Bảng 3.17. Liên quan giữa cân nặng khi sinh của trẻ với tỷ lệ mắc NKHHCT
NKHHCT Cân nặng khi sinh Mắc Không mắc OR CI95% p Thấp (<2500g) 34 35 2,14 1,28 - 3,56 <0,05 Bình thƣờng (≥ 2500g) 163 359 Tổng 197 394
Nhận xét: Kết quả bảng trên cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa cân nặng khi sinh thấp với NKHHCT của trẻ. Cân nặng thấp khi sinh có nguy cơ mắc NKHHCT cao gấp 2,14 lần so với nhóm trẻ có cân nặng bình thƣờng khi sinh với p< 0,05.
Bảng 3.18. Liên quan tỷ lệ mắc NKHHCT với thời gian cai sữa của trẻ NKHHCT
Thời gian cai sữa
Mắc Không
mắc OR CI95% p
Không đúng thời gian 97 126
2,06 1,45-2,93 <0,05
Đúng thời gian 100 268
Tổng 197 394
Nhận xét: Thời gian cai sữa của trẻ có liên quan chặt chẽ với tình hình mắc NKHHCT. Nhóm trẻ cai sữa không đúng thời gian (<18 tháng) có nguy cơ mắc NKHHCT cao gấp 2,06 lần nhóm trẻ cai sữa (>18 tháng), với p<0,05.
Bảng 3.19. Liên quan tình trạng tiêm chủng của trẻ với mắc NKHHCT NKHHCT Tiêm chủng Mắc Không mắc OR CI95% p Không đủ, không đúng lịch 47 17 6,95 3,89 -12,73 < 0,05 Đủ đúng lịch 150 377 Tổng 197 394
Nhận xét: Tình trạng tiêm chủng có liên quan chặt chẽ với tình hình NKHHCT của trẻ. Trẻ đƣợc tiêm chủng không đầy đủ hoặc đủ nhƣng không đúng lịch có nguy cơ mắc NKHHCT cao gấp 6,95 lần so với trẻ đƣợc tiêm phòng đủ và đúng lịch, với p < 0,05.
3.3.3. Nhóm yếu tố nguy cơ thuộc về môi trường sống của trẻ
Bảng 3.20. Liên quan giữa loại nhà ở với tỷ lệ mắc NKHHCT NKHHCT Loại nhà Mắc Không mắc OR CI95% p Nhà tạm 105 146 1,93 1,36 - 2,74 <0,05 Nhà kiên cố hoặc bán kiên cố 92 248 Tổng 197 394
Nhận xét: Kết quả bảng trên cho thấy loại nhà có liên quan đến NKHHCT của trẻ, nhóm trẻ sống trong nhà tạm có nguy cơ mắc NKHHCT cao gấp 1,93 lần so với nhóm trẻ sống trong nhà kiên cố hoặc bán kiên cố với p<0,05.
Bảng 3.21. Liên quan giữa tình trạng nhà với tỷ lệ mắc NKHHCT NKHHCT Tình trạng nhà Mắc Không mắc OR CI95% p Ẩm thấp, trống trải 79 93 2,17 1,49 - 3,12 <0,05 Thoáng, sạch sẽ 118 301 Tổng 197 394 Nhận xét: Tình trạng nhà ở có ảnh hƣởng đến tỷ lệ mắc NKHHCT của trẻ em. Trẻ ở trong nhà ẩm thấp, trống trải có nguy cơ mắc NKHHCT cao gấp 2,17 lần trẻ ở trong nhà thoáng, sạch sẽ, với p<0,05.
Bảng 3.22. Liên quan giữa tình trạng bếp đun trong nhà với tỷ lệ mắc NKHHCT
NKHHCT Bếp đun nấu Mắc Không mắc OR CI95% p Trong nhà 48 23 1,76 1,08 - 2,86 <0,05 Ngoài nhà 149 371 Tổng 197 394
Nhận xét: Tình trạng đun bếp trong nhà có liên quan đến NKHHCT của trẻ. Nhóm trẻ sống trong các hộ gia đình có bếp đun trong nhà có tỷ lệ mắc NKHHCT cao gấp 1,76 lần so với nhóm trẻ sống trong các hộ gia đình sử dụng bếp đun nấu ngoài nhà, với p<0,05.
Bảng 3.23. Liên quan giữa tình trạng hút thuốc lá, thuốc lào trong gia đình với mắc NKHHCT NKHHCT TT hút thuốc lá, lào Mắc Không mắc OR CI 95% p Gia đình có ngƣời hút thuốc lá, lào 155 235 2,49 1,68 - 3,72 <0,05 Không có ngƣời hút thuốc lá, lào 42 159 Tổng 197 394
Nhận xét: Hút thuốc lá, thuốc lào trong nhà có liên quan đến NKHHCT của trẻ. Nhóm trẻ sống trong các hộ gia đình có ngƣời hút thuốc lá, thuốc lào có nguy cơ mắc NKHHCT cao hơn 2,49 lần so với trẻ nhóm sống trong các hộ gia đình không có ngƣời hút thuốc lá, lào trong nhà (p<0,05).
Bảng 3.24. Liên quan giữa khoảng cách từ nhà đến chuồng gia súc với mắc NKHHCT
NKHHCT
Chuồng gia xúc Mắc Không mắc OR CI95% p
Gần nhà < 10 m 111 148
2,15 1,51- 3,03 <0,05
Xa nhà ≥ 10 m 86 246
Tổng 197 394
Nhận xét: Trẻ ở các hộ gia đình làm chuồng gia súc gần nhà dƣới 10 mét có nguy cơ mắc NKHHCT cao gấp 2,55 lần so với trẻ ở các hộ có chuồng gia súc xa nhà từ 10 mét trở lên (p<0,05).
Bảng 3.25. Liên quan giữa điều kiện kinh tế với tỷ lệ mắc NKHHCT NKHHCT TH Kinh tế Mắc Không mắc OR CI95% p Nghèo 57 30 4,94 3,04 - 8,06 < 0,05 Không nghèo 140 364 Tổng 197 394
Nhận xét: Yếu tố kinh tế của các gia đình tại địa điểm nghiên cứu có ảnh hƣởng tới tỷ lệ mắc NKHHCT ở trẻ. Trẻ ở các hộ nghèo có nguy cơ mắc NKHHCT cao gấp 4,94 lần so với trẻ sống trong hộ không nghèo.
Bảng 3.26. Liên quan số người sống trong gia đình với tỷ lệ mắc NKHHCT ở trẻ
NKHHCT Quy mô Mắc Không mắc OR CI95% p Đông ngƣời 114 124 2,99 2,10 - 4,26 <0,05 Bình thƣờng 83 270 Tổng 197 394
Nhận xét: Có mối liên quan giữa số ngƣời sống trong gia đình với tỷ lệ mắc NKHHCT ở trẻ. Trẻ sống ở các hộ đông ngƣời có nguy cơ mắc NKHHCT cao gấp 2,99 lần nhóm trẻ sống trong hộ gia đình có số ngƣời bình thƣờng, với p< 0,05.
Bảng 3.27. Kết quả phân tích phân tầng các yếu tố nguy cơ Các yếu tố nguy cơ đƣa
vào mô hình hồi quy (CI95 %) OR thô OR hiệu chỉnh (CI 95 %) P (hiệu chỉnh)
Tiêm chủng không đủ,
hoặc đủ không đúng lịch 6,94 {3,89-12,73} 7,68 {3,69 - 15,54} <0,01 Cai sữa không đúng thời
gian (<18 tháng) 2,06{1,45-2,93} 4,39 {1,82 - 10,56} <0,01 Cân nặng khi sinh
(<2500g) 2,14 {1,28-3,56} 2,54 {1,44 - 4,02} <0,05 Kiến thức chăm sóc trẻ của bà mẹ kém 2,29{1,56-3,39} 3,38 {1,43 - 7,9} < 0,01 Học vấn mẹ từ THCS trở xuống 2,41 {1,41- 4,25} 1,43 {0,89 - 2,29} > 0,05 Nghề nghiệp mẹ (làm ruộng) 3,77 {2,08 - 7,21} 2,57 {1,93 - 6,12} <0,05 Loại nhà (tạm) 1,39 {1,36-2,74} 1,47 {0,83 - 3,34} > 0,05 Tình trạng nhà ẩm thấp 2,167{1,49-3,12} 1,85 {1,01 -5,31} > 0,05 Chuồng gia xúc gần nhà 2,145{1,51-3,03} 1,20 {0,83 - 2,32} > 0,05 Hút thuốc lá, thuốc lào
trong nhà, gần trẻ 2,49 {1,68-3,72} 3,89 {1,59 - 6,24} < 0,05 Bếp đun trong nhà 1,76 {1,08- 2,86} 2,75 {1,31- 3,24} < 0,05 Kinh tế (nghèo) 4,94 {3,04-8,06} 2,45 {1,98 - 6,47} <0,05 Đông ngƣời (từ 5 ngƣời
trở lên) 2,99{2,10-4,26} 1,54 {0,98 - 3,5} >0,05
Nhận xét: Từ kết quả bảng trên cho thấy:
Yếu tố liên quan hàng đầu là tiêm chủng của trẻ không đủ hoăc đủ nhƣng không đúng lịch (OR hiệu chỉnh = 7,68), thứ hai là cai sữa không đúng thời gian (OR hiệu chỉnh = 4,39), thứ ba là hút thuốc lá, thuốc lào trong nhà, gần trẻ (OR hiệu chỉnh= 3,89), kiến thức mẹ (OR hiệu chỉnh = 3,38), tiếp theo là bếp đun trong nhà ( OR hiệu chỉnh = 2,75), nghề nghiệp mẹ làm ruộng ( OR hiệu chỉnh = 2,57), cân nặng khi sinh thấp (OR hiệu chỉnh = 2,54), kinh tế nghèo ( OR hiệu chỉnh = 2,45) là những yếu tố nguy cơ đến NKHHCT của trẻ. Học vấn của mẹ, loại nhà, tình trạng nhà, chuồng gia súc gần nhà, gia đình đông ngƣời là yếu tố nhiễu.
Chƣơng 4 BÀN LUẬN
4.1. Tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội tại địa điểm nghiên cứu
Qua nghiên cứu về nhiễm khuẩn hô hấp cấp trẻ em tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, kết quả cho thấy đời sống kinh tế của ngƣời dân nơi đây còn gặp nhiều khó khăn. Phần lớn trẻ em sống trong gia đình có nghề nghiệp làm ruộng (76,2%) tỷ lệ trẻ phải sống trong điều kiện nhà ở tạm bợ còn khá cao (39,1%). Phần lớn ngƣời dân vẫn để bếp đun trong nhà, sổ trẻ sống trong gia đình có bếp đun trong nhà ở chiếm 87,2%. Chỉ có 13,2% số trẻ sống trong trong gia đình có bếp đun riêng phải chăng những vấn đề này đã ảnh hƣởng đến sức khỏe của trẻ.
4.1. Thực trạng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dƣới 5 tuổi tại 02 xã Hoàng Vân và Lƣơng Phong huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang
* Tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp chung
Trong tổng số 673 trẻ đƣợc điều tra tại 02 xã huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, cho thấy: tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ nhỏ dƣới 5 tuổi khu vực này là 39,5 %, Kết quả trên chứng tỏ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em dƣới 5 tuổi tại cộng đồng còn cao. Hiệp Hòa - Bắc Giang là một huyện trung du miền núi, nhƣng hai xã nghiên cứu (xã Lƣơng Phong và xã Hoàng Vân) đều là xã miền núi, ở đó còn có nhiều khó khăn về kinh tế văn hóa xã hội, tình hình bệnh tật nói chung và bệnh trẻ em nói riêng là khá nặng nề. Đời sống của ngƣời dân ở đây còn gặp nhiều khó khăn nhƣ thu nhập bình quân đầu ngƣời còn thấp, bà mẹ thiếu kiến thức chăm sóc trẻ. Trẻ không đƣợc tiêm chủng đầy đủ hoặc đủ nhƣng không đúng lịch, cai sữa không đúng thời gian, điều kiện vệ sinh nhà ở còn kém: Hút thuốc lá, thuốc lào trong nhà, gần trẻ.
Đun bếp trong nhà ..., phải chăng những yếu tố này đã góp phần không nhỏ làm cho tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở khu vực này cao. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn hẳn kết quả nghiên cứu của Prietsch S. O. Năm 2008 ở thành phố Rio Grande, miền Nam Brazil: Nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ là 23,9 % [102]. Nhƣng tỷ lệ này lại thấp hơn kết quả nghiên cứu của Mai Anh Tuấn và cộng sự năm 2008 (40,7%) [60], nghiên cứu của Đàm Thị Tuyết tại chợ Mới, Bắc Kạn năm 2010: Tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là 43,9% [61] và nghiên cứu của Nizami S. Q. Ở cộng động vùng ngoại vi thành phố Karachi, Parkcistan (2006): Tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp chung là 44,0 % [99]. Có lẽ địa điểm nghiên cứu của các tác giả Mai Anh Tuấn và Đàm Thị Tuyết là khu vực vùng cao, khó khăn, đời sống kinh tế, văn hóa xã hội còn thấp kém, vì Chợ Mới là một huyện vùng cao miền núi của tỉnh Bắc Kạn, phần lớn các xã của huyện đều là những xã thuộc chƣơng trình 135 của Chính Phủ và hơn 80% số dân trong các xã là ngƣời dân tộc thiểu số. Nhiều hộ gia đình còn phải sống trong nhà tạm, tình hình chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung và chăm sóc sức khỏe trẻ em nói riêng chƣa đƣợc tốt. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng thấp hơn kết quả nghiên cứu của Lê Thanh Hải vào năm 2010 đã tiến hành nghiên cứu tỷ lệ hiện mắc và các yếu tố liên quan đến viêm đƣờng hô hấp cấp ở trẻ em tại Trung tâm bảo trợ trẻ em số 4 Ba Vì Hà Nội ở đó tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là 44,4%, phải chăng tại Trung tâm bảo trợ, Điều kiện sống của trẻ còn thiếu thốn và gặp nhiều khó khăn [34].
- Kết quả nghiên cứu của chúng tôi lại tƣơng đối phù hợp với kết quả nghiên cứu của Hàn Trung Điền năm 2002 [30] và Nguyễn Đình Học năm 2006 (39,7%) [38] và nghiên cứu của Trần Thị Hằng tại một số xã huyện Quỳnh Lƣu, tỉnh Nghệ An: Tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dƣới 5 tuổi tại đó là 38,34% [35].
Khi phân loại nhiễm khuẩn hô hấp cấp theo các thể, tỷ lệ mắc cao nhất ở thể không viêm phổi ho hoặc cảm lạnh (33,3%). Tỷ lệ trẻ mắc viêm phổi (5,6%) và viêm phổi nặng chiếm 0,6 % tổng số trẻ điều tra (Bảng 3.6). Theo "Tài liệu huấn luyện nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em” năm 2006 cho thấy, viêm phổi vẫn nguyên nhân tử vong cao nhất (33,7%) trong tổng số các nguyên nhân tử vong ở trẻ nhỏ, cao hơn so với tử vong do tiêu chảy cấp (24,7) còn lại là do các nguyên nhân khác. 70% tử vong ở các nƣớc Châu Phi và Đông Nam Á [24].
* Tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp theo lứa tuổi
- Khi phân loại nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính theo lứa tuổi của trẻ tại địa điểm nghiên cứu chúng tôi nhận thấy: Tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính
chung có xu hƣớng tăng cao sau 12 tháng tuổi. Ở nhóm trẻ từ 12 đến 35 tháng, tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở nhóm này là 43,8% cao
nhất trong các nhóm tuổi. Theo chúng tôi có thể ở lứa tuổi này sức đề kháng của trẻ bị hạn chế do kháng thể từ mẹ sang trong thời kỳ bào thai đã không còn, khả năng cung ứng các kháng thể bề mặt cũng đã hết, khả năng tự đề kháng còn đang bị hạn chế. Vì vậy, trẻ vẫn có thể có tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính cao ở giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính không giảm mà vẫn còn khá cao khi trẻ đƣợc 36- 59 tháng tuổi (41,3%). Kết quả của chúng tôi tƣơng đối phù hợp với nghiên cứu của Mai Anh Tuấn về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em tại Chợ Mới Bắc Kạn: Ở nhóm trẻ từ 12 đến 35 tháng, tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở nhóm tuổi từ 12 đến 35 tháng là 45,02% [60] và nghiên cứu của Trần Thị Hằng tại một số xã huyện Quỳnh Lƣu, tỉnh Nghệ An: Tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở nhóm tuổi từ 12 đến 35 tháng là 41,04%. Nhƣng kết quả nghiên cứu của chúng tôi lại khác với kết quả của Hà Văn Thiệu: nhóm trẻ dƣới 1 tuổi có tỷ lệ mắc cao nhất (53,29%) còn nhóm trẻ từ
4 - 5 tuổi lại có tỷ lệ mắc thấp nhất (28,27%) [68]. [39] và các báo cáo hoạt động của chƣơng trình phòng chống trẻ em một số tỉnh Bắc Giang, Hà Nam, Phú Thọ, thành phố Đà Nẵng đều cho thấy, tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính đặc biệt là viêm phổi nặng và tử vong hay xảy trong nhóm trẻ từ 2 tháng đến dƣới 12 tháng tuổi [7], có sự khác biệt nhƣ vậy, bởi vì kết quả nghiên cứu của chúng tôi đề cập đến nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính nói chung còn nghiên cứu của các tác giả chủ yếu đề cập đến viên phổi cộng đồng. Xu hƣớng nhóm trẻ dƣới 1 tuổi mắc viêm phổi cao nhất dẫn đến nguy cơ diễn biến nặng. Điều này có thể đƣợc lý giải bằng đặc điểm giải phẫu, sinh lý của trẻ, các tổ chức tế bào của bộ phận hô hấp và phổi chƣa hoàn toàn biệt hóa và đang ở giai đoạn phát triển. Đƣờng thở từ mũi đến thanh khí, phế quản ở trẻ em là tƣơng đối hẹp và ngắn, tổ chức đàn hồi ít phát triển, vòng sụn mềm, dễ biến dạng, niêm mạc trẻ càng nhỏ, càng dễ xung huyết và rất mỏng, có nhiều mao mạch. Niêm mạc thanh khí phế quản dễ bị phù nề, xuất tiết và dễ bị chít hẹp và gây khó thở. Các cơ quan ở lồng ngực chƣa phát triển đầy đủ nên lồng ngực di động kém, trẻ dễ bị xẹp phổi, dãn các phế nang khi bị viêm phổi [11], [13]. Ngoài ra, đối với lứa tuổi trên 6 tháng thì khả năng miễn dịch của trẻ kém do thiếu các globulin miễn dịch của mẹ sang trong thời kỳ bào thai giảm sút, khả năng tự sản xuất chƣa đáp ứng kịp thời.
* Tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp theo giới
Trong nghiên cứu tại 02 xã huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang, chúng tôi không thấy có sự khác biệt về tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính giữa trẻ trai và trẻ gái (p>0,05). Tƣơng tự nhƣ kết quả nghiên cứu của Hà Văn Thiệu, Nguyễn Hữu Kỳ (2003) trên 400 trẻ dƣới 5 tuổi: tỷ lệ trẻ nam mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là 40,57%; ở trẻ nữ là 39,11% [58] và Nghiên cứu của Mai Anh Tuấn tại Chợ Mới, Bắc Kạn cũng cho kết quả tƣơng tự khi tìm hiểu mối liên quan giữa giới và tỷ lệ mắc nhiễm
khuẩn hô hấp cấp tính. Trong nghiên cứu này, trẻ nam có tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là 11,21%, trẻ nữ là 9,85 tuy nhiên OR =0,86(0,72- 1,03) [60]. Sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính giữa nam và nữ không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này cũng phù hợp với nhận định của tác giả Acharya D. (2003) Nam Ấn Độ [77], Hàn Trung Điền (2002) tại Bắc Giang, Hà Tĩnh, Quảng Trị [30].
4.2. Các yếu tố nguy cơ đến nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính
4.2.1. Các yếu tố nguy cơ thuộc về bà mẹ