Quan niệm nghệ thuật về con người củ aY Ban

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện ngắn y ban trong bối cảnh văn xuôi thời kì đổi mới (Trang 40 - 43)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người củ aY Ban

Đại hội Đảng lần thứ VI kêu gọi “Đổi mới tư duy” trên mọi phương diện và “Nhìn thẳng vào sự thật” đã đem đến cho văn học một luồng không khí mới, không khí dân chủ hóa, và nói như Nguyễn Văn Long “Dân chủ hóa

đã thấm sâu và được thực hiện ở nhiều cấp độ bình diện của đời sống văn học”[15]. Nhà văn được viết tất cả những gì họ nhìn thấy, cảm thấy, kể cả

những điều xưa nay cấm kị: mặt trái của đấu tranh, mặt trái của đời sống hậu chiến. Trên phương diện ý thức nghệ thuật đã có những biến đổi quan trọng theo hướng “dân chủ hóa” vai trò, vị trí, chức năng, quan điểm đối với hiện thực, với con người, motif về chủ đề, hình thức, nghệ thuât biểu hiện.

Song sự biến đổi có tính chất quyết định là sự đổi mới trên phương diện quan niệm nghệ thuật về con người, coi con người là nhân tố quan trọng của sự nghiệp đổi mới đất nước, đó là tư tưởng có tính chất nền tảng, một tiền đề thiết yếu để xây dựng và hoạch định các chính sách xã hội và đường lối văn nghệ của Đảng. Ông Vũ Tuấn Anh đã khẳng định “Phát huy mọi khả năng của con

người là nhằm phát triển tận độ năng lực chứa trong mỗi cá nhân. Lấy việc phục vụ con người làm mục đích cao nhất, đó là sự thể hiện nhận thức mới về chủ nghĩa nhân đạo. Con người không phải là phương tiện của các mục đích xã hội và hành động xã hội đều xuất phát từ mục tiêu vì con người”[2].

Trong văn học thời kì đổi mới, con người không được nhìn ở góc độ chính trị hay quan điểm giai cấp mà được nhìn ở “nhiều vị thế và trong tính

đa chiều của mọi mối quan hệ: Con người xã hội, con người lịch sử, con người của gia đình, gia tộc, con người với phong tục, với thiên nhiên, với những người khác, với chính mình… được soi chiếu ở nhiều phương diện, nhiều tầng bậc: ý thức, vô thức, đời sống tư tưởng, tình cảm, đời sống tự nhiên, bản năng, ở khát vọng cao cả, ở dục vọng tầm thường, con người cụ thể, cá biệt, và con người mang tính nhân loại phổ quát…con người đa diện, đa trị, lưỡng phân, trong con người đan cài, chen lấn, giao tranh bong tối và ánh sang, rồng phượng và rắn rết, thiên thần và quỷ sứ, cao cả và tầm thường”[15, tr.57]. Vì vậy khái niệm “con người công dân”, “con người tập thể”, “con người chính trị”… của một thời đại đã được bổ sung khái niệm

“con người cá nhân” có số phận riêng, có thế giới nội tâm, bản năng riêng. Xuất phát từ quan niệm mới mẻ đó. Văn học đương đại đã gặt hái được nhiều thành tựu và ngày càng chiếm được chỗ đứng trong lòng độc giả. Như Bùi Việt Thắng đã khẳng định “ Văn xuôi Việt Nam gần đây như nhiều người

nhận xét đã áp sát cuộc sống và con người bước đầu đem đến cho bạn đọc một cảm nhận trung thành về thực tại. Người ta nói đến tính dân chủ, nhân bản, đa dạng, chân thực của văn học… Tất cả nhưng nét nổi trội đó thực chất

tích tụ lại trong quan niệm tiến bộ về con người”[32, tr.18]. Tuy nhiên, quan

niệm về con người của mỗi nhà văn có những nét độc đáo, đặc sắc riêng tạo nên sự đa dạng, phong phú về phong cách nghệ thuật.

Trên cơ sở tìm hiểu vài nét khái quát nhất về sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người trong văn xuôi sau 1975, việc nghiên cứu tìm hiểu sáng tác của Y Ban và sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người sẽ khẳng định thêm những đóng góp của chị trong tiến trình đổi mới văn xuôi hiện đại Việt Nam.

Ngay khi xuất hiện trên văn đàn năm 1989, nhà văn Y Ban đã không chỉ tạo được dấu ấn bằng Giải Nhất của Tạp chí Văn nghệ Quân đội cho 2 truyện ngắn Bức thư gửi mẹ Âu Cơ và Chuyện một người đàn bà, mà còn

gây xôn xao dư luận bởi cách viết mới lạ và góc nhìn hiện thực rất bạo liệt, trần trụi đến mức lột trần sự vật, hiện tượng nhưng thẳm sâu đó là một cái nhìn nhân ái. Với tác phẩm Bức thư gửi mẹ Âu Cơ Y Ban gần như là nhà văn đầu tiên đi minh oan, cảm thông cho những cô gái lần đầu tiên đi giải quyết những nỗi đau rất đàn bà, nỗi đau ở vai trò làm mẹ của các cô gái trẻ . Y Ban đã tiếp cận hiện thực ở góc độ đời tư, đời thường. Chị đã bội thu về truyện ngắn viết về đề tài người phụ nữ. Với loại đề tài này, chị thể hiện quan niệm mới mẻ đúng đắn hơn, gần với sự vận động biện chứng hơn. Với Y Ban các nhân vật nữ của chị luôn ám ảnh người đọc. Đó là những cô gái lỡ dại, những người đàn bà luôn khao khát sự dịu dàng, mải mê kiếm tìm mẫu đàn ông lí tưởng. Bề ngoài họ tỏ ra gai góc, chấp nhận cuộc sống. Nhưng ẩn sâu bên trong là tâm hồn thèm muốn được nâng niu chiều chuộng.

Con người trong tác phẩm của Y Ban đa phần là phụ nữ. Họ đóng vai trò trung tâm, bộc lộ tư tưởng, chủ đề và ý đồ nghệ thuật của nhà văn. Người phụ nữ cũng như con người nói chung trong tác phẩm Y Ban được đặt trong nhiều chiều, nhiều mối quan hệ, đó là con người của đời sống riêng tư của xã hội, của bản năng tự nhiên. Cái nhìn đó thể hiện tư duy rất mềm dẻo, linh hoạt

của chị. Y Ban đã thể hiện tư duy nghệ thuật của riêng mình. Trong các trang truyện ngắn của chị chúng ta thấy xuất hiện nhiều kiểu người: con người tự nhận thức, con người cô đơn, con người bi kịch…

Như vậy miêu tả con người là phương diện quan trọng để Y Ban có một cách nhìn mới mẻ về con người và tự đổi mới văn chương để tìm thấy văn chương đích thực của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện ngắn y ban trong bối cảnh văn xuôi thời kì đổi mới (Trang 40 - 43)