6. Cấu trúc của luận văn
1.3.2. Quan điểm sáng tác củ aY Ban
Y Ban là một trong những số ít các nhà văn nữ bộc lộ thẳng thắn quan điểm sáng tác của mình.
Theo Y Ban đã là nhà văn cần phải có sự sáng tạo để tạo nên những tác phẩm hay, đọng lại trong lòng bạn đọc “Theo tôi, nhà văn là phải có tác
phẩm, phải mong mỏi sáng tạo.”[23] Và Y Ban cho rằng bản thân nhà văn tự
cảm thấy tác phẩm hay tới đâu cũng chỉ là bước đầu còn kết quả thực sự thì phải chờ người đọc quyết định “Khi đã viết, tác phẩm dù hoàn hảo đến đâu,
vẫn chỉ là sơ khai, còn là vàng, hay kim cương, phải chờ bạn đọc thẩm định”.
Hay “Tôi viết văn cho độc giả, không viết văn cho nhà phê bình” [22].
Thẳng thắn trong quan niệm sáng tác nên chị cũng mạnh mẽ trong việc bảo vệ những đứa con tinh thần của mình: “Nhiều người phê văn tôi vụn vặt,
yêu đương với dưa cà mắm muối chẳng có ý tưởng cao siêu gì, tôi nghĩ ý tưởng cao siêu bằng giời mà không ai muốn đọc thì trắng tay” [23]. Phải
chăng vì vậy mà chị rất dễ đọc, dễ nhớ nhưng không vì thế mà dễ dãi, ẩn sau những lời văn gần gũi, thân quen là những ý nghĩa vô cùng sâu sắc.
Bởi là phụ nữ thế mạnh của Y Ban là viết về thân phận và nỗi đau của phụ nữ. Nhưng viết ở mảng nào thì với chị điều quan trọng nhất vẫn là sự nhân ái và tinh thần nhân bản đọng lại sau mỗi tác phẩm: “Cách hành văn,
các chi tiết nhiều khi rất bạo liệt, nhưng cái đọng lại là sự nhân ái”. Y Ban
cho rằng chị viết về cái xấu cái ác là để mọi người căm ghét nó và sống tốt đẹp hơn, chị viết về nỗi đau, sự tan vỡ là để người đọc lấy lại niềm tin vào cuộc sống.
“Viết văn là thứ không ai dạy ai được” và Y Ban còn cho rằng nhà văn phải biết dấn thân để sáng tạo. Dấn thân là để có thực tế, trực tiếp bản thân mình khám phá, trải nghiệm thực tế để có thật nhiều trải nghiệm. Dấn thân cũng có nghĩa là “đặt mình vào nhân vật và đẩy đến tận cùng những tình
huống của nhân vật” [47]. Không chỉ dấn thân mà còn phải biết chấp nhận.
Chấp nhận sự dâng hiến hết mình cho văn chương. Chấp nhận đứng trên bờ chông chênh giữa gia đình và đam mê nghệ thuật. Và đến khi đưa đứa con tinh thần đến với độc giả còn phải biết chấp nhận sự phán xét của người đọc dù đó là khen hay chê.
Y Ban luôn đề cao yếu tố hư cấu trong quá trình sáng tác. “ Văn chương cũng cần phải có thông tin nhưng cái hay của nhà văn chính là sự hư cấu”. Điều đó đánh giá phần “trời cho” của nhà văn. Đồng thời đánh gía độ
thường kể ở ngôi thứ ba, với những tác phẩm mang kết cấu tâm lý Y Ban thường kể ở ngôi thứ nhất để có thể hóa thân vào nhân vật, để có thể thể hiện một cách triệt để và biểu hiện một cách sâu sắc nhất.
Viết về sex Y Ban quan niệm rằng đây là phương tiện giải trí và văn hóa. “ Văn chương cần tôn trọng sex ở khía cạnh đó”[9]. Nhà văn Y Ban cho rằng viết sex cũng là cách gắn kết bạn đọc với con chữ. Viết sex không hề dễ dàng. Nó tục hay không là do câu chữ. Nếu tác giả khéo léo thay thế khái niệm cách diễn đạt về các bộ phận, các hành vi của con người bằng nhiều cách diễn đạt văn chương, để đưa người đọc đến những vấn đề nhân văn hơn thì bạn đọc sẽ không suy nghĩ quá nhiều về vấn đề đề tài nữa. Tất nhiên chúng ta không cần nói thêm vì quan niệm này của Y Ban đã quá rõ ràng và được thể hiện ngay trên những sáng tác đầy tính thuyết phục của chị.