Chúng tôi đã phỏng vấn các bà mẹ hoặc ngƣời chăm sóc trẻ dựa trên bảng câu hỏi có sẵn về tình trạng kinh tế, văn hóa, xã hội, những thông tin liên quan đến trẻ, kiến thức của các bà mẹ về việc nuôi dƣỡng chăm sóc trẻ kết hợp với quan sát điều kiện vệ sinh nhà ở, kết quả cho thấy nhƣ sau:
Trong gia đình, bà mẹ luôn là ngƣời gắn bó, trực tiếp chăm sóc trẻ nhất là trong giai đoạn trẻ từ 0 - 5 tuổi. Những hành vi CSSK của bà mẹ có ảnh hƣởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe của trẻ, bà mẹ có kiến thức hiểu biết đúng về bệnh là một yếu tố khởi đầu quan trọng để bà mẹ có một hành vi sức khỏe tốt [16].
Kiến thức, sự hiểu biết của bà mẹ về bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính có phải là yếu tố nguy cơ đến tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em tại địa điểm nghiên cứu hay không? Nghiên cứu của chúng tôi đã trả lời câu hỏi này, các bà mẹ có hiểu biết chung về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính kém thì con của họ có nguy cơ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính cao gấp 2,29 lần so với các bà mẹ có kiến thức trung bình (Bảng 3.16). Chúng tôi đánh giá kiến thức của các bà mẹ thông qua bộ câu hỏi phỏng vấn. Các câu hỏi đƣợc thiết kế để thu thập những kiến thức rất cơ bản về bệnh nhƣ các kiến thức phát hiện triệu chứng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, kiến thức xử trí và phòng bệnh.
Một thực tế là dù CBYT có trình độ giỏi, đƣợc trang bị thuốc men và các phƣơng tiện y tế đầy đủ nhƣng khi bà mẹ thiếu kiến thức, không biết phát hiện sớm các dấu hiệu nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, chỉ đƣa con đến cơ sở y tế khi bệnh đã nặng thì khả năng tử vong của đứa trẻ là rất cao. Không có kiến thức, hiểu biết đúng về bệnh bà mẹ sẽ không thấy hoặc không thấy hết mối đe dọa đến tính mạng trẻ, từ đó sẽ có thái độ không đúng với việc chăm sóc trẻ và hậu quả là không có hành vi tốt với vấn đề nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính cho con mình.
Việc các bà mẹ quan niệm trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính chỉ đơn thuần là ho sốt mà không biết bệnh có thể tiến triển rất nhanh thành viêm phổi ở trẻ nhỏ hay việc các bà mẹ tự mua thuốc ngoài về chữa, hay không cần đƣa trẻ đến cơ sở y tế khám vẫn là một hiện tƣợng phổ biến. Vậy rõ ràng là việc thiếu hiểu biết của bà mẹ về bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng cần phải can thiệp hàng đầu vào để giảm tỷ lệ mắc và tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với tác giả Lý Thị Chi Mai nghiên cứu tình hình mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính và một số yếu tố liên quan ở trẻ dƣới 5 tuổi tại huyện Châu Thần Tỉnh Trà Vinh. Kết quả cho thấy: có mối liên quan giữa kiến thức đúng của các bà mẹ về ARI với tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ < 5 tuổi. Các bà mẹ có kiến thức đúng thì con của họ mắc bệnh (31,3%), thấp hơn con của bà mẹ có kiến thức không đúng. (47,9%). Một vấn đề đƣợc xếp vào nguy cơ đó là hạn chế kiến thức của các bà mẹ trong việc nuôi dƣỡng trẻ, chăm sóc trẻ khi bị ốm đau, sự hiểu biết của bà mẹ khi nuôi dƣỡng trẻ [41].
Một nghiên cứu tại Ethiopia cho thấy nếu bà mẹ biết phát hiện sớm dấu hiệu viêm phổi và đƣa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời, đồng thời trẻ đƣợc xử trí đúng thì tỷ lệ tử vong ở trẻ sẽ giảm đƣợc khoảng 20% (p<0,05) [39].
Một nghiên cứu tƣơng tự đã đƣợc tiến hành tại Enugu - Nigeria xác định kiến thức của các bà mẹ về việc nhận biết viêm phổi ở trẻ trƣớc tuổi đi học: 65% bà mẹ nhận biết đƣợc viêm phổi qua dấu hiệu khó thở, 42% bằng dấu hiệu thở nhanh và 26,5% bằng dấu hiệu ho nặng. Chỉ rất ít bà mẹ nhận biết đƣợc dấu hiệu viêm phổi: Rút lõm lồng ngực (8,5%) và tím tái (1%). Cũng trong nghiên cứu này điểm kiến thức của các bà mẹ về nhận biết các dấu hiệu viêm phổi gia tăng một cách có ý nghĩa với trình độ học vấn và tầng lớp xã hội của các bà mẹ (p<0,05). Trong khi một số đáng kể các bà mẹ (51%) nhận biết đƣợc dấu hiệu thở nhanh là một chỉ số xác định viêm phổi thì một số khá lớn các bà mẹ (87,5%) có thái độ không tin tƣởng liệu các dấu hiệu muộn nhƣ là rút lõm lồng ngực, tím tái có phải là dấu hiệu biểu hiện của tình trạng bệnh nặng ở trẻ hay không?[44]. Vấn đề này cũng đã đƣợc một số tác giả khác đề cập đến, năm 2002, Hàn Trung Điền nghiên cứu nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dƣới 1 tuổi tại cộng đồng và tác động của TT - GDSK tại Bắc Giang, Hà Tĩnh, Quảng Trị cho thấy rằng: khả năng nhận biết dấu hiệu nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của bà mẹ còn hạn chế. Đa số bà mẹ chỉ biết dấu hiệu ho, sốt, mệt mỏi. Dấu hiệu thở nhanh, khó thở còn ít đƣợc bà mẹ biết. Nguyên nhân cơ bản là do bà mẹ không đƣợc truyền thông, ít đƣợc tiếp cận thông tin. Nhiều bà mẹ tự mua kháng sinh để chữa cho trẻ và không biết cho con uống thêm nƣớc khi con mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Vẫn còn một số bà mẹ chỉ đƣa trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính đến cơ sở y tế (CSYT) khi tự chữa tại nhà không khỏi [30]. Nguyễn Thị Thanh Hƣơng và cộng sự (2008), nghiên cứu thực hành chăm sóc tại nhà trẻ dƣới 5 tuổi bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của các bà mẹ tại huyện Quảng Trạch, Quảng Bình, cho thấy: Tỷ lệ các bà mẹ có kiến thức tốt về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính nhìn chung còn thấp [40]. Năm 2009, Bùi Thanh Nghị: Đánh giá kiến thức các bà mẹ có con dƣới 5 tuổi về bệnh nhiễm khuẩn hô hấp tại huyện Việt Yên - tỉnh Bắc Giang
cho thấy, tỷ lệ bà mẹ biết chăm sóc khi trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở đó chiếm tỷ lệ trên 80 %, cao hơn nghiên cứu của chúng tôi [46], có lẽ tại Việt Yên là một huyện trung du, ở đó điều kiện về kinh tế, văn hóa, xã hội của ngƣời dân tốt hơn, ngƣời dân có đời sống cao hơn, các bà mẹ có nhiều cơ hội, đƣợc tiếp cận với phƣơng tiện truyền thông nhiều hơn so với địa điểm chúng tôi nghiên cứu là hai xã thuộc khu vực miền núi của huyện, cuộc sống của ngƣời dân còn gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, Chan G. C và cộng sự (2006) đã tiến hành nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về sử dụng kháng sinh của các bà mẹ đối với nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe ban đầu, huyện Hulu Langat cho thấy rằng: Các bà mẹ thƣờng thiếu kiến thức và nhận thức sai lệch về sử dụng kháng sinh đối với nhiễm khuẩn hô hấp trên cấp tính ở trẻ. Việc nâng cao trình độ học vấn và kiến thức của các ông bố, bà mẹ có thể làm giảm kê đơn kháng sinh không cần thiết và việc sử dụng kháng sinh ở cộng đồng [72]. Vì thế cần đẩy mạnh công tác TT - GDSK về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính đến ngƣời chăm sóc trẻ để các bà mẹ hiểu rằng các dấu hiệu thở nhanh, rút lõm lồng ngực là biểu hiện nặng và là nguy cơ tử vong do viêm phổi.
Mỗi dân tộc có những phong tục tập quán riêng có thể ảnh hƣởng tốt hoặc không tốt đến chăm sóc sức khỏe trẻ em nói chung trong đó có chăm sóc trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Tuy nhiên, chúng tôi không thấy có sự liên quan giữa yếu tố dân tộc với nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, trong nghiên cứu của chúng tôi yếu tố dân tộc không phải là một yếu tố nguy cơ với nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ. Có thể do đặc thù khu vực nghiên cứu tỷ lệ dân tộc thiểu số chiếm số ít (5,9 %) dân tộc Kinh chiếm 94,1%. Để làm rõ hơn điều này, theo chúng tôi, cần phải có những nghiên cứu cụ thể kết hợp với nghiên cứu định tính để giải thích về hành vi chăm sóc trẻ nhiễm khuẩn hô
hấp cấp tính trong các dân tộc thiểu số tại địa điểm nghiên cứu và đây cũng là hạn chế của đề tài nghiên cứu.