảnh xóm bản mà vấn đề quan trọng nhất là đảm bảo sức khỏe cho nhân dân.
Một trong những vấn đề của chương trình vệ sinh môi trường không thể không kể đến việc sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh của người dân. Việc sử dụng các loại nhà tiêu không hợp vệ sinh hay việc không có nhà tiêu là thực trạng đang rất phổ biến tại các vùng nông thôn và đặc biệt là tại các xóm bản người Dao. Vậy lúc này vai trò của các cán bộ y tế rất quan trọng trong việc tuyên truyền, vận động người dân sử dụng các loại nhà tiêu hợp vệ sinh. Cán bộ y tế truyền thông đến người dân thông qua các buổi truyền thông trực tiếp hay qua các phương tiện như sách báo, đài, ti vi, loa phát thanh,… Những buổi truyền thông cần có nội dung cụ thể tập trung vào vấn đề sử dụng nhà tiêu của người dân để họ thấy được những lợi ích của việc sử dụng nhà tiêu đối với sức khỏe
của bản thân, gia đình và cả cộng đồng. Từ đó tránh được các loại bệnh tật do ô nhiễm môi trường nói chung và do việc không sử dụng nhà tiêu nói riêng gây ra. Tuy nhiên do cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn, họ còn bận rộn nhiều việc đồng áng, rất khó có thể thường xuyên tham dự các buổi truyền thông. Chính vì vậy các cán bộ y tế cần có kế hoạch cụ thể về thời gian để người dân sắp xếp thời gian và công việc đồng áng để đến tham dự. Bên cạnh đó các cán bộ y tế cũng cần được tập huấn để cập nhật cũng như nâng cao kiến thức về vệ sinh môi trường và kĩ năng truyền thông nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác vận động người dân thay đổi thói quen thường ngày gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân cũng như sức khỏe cộng đồng.
1.3.2. Sự quan tâm của các ban ngành, đoàn thể
Việc sử dụng nhà tiêu của người dân như thế nào là do nhận thức của từng cá nhân cũng như những thói quen của từng hộ gia đình. Việc thay đổi những thói quen đó rất khó, không dễ dàng có thể thay đổi được. Do đó vai trò của các ban ngành đoàn thể như UBND, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh, trạm y tế, … là rất quan trọng trong việc truyền thông giáo dục sức khỏe, nâng cao kiến thức và thái độ của người dân về vệ sinh môi trường nói chung và việc sử dụng nhà tiêu HVS nói riêng. Cần tổ chức những buổi nói chuyện về vấn đề sử dụng nhà tiêu HVS và tác hại của việc sử dụng nhà tiêu không HVS gây ra, mà tác hại cần kể đến đầu tiên là tình trạng mắc các bệnh giun đường ruột. Ngoài ra việc không sử dụng nhà tiêu còn gây ra nhiều bệnh khác như bệnh tả, lị thương hàn, các bệnh về da, … Đưa ra những hình ảnh, những thông tin về các loại giun, các trường hợp đã nhiễm giun ở những địa phương khác. Bên cạnh việc tuyên truyền thì các cấp lãnh đạo cần kết hợp với trạm y tế tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người dân, xét nghiệm xác định mức độ nhiễm giun, cấp phát thuốc tẩy giun định kỳ. Sau khi khám sức khỏe biết được mức độ nhiễm giun của bản thân và hiểu được ảnh
hưởng của việc nhiễm giun đến sức khỏe và kết hợp với công tác tuyên truyền thì mới có thể tác động làm thay đổi thói quen của người dân.
Tổ chức những buổi nói chuyện hay sinh hoạt tập thể tại các xóm bản người Dao cũng là những cơ hội để lãnh đạo các cấp cũng như các ban ngành đoàn thể được gần với dân hơn, hiểu được tâm tư nguyện vọng người dân, và tìm hiểu lý do tại sao mà tỷ lệ người dân sử dụng nhà tiêu còn thấp. Từ đó việc tác động đến từng cá nhân người dân cũng như các hộ gia đình nhằm thay đổi thói quen trước đây liên quan đến việc sử dụng nhà tiêu sẽ trở nên dễ dàng hơn. Qua đó sẽ làm tăng tỷ lệ số hộ gia đình sử dụng nhà tiêu
1.3.3. Về phía người dân
1.3.3.1. Kiến thức, thái độ, thực hành của người dân
Sự thiếu hụt về kiến thức vệ sinh là một trở ngại rất lớn đến việc sử dụng nhà tiêu của người dân. Khi người dân có hành vi sức khỏe tốt nghĩa là họ có kiến thức về vệ sinh. Do đó có kiến thức tốt, thái độ tốt thì việc thực hành trong vấn đề sử dụng nhà tiêu sẽ tốt.
Đã có nhiều nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về việc sử dụng nhà tiêu. Theo kết quả nghiên cứu của Hoàng Anh Tuấn về kiến thức VSMT của người Dao tại Thái Nguyên thì chỉ có 38,1% số người kể tên được các loại nhà tiêu HVS, 28,6% xây dựng nhà tiêu HVS và chỉ có 16,7% HGĐ có nhà tiêu HVS. Và KAP về VSMT của người Dao có kiến thức đúng 59%, thái độ đúng 95%, thực hành đúng 7% [54]. Về hành vi sử dụng phân bón ruộng thì có đến 90,2% HGĐ có sử dụng phân bón, số HGĐ sử dụng phân ủ chỉ có 17,1% [54]. Còn trong nghiên cứu của Trần Đỗ Hùng cho thấy kiến thức của người dân về nhà tiêu hợp vệ sinh là: kiến thức không đúng 54,7%, kiến thức đúng 42,6%, [26].
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đình Thắng kiến thức, thái độ, thực hành của người Dao ở xã Hợp Tiến – Thái Nguyên thì KAP của người
dân về quản lý phân là: kiến thức tốt 22,95%, thái độ tốt 18,58%, thực hành tốt 12,02% [49]. Cũng thực hiện tại tỉnh Thái Nguyên, nghiên cứu của Phạm Trung Kiên cho thấy KAP của người dân về quản lý phân thấp hơn so với nghiên cứu của Phạm Đình Thắng: kiến thức tốt 20,2%, thái độ tốt 19,2%, thực hành tốt 10,7% [31].
Nghiên cứu của Ngô Thị Nhu cho thấy kiến thức của người dân về tác hại của nhà tiêu không HVS là ảnh hưởng đến môi trường 48,1%, mắc bệnh tiêu chảy 68,7%, mắc các bệnh giun sán 65,5%, các ảnh hưởng khác 3,8%, chỉ có 3,1% người dân không biết tác hại của nhà tiêu không HVS [35].
Nghiên cứu của Hoàng Thái Sơn về KAP của người dân trong việc quản lý phân cho thấy số người dân có kiến thức tốt về quản lý phân chiếm tỷ lệ thấp 1,2%, tỷ lệ thái độ tốt cao hơn một chút 35,7% nhưng tỷ lệ thực hành tốt cũng thấp 9,2%, trong khi đó tỷ lệ kiến thức kém chiếm đến 73%, tỷ lệ thực hành kém 27,2%, còn về thái độ đa số người dân có thái độ về quản lý phân ở mức độ trung bình 57,8% [54].
Qua đó ta thấy được thực sự kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về VSMT chưa tốt, thói quen canh tác vẫn còn lạc hậu, gây ô nhiễm môi