Thực hành về phòng chống bệnh tiêu chảy

Một phần của tài liệu Khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống bệnh tiêu chảy của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại ấp tân thành, xã tân phước hưng, huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 45 - 48)

Trong nghiên cứu của chúng tôi, trên số bà mẹ tại Tân thành, Phụng hiệp có con dưới 5 tuổi được điều tra, các bà mẹ đã thực hành các biện pháp phòng chống ỉa chảy như:

- Cách pha và sử dụng ORS: Chỉ có 65% bà mẹ biết gói ORS. Trong số đó chỉ có 60% bà mẹ cho con uống ORS khi con bị tiêu chảy; 54,37% bà mẹ pha đúng ORS với 1 lít nước và sử dụng trong vòng 24 giờ. Lý do mà bà mẹ không cho con uống ORS khi con bị tiêu chảy (40%) chủ yếu là ORS khó uống (38,33%) và không biết cách pha (20%).

- Thói quen cho con đi vệ sinh và cách vệ sinh cho con sau khi đi tiêu: bà mẹ có thực hành đúng khi cho con đi tiêu vào bô (65%) hoặc cầu tiêu (10,67%) hoặc tã (20%). Sai khi cho con đi lên nền đất (4,33%).26,67% bà mẹ có vệ sinh

cho con sau khi đi tiêu bằng nước và xà phòng. 73,33% bà mẹ không có vệ sinh cho con sau khi đi tiêu bằng nước và xà phòng.

- Sử dụng nước trong ăn uống: Nước máy chiếm 35%, kế đến là nước mưa (13,33%). Nước mưa chiếm 13,33% và nguồn nước khác chiếm tỷ lệ là 1%. Hiện nay đã được cung cấp nước máy khắp các phường nên tỷ lệ bà mẹ sử dụng nguồn nước máy cao.Bên cạnh đó,có thể từng gia đình tận dụng thêm nguồn nước mưa để sử dụng vào mùa khô. Những gia đình thật sự không có nguồn nước sạch,phải sử dụng nước bề mặt cần sử dụng hướng dẫn kỹ thuật lắng phèn hiệu quả: đun sôi,lọc nước uống,tránh hiện tượng uống thẳng từ nguồn nước nhất là đối với trẻ nhỏ để hạn chế tối thiểu khả năng mắc bệnh.

- Loại nước trẻ thường uống tại nhà: Đa số bà mẹ (97,33%) cho con uống nước đun sôi để nguội, chỉ có 2,67% bà mẹ là cho uống nước từ vòi không đun sôi. Đây là một thói quen đúng cần phải duy trì và nâng cao lên để 100% bà mẹ cho con uống nước đun sôi để nguội.

- Thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi nấu ăn:56,67% bà mẹ có rửa tay bằng xà phòng trước khi nấu ăn.43,33% bà mẹ không rửa tay bằng xà phòng trước khi nấu ăn. Hai tỷ lệ này không cách biệt nhau nhiều cho thấy bà mẹ vẫn chưa thực hành tốt.

So với những nghiên cứu tương đương về kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống tiêu chảy của các bà mẹ [14], [15], [16], [17], [18], [19], [22] thì khả năng thực hành phòng chống tiêu chảy trẻ em của các bà mẹ tại Tân thành, Phụng hiệp còn chưa đi đôi với kiến thức và thái độ mà họ đã thể hiện. Tình trạng này cũng giống như những nghiên cứu trên những địa phương khác. Điều này cần thiết phải quan tâm để ngành y tế ngoài biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn còn phải chú ý yếu tố giám sát hoặc theo dõi để người dân thực hiện tốt hơn những hiểu biết và nhận thức mà họ đã có.

Rõ ràng, với khảo sát trên các bà mẹ ở Tân thành, Phụng hiệp về kiến thức – thái độ – thực hành phòng chống bệnh tiêu chảy còn thể hiện một điều là kiến thức tốt chưa hẳn đã có thực hành tốt và ngược lại. Thực vậy, để chuyển từ kiến thức sang thực hành còn cần rất nhiều yếu tố tác động dẫn đến thay đổi hành vi của cộng đồng như sự tự nhận thức, thời gian để thích nghi với thói quen tốt, và phải có sự lặp đi lặp lại của nội dung giáo dục, động viên khen thưởng khi thực hiện tốt những thói quen đó.

KẾT LUẬN

Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu K.A.P về phòng chống bệnh tiêu chảy của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại ấp Tân Thành Xã Tân Phước Hưng Huyện Phụng Hiệp năm 2008-2009 chúng tôi rút ra được một số kết luận sau:

Một phần của tài liệu Khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống bệnh tiêu chảy của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại ấp tân thành, xã tân phước hưng, huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)