Thái độ về phòng chống bệnh tiêu chảy

Một phần của tài liệu Khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống bệnh tiêu chảy của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại ấp tân thành, xã tân phước hưng, huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 44 - 45)

Mọi tác nhân gây tiêu chảy khác nhau đều lây lan qua đường phân - miệng, qua thức ăn, nước uống và tay bị ô nhiễm. Các biện pháp ngăn chặn lây lan tập trung vào những đường lây bệnh nói trên, các biện pháp đã chứng minh quan trọng có hiệu quả là:

- Ăn cũng hợp vệ sinh, không ăn thức ăn ôi thiêu

- Sử dụng hố xí hợp vệ sinh, loại bỏ tập quán phóng uế bừa bãi - Diệt côn trùng trung gian truyền bệnh: ruồi, gián

- Sử dụng vácin để phòng bệnh

- Cho bú sữa mẹ hoàn toàn trong 4 - 6 tháng đầu - Không cho bú chai

- Cải thiện các tập quán chế biến và bảo quản thức ăn sam (hạn chế tối đa sự ô nhiễm và sự phát triển vi khuẩn).

- Sử dụng nguồn nước sạch cho vệ sinh ăn uống

- Rửa tay sau khi đi ngoài, và sau khi dọn phân, trước khi ăn hay chế biến thức ăn.

- Xử lý phân an toàn kể cả phân trẻ nhỏ.

- Các biện pháp tăng cường sức đề kháng nhằm hạn chế các yếu tố nguy cơ gây ỉa chảy gồm: tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ ít nhất trong 2 năm đầu, cải thiện tình trạng dinh dưỡng, tiêm phòng sởi [14].

Trong nghiên cứu của chúng tôi, đa số bà mẹ có thái độ đúng về phòng chống bệnh tiêu chảy. Trong các biện pháp đó, ăn chín, uống sôi và ở sạch giúp trẻ

không bị tiêu chảy được bà mẹ đồng ý nhiều nhất (95,67%). Có thể là do điều này được đúc kết từ ngàn xưa luôn đúng trong mọi trường hợp nên được bà mẹ đồng ý cao. Ngoài số bà mẹ đồng ý rằng thức ăn, nước uống nhiễm bẩn làm trẻ bị tiêu chảy (88,33%) thì vẫn còn một số khác không đồng ý (11,67%) vì họ cho rằng không phải ai ăn uống bẩn cũng bị tiêu chảy. Điều này tương tự với rửa tay cho trẻ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh giúp trẻ không bị tiêu chảy (86,67%) và cần thiết tìm hiểu về bệnh tiêu chảy (88,33%). Số bà mẹ đồng ý rằng cần thiết tìm hiểu về bệnh tiêu chảy là 88,33% so với 11,67% bà mẹ cho rằng không cần thiết. Có sự khác biệt giữa trình độ học vấn và thái độ về sự cần thiết tìm hiểu về bệnh tiêu chảy.

So với những nghiên cứu tương đương về kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống tiêu chảy của các bà mẹ [14], [15], [16], [17], [18], [19], [22] thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự.

Một phần của tài liệu Khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống bệnh tiêu chảy của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại ấp tân thành, xã tân phước hưng, huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)