Kiến thức về phòng chống tiêu chảy

Một phần của tài liệu Khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống bệnh tiêu chảy của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại ấp tân thành, xã tân phước hưng, huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 42 - 44)

Sự lây lan mầm bệnh tiêu chảy

Các tác nhân gây bệnh tiêu chảy thường truyền bằng đường phân miệng thông qua thức ăn hoặc nước uống bị ô nhiễm hoặc tiếp xúc trực tiếp với phân đã nhiễm khuẩn.

Một số tập quán tạo thuận lợi cho việc lan truyền tác nhân gây bệnh: để thức ăn nấu chín lâu ở nhiệt độ trong phòng, không quen dùng nước chín để uống hoặc sử dụng nguồn nước đã bị ô nhiễm, không rửa tay trước khi ăn và sau khi đi cầu, không xử lý tốt phân rác, còn đối với trẻ em hay sai lầm cho trẻ bú bình (chai) hay cho trẻ bò, mút tay, chơi những vùng đất bị nhiễm bẩn [19], [25].

- Độ trầm trọng và đường lây truyền của bệnh: 80% bà mẹ cho rằng bệnh tiêu chảy là một bệnh nguy hiểm. Chỉ có 20% bà mẹ không đồng tình với ý kiến trên. 64% bà mẹ cho rằng bệnh tiêu chảy lây qua đường tiêu hóa. Tuy nhiên vẫn còn 36% bà mẹ không cho là bệnh tiêu chảy lây truyền qua đường tiêu hóa. Sự thiếu hụt kiến thức có thể dẫn đến việc thiếu thái độ và thực hành phòng chống bệnh tiêu chảy của các bà mẹ. Do vậy, cần phải quan tâm đến nội dung này tuyên truyền

GDSK để cải thiện kiến thức sai cho bà mẹ. Có thể do trình độ học vấn của bà mẹ đa số là cấp 1 và cấp 2.

- Về cách dùng thuốc: 49% bà mẹ tự dùng Kháng sinh và 60% bà mẹ tự dùng Thuốc Cầm ỉa cho con khi bị tiêu chảy. Đây là một vấn đề đáng lo ngại,cần phải tuyên truyền cho bà mẹ hiểu rõ tác hại của việc sử dụng bừa bãi Kháng sinh và Thuốc Cầm ỉa. Điều này có thể rất khó vì tâm lý chung của các bà mẹ là mong muốn dùng thuốc gì đó để cầm lại ngay khi con bị tiêu chảy.

- Nhận biết dấu hiệu tiêu chảy nặng cần đưa trẻ đến cơ sở y tế: số người có KT đúng về nhận biết dấu hiệu cao (89%). Tỷ lệ bà mẹ biết triệu chứng đi ngoài nhiều phân tóe nước là 32,67%, và biết triệu chứng sốt là 26%. Bởi vì đi ngoài nhiều phân tóe nước và sốt là một trong những dấu hiệu quan trọng đầu tiên cần phát hiện để đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời. Cần để ý rằng tỷ lệ bà mẹ biết nhiều đến kiến thức này phần nào giúp họ ý thức cảnh giác, nghi ngờ bệnh. Từ đó việc theo dõi điều trị thích hợp và kịp thời sẽ giúp cho chương trình CDD hạn chế được tỷ lệ tử vong. Có thể nói, đây là điều đáng khích lệ cho công tác tuyên truyền về bệnh tiêu chảy .

- Tỷ lệ các bà mẹ biết các loại dung dịch có thể sử dụng tại nhà khi trẻ bị tiêu chảy khá (70,67%). Dung dịch ORS (37,33%) và nước cháo muối (24,33%) được dùng nhiều nhất; bú sữa mẹ (16,67%) và khác (21,67%) .

- Cách cho trẻ ăn, hoặc uống (bú) tại nhà: 47% bà mẹ cho trẻ ăn như mọi ngày hoặc hơn nếu được. Đây là những con số đáng mừng, nói lên được hiệu quả của việc triển khai chương trình CDD. Từ đó cần phải tăng cường tuyên truyền cho các bà mẹ để nâng cao hơn nữa tỷ lệ bà mẹ cho con ăn hoặc uống (bú) mhư mọi ngày hoặc hơn nếu được.

So với những nghiên cứu tương đương về kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống tiêu chảy của các bà mẹ [14], [15], [16], [17], [18], [19], [22], thì kết

quả trên mẫu nghiên cứu của chúng tôi tương đương và có thấp hơn. Điều này cũng có thể lý giải liên quan đến mức sống, môi trường và khả năng tiếp cận thông tin của các bà mẹ tại Tân thành, Phụng hiệp còn thấp hơn những vùng khác.

Một phần của tài liệu Khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống bệnh tiêu chảy của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại ấp tân thành, xã tân phước hưng, huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)