Vài nét về làng nghề truyền thống xã Phú Túc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển bền vững làng nghề phú túc (huyện phú xuyên, thành phố hà nội) hiện nay​ (Trang 28 - 32)

1. Tính cấp thiết của đề tài

2.1. Vài nét về làng nghề truyền thống xã Phú Túc

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

“Xã Phú Túc - một xã nghề có vị trí địa lý nằm ở phía tây huyện Phú Xuyên, xã có vị trí địa lý quan trọng về an ninh – quốc phòng, thuận lợi về giao lƣu và phát triển kinh tế- xã hội. Phía nam giáp với xã Hoàng Long, Phía Đông giáp với xã Tri Trung, phía Tây giáp với xã Quảng Phú Cầu – huyện Ứng Hòa, phía Bắc giáp với xã Hông Dƣơng – Huyện Thanh Oai. Phú Túc là một xã có vị trí địa lý tƣơng đối thuận lợi, là một trong những trung tâm giao lƣu kinh tế - văn hóa - xã hội của 3 huyện: Phú Xuyên, Ứng Hòa, Thanh Oai”

“Xã có 8 thôn: Trình Viên, Đƣơng La, Phú Túc, Tƣ Sả, Lƣu Thƣợng, Lƣu Đông, Lƣu Xá, Hoàng Xá. Cả 8 thôn đều đƣợc UBND thành phố Hà Nội công nhận làng nghề, trong đó có làng Lƣu Thƣợng là làng nghề truyền thống - mây tre đan cỏ tế. Các thôn nằm trải dài trên đƣờng trục chính của xã với chiều dài khoảng 4,2 km, chiều rộng khoảng 2,5 km. Toàn xã có khoảng 2527 hộ với khoảng 9525 nhân khẩu, xã có một Đảng bộ với 307 đảng viên và sinh hoạt ở 15 chi bộ, trong đó gồm: 8 chi bộ nông thôn, 1 chi bộ cơ quan, 1 chi bộ y tế, 1 chi bộ tím dụng, 3 chi bộ nhà trƣờng, 1 chi bộ quân sự.[9]”

“Trƣớc kia xã Phú Túc là một xã thuần nông chuyên sản xuất nông nghiệp lúa nƣớc với tổng diện tích đất tự nhiên là 752,16 ha, trong đó diện tích đất canh tác trồng lúa nƣớc là 5560 ha. Trong những năm những năm gần đây xã đã thu đƣợc nhiều kết quả trên các lĩnh vực: cơ cấu kinh tế có bƣớc phát triển rõ rệt, đúng hƣớng và bƣớc đầu vững chắc. Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch mạnh từ lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, số lƣợng hộ gia đình, số lao động tham gia sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp tăng lên nhanh chóng cả về số lƣợng và chất lƣợng. [9]”

“Sự phát triển của làng nghề gắn với sự phát triển của văn hóa dân tộc, sản phẩm của làng nghề thủ công truyền thống đƣợc tạo lên bằng những bàn

tay tài hoa và óc sáng tạo của các nghệ nhân làng nghề và của cá thợ thủ công mỹ nghệ. Nhiều sản phẩm của làng nghề có giá trị kinh tế cao, có giá trị về mặt nghệ thuật, các sản phẩm mang những nét đặc sắc riêng của làng nghề truyền thống xã Phú Túc.”

“Giao thông nông thôn xã Phú Túc ngày càng đƣợc cải thiện, hệ thống đƣờng đều đƣợc bê tông hóa, các hộ dân trên đia bàn xã đa số đều có đƣợc cơ ngơi khang trang, tiện nghi đầy đủ. Cây cỏ tế đã trải qua hàng trăm năm thăng trầm cùng xã Phú Túc, đang ngày một biến đổi vùng quê nghèo khó trƣớc đây trở thành một vùng quê có nền kinh tế hoàng hóa phong phú, sầm uất, sôi động và giàu có, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển,văn hóa địa phƣơng, nâng cao mức sống các hộ gia đình,...”

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

“Kinh tế xã Phú Túc ngày một phát triển. Về lĩnh vực phát triển kinh tế nông nghiệp, đƣợc xác định là ngành kinh tế trọng yếu, thƣờng xuyên đƣợc quan tâm phát triển, xã đã đầu tƣ 6 máy làm đất MTZ và 9 máy cấy, do vậy năng suất hàng năm là 1,8 đến 12,6 tấn/ ha, thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 22,5 triệu đồng/ ngƣời/ năm. Tuy nhiên trong những năm qua xã đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp tiểu thủ công nghiệp.[9]”

“Dân số và lao động là yếu tố có vai trò dặc biệt quan trọng trong mọi quá trình sản xuất. Hiện nay xã Phú túc gồm 8 thôn, phân bó dân cƣ khá đồng đều. Trong cơ cấu lao động thì tổng số nhân khẩu nữ chiếm 60,59%, nhân khẩu nam chiếm 39,41% vào năm 2015. Về cơ cấu dân số nam thấp hơn nữ điều này tạo điều kiện cho địa phƣơng phát triển ngành công nghiệp – xây dựng và tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nhẹ nhƣ: mây tre đan cỏ tế.”

“Số lao động hằng năm tăng, trong đó lao động trong nông nghiệp có xu hƣớng giảm thay vào đó lao động các ngành công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp tăng. Đồng thời các ngành dịch vụ, thƣơng mại kinh doanh ngày 1 đa dạng và phát triển phong phú đã thu hút rất nhiều lao động vào những lĩnh vực này.”

“Xã Phú túc có 8/8 làng làm nghề cỏ tế, sản phẩm cỏ tế đƣợc xuất đi nhiều nƣớc. Ngoài nghề có tế, trong những năm gần đây xã còn khuyến khích phát triển thêm 1 số ngành nghề khác nhƣ: tăn hƣơng, giày da, nghề mộc dân dụng...đõ góp phần cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân trong đia bàn xã và các vùng phụ cận.”

“Thu nhập của ngƣời dân trong địa bàn xã đạt 39,5 triệu đồng /ngƣời/năm, lao động thƣờng xuyên có việc làm đạt 97%.”

“Về văn hóa – xã hội: xã Phú Túc là một mảnh đất truyền thống văn hóa yêu nƣớc và đấu tranh cách mang kiên cƣờng. Cùng một vùng châu thổ sông Hồng nên Phú Túc cũng là một xã có rất nhiều những lễ hội và nhuwxng thuần phong mỹ tục đƣợc xây dựng qua nhiều năm nhiều năm qua nhƣ: cƣới hỏi, ma chay, hội làng truyền thống,...”

“Nằm gần thủ đô Hà Nội (cách thủ đô Hà Nội khoảng 30 km) – trung tâm chính trị, văn hóa của cả nƣớc, có điều kiện tiếp cận và giao lƣu văn hóa với nhiều vùng đã tạo nên 1 xã với nhiều truyền thống tốt đẹp: tôn trọng đạo lý, lá lành đùm lá rách, uống nƣớc nhớ nguồn, tôn sƣ trọng đạo, hiếu học,...”

“Nhân dân xã Phú Túc từ buổi đầu xây dựng làng nghề, dựa vào tự nhiên để sinh tồn nên cộng đồng dân cƣ sáng tạo từ đó đã xây dựng đƣợc những đặc trƣng văn hóa riêng biệt. Phong tục tập quán, tín ngƣỡng và hệ thống lễ hội hình thành và phát triển, cho đến nay nó vẫn đƣợc bảo tồn và phát triển phù hợp với sự phát triển của xã hội.”

“Xã Phú Túc hiện có 2 tôn giáo cùng tồn tại và phát triển: Phật giáo và Thiên chúa giáo. Địa bàn xã bao gồm 8 thôn, từ năm 2012 xã đã chỉ đạo 8 thôn xây dựng song quy ƣớc nông thôn mới, toàn xã gồm có 9 đình, 9 chùa và 4 miếu, trong đóa có 5 đình và 2 miếu đã đƣợc nhận chứng nhận là di tích văn hóa cấp tỉnh. 8/8 làng đều đạt và giữ vững tiêu chuẩn làng văn hóa, số hộ sử dụng nƣớc sạch hợp vệ sinh trên đia bàn đạt 71,6%, rác thải sinh hoạt đƣợc thu gom [9]”

“Xã có 2 trƣờng: trung học Cơ Sở và Mầm non đạt chuẩn quốc gia. Trong những năm gần đây học sinh giỏi các cấp, đoạt giải cao trong các cuộc

thi ngày càng tăng cụ thể: trong 3 gần đây xã có 3 em đỗ thủ khoa vào các trƣờng đại học tốp đầu, 3 học sinh giỏi cấp quốc gia.”

“Đội ngũ cán bộ xã đƣợc chuẩn hóa có trình độ chuyên môn từ cao đẳng và đại học. Nhờ có sự đoàn kết đồng lòng, thống nhất cao giữa ngƣời dân, cán bộ và Đảng viên trong công cuộc xây dựng nông thôn mới nên toàn xã đã có nhƣng khởi sắc nhất định, cụ thể: địa phƣơng đã quan tâm đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất cho trƣờng mầm non, nâng cấp cải tạo hệ thống giao thông trục xã, giao thông nội đồng,...”

Đến nay xã đạt và cơ bản đạt 19/19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới và đƣợc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội công nhận xã đạty chuẩn nông thôn mới năm 2017

2.1.3. Các chính sách về phát triển bền vững

“Trong những năm qua, Nhà nƣớc đã có nhiều chính sách, văn bản pháp luật, tạo điều kiện cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề truyền thống. Bao gồm: Luật đất đai với những đổi mới đã tạo điều kiện cho các tổ chức, hộ gia đình trong các làng nghề đƣợc giao hoặc thuê đất ổn định lâu dài phục vụ cho quy hoạch sản xuất; Chính sách đầu tƣ của Nhà nƣớc đã tác động đến các chủ thể trong mở rộng kinh doanh, đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn.”

“Quyết định 132 đã đề ra chính sách hỗ trợ đầu tƣ hình thành và phát triển các cụm công nghiệp làng nghề, tạo ra môi trƣờng thông thoáng, thuận lợi cho sự ra đời các khu công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn.”

“Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, vừa ban hành Quyết định số 2954/QĐ – UBND, thành lập cụm công nghiệp làng nghề Phú Túc,huyện Phú Xuyên, nhằm đầu tƣ xây dựng đồng bộ kết cấu cơ sở hạ tầng, kỹ thuật và cảnh quan làng nghề phục vụ nhu cầu sản xuất, khắc phục ô nhiễm môi trƣờng, phát triển làng nghề địa phƣơng.”

“Theo Quyết định 132/ TTg, các cơ sở làng nghề đƣợc hƣởng mức thuế ƣu đãi, chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề, kích thích, hỗ trợ cạnh tranh giữa các sản phẩm cấc làng nghề.”

“Quyết định số 132/2000 của Thủ tƣớng Chính phủ về một số chính sách phát triển ngành nghề nông thôn, đã có phần riêng về chính sách khoa học công nghệ và môi trƣờng.”

“Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ còn xác định chính sách khuyến khích nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại tiên tiến và trồng cây nguyên liệu tạicác cơ sở ngành nghề nông thôn nói chung, các làng nghề nói riêng,ƣu tiên đào tạo và sử dụng lao động với những hộ gia đình mà Nhà nƣớc thu hồi đất để phát triển ngành nghề, lao động là ngƣời địa phƣơng. Khuyến khích các nghệ nhân, hợp tác xã, tổ chức hiệp hội mở các lớp truyền nghề, dạy nghề. Nhà nƣớc ƣu tiên đào tạo nghề cho các cơ sở ngành nghề nông thôn.”

Tóm lại, hệ thống các văn bản pháp luật, chính sách đã ra đời và ngày càng hoàn thiện hơn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững làng nghề truyền thống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển bền vững làng nghề phú túc (huyện phú xuyên, thành phố hà nội) hiện nay​ (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)