Thực trạng phát triển bền vững làng nghề truyền thống ở Phú Túc (Huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển bền vững làng nghề phú túc (huyện phú xuyên, thành phố hà nội) hiện nay​ (Trang 32 - 48)

1. Tính cấp thiết của đề tài

2.2.Thực trạng phát triển bền vững làng nghề truyền thống ở Phú Túc (Huyện

Túc (Huyện Phú Xuyên, Thành phố hà Nội)

2.2.1. Tình hình sản xuất kinh doanh trong làng nghề truyền thống

“Những năm gần đây Hà Nội đƣợc coi là một trong những thành phố lớn phát triển mạnh kinh tế công nghiệp tập trung. Bên cạnh đó Hà Nội cũng có thế mạnh về phát triển kinh tế địa phƣơng, với nhiều làng nghề và làng nghề truyền thống với những sản phẩm hết sức đa dạng, phong phú phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu.”

Theo báo cáo sở Công thƣơng sau khi Hà Tây sát nhập vào Hà Nội thì ở Hà Nội có nhiều làng nghề nói chung và làng nghề truyền thống nói riêng nhiều nhất nƣớc với 244 làng với 47 nhóm nghề.

Ngoài ra còn có các phố nghề tập trung tại nội thành Hà Nội song đa số chỉ hoạt động theo hộ gia đình nhƣ: nghề mây tre đan, nghề kim hoàn, nghề mây tre đan

“Tốc độ tăng GDP năm 2007 của Hà Nội đạt 12,08%. Trong đó sản xuất LN đã phát triển khá nhanh. Về tỷ trọng doanh thu sản xuất LN năm 2007

chiếm tỷ trọng 44% so với sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh huyện ngoại thành, bằng 8% so với sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh cả thành phố. Tại các LN phát triển nhƣ Bát Tràng, Kiêu Kỵ, Vân Hà, Tân Triều giá trị sản xuất LN chiếm trên 80% giá trị sản xuất địa phƣơng [16]. Năm 2009, LNTT ở Hà Nội giải quyết việc làm 627.000 lao động chiếm 65% dân số nông thôn và 42% tổng số lao động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp toàn thành phố (Báo cáo Sở Công thƣơng Hà Nội năm 2009).”

Để có đƣợc sự tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu nhanh nhƣ vật thì làng nghề truyền thống xã Phú Túc cũng đóng vai trò không nhỏ.

“Xã Phú Túc có 8 thôn thì các thôn đều làm kinh tế làng nghề - tiểu thủ công nghiệp,nhƣng hoạt động hầu hết và chủ yếu là nghề mây tre đan cỏ tế. Làng nghề - tiểu thủ công nghiệp đã đóng góp một phần quan trọng và sự phát triển kinh tế - xã hội của xã nói riêng của thành phố Hà Nội nói chung. Sản phẩm làng nghề đa dạng phong phú đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của ngƣời dân trong vùng và một phần xuất khẩu. Hiện nay xã có 9 doanh nghiệp lớn, 20 tổ hợp sản xuất và hàng trăm hộ sản xuất thu hút trên 70% lao động trong làng, ngoài ra nghề còn thu hút hàng trăm lao động ở các vùng lân cận.[5]”

“Năm 2008, GDP toàn xã Phú Túc đạt khoảng 98 tỷ đồng, thu nhập bình quân ngƣời dân 12 triệu/ ngƣời/ năm. Đến nay, tình hình kinh tế của xã liên tục tăng trƣởng và phát triển. Năm 2018, tổng thu nhập toàn xã đạt trên 438 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 44 triệu/ ngƣời/ năm. Trong đó giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp làng nghề ƣớc đạt 237,6 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2017 [18]. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi chiếm 25,9%, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng chiếm 61,3%, thƣơng mại – dịch vụ chiếm 12,8%. Đời sống vật chất ngƣời dân đƣợc cải thiện, trật tự an toàn xã hội đƣợc ổn định, cơ sở hạ tầng đƣợc củng cố. Đặc biệt, năm 2017, xã đạt 19 chỉ tiêu về xây dựng nông thôn mới và đƣợc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới.[19]”

“Trong những năm gần đây Ủy ban nhân dân xã Phú Túc tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác quy hoạch xây dựng cụm công nghiệp ở khu

17 mẫu cánh đồng Soi thôn Lƣu Thƣợng, theo quyết định số 2954/QĐ- UBND về việc thành lập cụm công nghiệp làng nghề xã Phú Túc. Chú trọng phát triển làng nghề theo hƣớng du lịch làng nghề. Từ năm 2016 đến nay, số lƣợng khách thăm quan và đến mua sắm sản phẩm làng nghề tăng, thu hút trên 150 đoàn khách trong nƣớc và quốc tế, với tổng số gần 2000 lƣợt ngƣời đến thăm quan, tìm hiểu lịch sử, du lịch tập trung làng nghề.[19]”

Qua các số liệu tại xã ta thấy giá trị sản phẩm hàng hóa trong các làng nghề đạt đƣợc là rất to lớn và tốc độ tăng trƣởng đƣợc tăng lên qua các năm.

2.2.2. Về mặt xã hội trong làng nghề truyền thống

“Xã Phú túc đã và đang chuyển hƣớng cơ cấu kinh tế sang kinh tế công nghiệp. Một trong những nguyên nhân quan trọng làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tiến bộ là tốc độ tăng trƣởng của công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn trong vùng chủ yếu là công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của các làng nghề.”

“Tƣơng ứng sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, số lƣợng lao động thu hút vào nghề truyền thống chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu lao động trong làng nghề. Làng nghề truyền thống do phát triển nghề thủ công đã tăng tỷ trọng công nghiệp tiểu thủ công nghiệp. Từ đó có tác động tích cực tới sản xuất nông nghiệp, giảm tỷ trọng nông nghiệp, chuyển dịch lao động nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp tăng dần. Hình thành khu vực nông nghiệp tập trung chuyên môn hóa cao. Vì vậy, cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp đã có sự biến đổi. Bên cạnh đó tại các tỉnh trong vùng sự phát triển của các làng nghề truyền thống kéo theo nhiều nghề dịch vụ khác có liên quan.”

Sản phẩm đa dạng ,phong phú về chủng loại, chất lƣợng, hình thức, với trên 1000 các loại mẫu mã, ngoài ra, làng nghề còn đáp ứng các mẫu mã do khách hàng đặt ra.

“Thu nhập nâng cao thì tất yếu ở làng nghề truyền thống có sự gia tăng giá trị sản phẩm, tạo ra một khối lƣợng sản phẩm đóng góp vào nền kinh tế chung và trên từng địa phƣơng. Giá trị sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp làng nghề tăng trƣởng bình quân 21- 25%/năm.”

“Chính sách phát triển ngành nghề nông thôn, làm tăng cơ sở nghề truyền thống. Qua đó, tạo việc làm ổn định cho hàng vạn ngƣời lao động. Ngoài lao động thƣờng xuyên, các hộ, cơ sở ngành nghề còn thu hút lao động nhàn rỗi trong nông thôn. Nhiều địa phƣơng có nghề truyền thống phát triển thu hút 100% lao động tại các địa phƣơng đó.”

Các ngành nghề truyền thống phát triển, kéo theo sự phát triển thêm nhiều ngành nghề khác, nhiều hoạt động dịch vụ liên quan nhƣ tín dụng, giao thông... tạo việc làm mới, thu hút thêm lao động.

“Vai trò tạo việc làm của các làng nghề truyền thống còn thể hiện rất lớn ở sự phát triển lan toả sang các làng khác, vùng khác. Đã giải quyết việc làm cho nhiều lao động, tạo ra động lực phát triển kinh tế - xã hội ở trên địa bàn xã. Tuy nhiên những hạn chế là các tệ nạn xã hội. Đặc biệt làng nghề truyền thống ở xã Phú Túc đã có vai trò mới, rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay là thu hút nông dân trong quá trình đô thị hóa; Tạo nhiều cơ hội kiếm việc làm cho thanh niên trong độ tuổi lao động, lao động dôi dƣ trong quá trình sắp xếp lại doanh nghiệp trên địa bàn xã.”

“Theo báo cáo Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn, ngoài lao động thƣờng xuyên trung bình mỗi hộ thu hút thêm 2-5 lao động, mỗi cơ sở ngành nghề thu hút 8-10 lao động thời vụ. lao động tại làng nghề ảnh hƣởng do tính chất mùa vụ.”

“Ở làng nghền truyền thóng mây tre đan cỏ tế, không chỉ có cơ cấu lao động làng xã biến đổi, mà cơ cấu lao động ngay trong một gia đình cũng biến đổi sâu sắc. Không ít hộ kiêm cả nghề nông, tiểu thủ công nghiệp, do đó số lao động trong gia đình cũng phải phân công cho hợp lý mỗi ngƣời một việc phù hợp với từng công việc trong nghề đó. Thậm chí cơ cấu lao động của vùng xung quanh làng nghề cũng biến đổi theo nhu cầu lao động của làng nghề, vì doanh nghiệp làng nghề đã thuê lao động ở vùng phụ cận khác về làm nông nghiệp còn họ tập trung vào làm nghề thủ công có thu nhập cao và ổn định. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo hƣớng tiến bộ đó, đã tạo điều kiện, động lực trực tiếp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đồng thời đƣợc coi nhƣ là động lực làm chuyển dịch cơ cấu xã hội nông thôn theo

hƣớng tăng hộ giàu, giảm hộ nghèo,giảm sự chênh lệch giàu nghèo, nâng cao đời sống, nâng cao phúc lợi cho ngƣời dân.”

“Tuy có đóng góp quan trọng vào việc tạo việc làm và tăng thu nhập cho ngƣời dân nông thôn. Song công nghiệp nông thôn và kinh tế làng nghề truyền thống đã phá vỡ hệ thống phân phối thu nhập vốn có rất ít sự chênh lệch của cộng đồng các hộ nông dân tự chủ nhƣ nhau. Thay vào đó bằng hệ thống phân phối giữa chủ kinh doanh và ngƣời làm thuê.”

“Sức ép về thu nhập và việc làm thúc đẩy ngƣời nông dân di chuyển tìm việc, từ nơi ít việc làm sang nơi có nhiều nhu cầu lao động và thu nhập cao hơn. Quá trình này hình thành một cách tự phát và tự điều tiết bởi tác động của quy luật cung cầu lao động.quá trình này, diễn ra theo hƣớng di chuyển từ nơi thừa lao động và giá nhân công rẻ sang nơi thiếu lao động và giá nhân công cao hơn,từ làng này sang này kia và từ khu sản xuất sang doanh nghiệp trên địa bàn xã Phú Túc. Quá trình di dân xét trên góc độ kinh tế - xã hội nó cũng có tác động tích cực là làm giảm sức ép việc làm.Bên cạnh đó nó còn làm tăng thu nhập, nâng cao đời sống xã hội, giảm bớt đói nghèo cho ngƣời dân... Nhƣng việc di chuyển tự do dderr kiếm việc làm này cũng có những tác động tiêu cực tới đời sống kinh tế - xã hội. Nó làm nảy sinh các vấn đề xã hội, đồng thời làm ảnh hƣởng tới kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, gây ra bài toán khó trong việc sắp xếp, giải quyết việc làm. Làng nghề truyền thống phát triển đã tạo điều kiện cho việc thu hút vốn nhàn rỗi, tận dụng thời gian và lực lƣợng lao động. Thu nhập của ngƣời lao động đƣợc đa dạng hóa.”

“Thực tiễn ở xã Phú Túc cho thấy việc phát triển mạnh mẽ làng nghề truyền thống đã góp phần tích cực, từng bƣớc làm thay đổi bộ mặt nông thôn, kết cấu hạ tầng cơ sở ở nông thôn đƣợc xây dựng và hoàn thiện hơn, ngày càng khang trang, hiện đại hơn, tập quán sinh hoạt có sự thay đổi. Làng nghề truyền thống thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đô thị hóa và hiện đại hóa nông thôn.”

“Những địa phƣơng có làng nghề phát triển, đời sống kinh tế-xã hội của nhân dân đƣợc cải thiện vàkhông ngừng nâng lên rõ rệt, đời sống văn hoá tinh thần cũng đƣợc thay đổi theo hƣớng tích cực, an ninh trật tự đƣợc đảm bảo,

nhiều tập quán truyền thống tốt đẹp của nhân dân đƣợc khôi phục. Các làng nghề trên địa bàn xã đã xây dựng đƣợc quy ƣớc làng, xã và chú trọng việc giáo dục truyền thống, định hƣớng nghề nghiệp cho con cháu họ. Hạn chế các tệ nạn xã hội.”

“Dƣới góc nhìn văn hoá, làng nghề truyền thống còn hàm chứa tinh hoa văn hoá và trở thành di sản văn hoá dân tộc. Ông cha ta đã để lại một kho tàng nghề truyền thống quý giá đang tồn tại và phát triển trong cuộc sống hiện đại hôm nay vừa phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc vừa cho xuất khẩu. Các làng nghề truyền thống thƣờng là những làng có lịch sử lâu đời với kiến trúc nghệ thuật độc đáo. Lễ hội đã trở thành sinh hoạt cộng đồng, mang đậm tính văn hóa riêng của làng nghề. Truyền thống văn hóa đó đang đƣợc nhiều làng nghề tiếp tục phát huy. Tiềm năng du lịch làng nghề truyền thống xã Phú Túc rất lớn.”

“Nhƣ vậy, có thể thấy làng nghề truyền thống xã Phú Túc có cơ sở hạ tầng xã hội khá vững chắc và tạo tiền đề bảo đảm sự phát triển bền vững. Góp phần rút ngắn sự cách biệt giữa thành thị nông thôn trong vùng, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, cùng với sự hình thành cụm điểm công nghiệp nông thôn đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo.” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.3. Môi trường trong làng nghề truyền thống

“Vì cuộc sống và lợi nhuận, làng nghề buộc phải chấp nhận mọi loại đầu tƣ, kể cả đầu tƣ vào các ngành nghề có thể làm ô nhiễm môi trƣờng và làm tổn hại tới sức khoẻ con ngƣời. Trong quá trình sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp và các hộ gia đình tìm mọi cơ hội giảm chi phí, đặc biệt các chi phí xử lý chât thải làng nghề. Vì vậy chi phí cho phòng ngừa ô nhiễm môi trƣờng và bảo đảm môi trƣờng lao động an toàn là những chi phí thƣờng bị cắt giảm, thậm chí không đƣợc dự tính đến trong khi lập kế hoạch kinh doanh.”

“Dƣới sự chỉ đạo của chính quyền, Đảng ủy nhân dân xã Phú Túc đã phối hợp xây dựng các giải pháp nhằm giảm thiểu ảnh hƣởng của hoạt động sản xuất, hạn chế và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trƣờng từ các làng

nghề. Kinh tế phát triển đã bƣớc đầu tích lũy vốn. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tƣ trở lại giải quyết các vấn đề môi trƣờng bức xúc nhƣ: cải tạo kênh mƣơng, khơi thông cống rãnh, thành lập đội thu dọn vệ sinh trong làng nghề truyền thống, phát triển hệ thống cây xanh, thu gom rác thải, phát triển hệ thống xử lý rác thải làng nghề,...”

“Giải pháp đồng bộ và mang tính lâu dài cần đƣợc áp dụng: đó là từng bƣớc hình thành các cụm công nghiệp nông thôn, đƣa các hộ sản xuất kinh doanh tách riêng ra khỏi khu vực dân cƣ.”

“Các ƣu đãi, hỗ trợ đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh ở ;làng nghề truyền thống xã Phú Túc áp dụng các biện pháp thích hợp về bảo vệ môi trƣờng phù hợp với chủ trƣơng đa dạng hoá đầu tƣ cho bảo vệ môi trƣờng và hỗ trợ các cơ sở sản xuất kinh doanh tiểu thủ công nghiệp nông thôn. Đã lồng ghép sử dụng đƣợc các nguồn vốn cho mục tiêu bảo vệ môi trƣờng vào đổi mới công nghệ ở làng nghề truyền thống xã Phú Túc theo hƣớng thân thiện với môi trƣờng.”

“Sự tập trung các cơ sở sản xuất với mật độ cao hầu hết là tổ chức sản xuất kinh tế hộ gia đình, trình độ công nghệ thấp và hầu nhƣ không có các thiết bị xử lý ô nhiễm nên môi trƣờng ở làng nghề truyền thống xã Phú Túc hiện đều bị ô nhiễm. Tuỳ theo tính chất của việc sản xuất mà mức độ ô nhiễm nƣớc, không khí và chất thải rắn có khác nhau ở các làng, nhƣng tình trạng ô nhiễm đều thuộc loại nghiêm trọng. Đây chính là tác nhân làm ảnh hƣởng lớn tới đời sống và sức khoẻ của ngƣời dân, làm giảm chất lƣợng sống của con ngƣời trong làng nghề và ở các vùng phụ cận. Đó cũng chính là những tác động tiêu cực đáng lo ngại mà sự phát triển một cách tự phát các làng nghề truyền thống công nghiệp nông thôn đang gây ra.”

“Các làng nghề mây tre đan mà tiêu biểu là thôn Lƣu Thƣợng,xã Phú túc, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. Trong quy trình sản xuất,khâu chế biến nguyên liệu nhƣ: các khâu kéo sợi, tuốt lạt làm cho môi trƣờng sinh hoạt thƣờng xuyên bị bụi. Ngoài ra, làng nghề còn dùng lƣu huỳnh để hun sấy nguyên liệu,sản phẩm; phun thuốc chống mối mọt cho sản phẩm trong cùng khuôn viên gia đình ảnh hƣởng trực tiếp tới sức khỏe ngƣời lao động. Trong

làng có khoảng vài chục nhà phân phối nguyên liệu, thu gom bán thành phẩm. Họ đều xây dựng bể xút để tẩy song mây, phun sơn nhuộm màu cho sản phẩm, bể nhúng keo dầu tạo đọ bền. Toàn bộ các chất thải lỏng, khí đều trực tiếp đổ ra môi trƣờng xung quanh các gia đình. Rác thải công nghiệp nhƣ các đầu mẩu đều chất đống mà chƣa có biện pháp thu gom. Trạm y tế xã cho biết, từ năm 2008 trở lại đây số lƣợng ngƣời mắc ung thƣ tăng lên. Bắt đầu từ tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển bền vững làng nghề phú túc (huyện phú xuyên, thành phố hà nội) hiện nay​ (Trang 32 - 48)