Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện ngắn y ban trong bối cảnh văn xuôi thời kì đổi mới (Trang 39 - 40)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1.1. Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học

Chúng ta đều biết “Văn học là nhân học”, là nghệ thuật miêu tả, biểu hiện con người, con người là đối tượng chủ yếu của văn học. Dù miêu tả thần linh, ma quỷ, miêu tả đồ vật hoặc giản đơn là miêu tả các con vật, văn học đều thể hiện con người. Tất cả những gì liên quan đến con người, thuộc về con người đều nằm trong phạm vi biểu hiện của văn học. Theo Dẫn luận thi pháp

học của Trần Đình Sử, quan niệm nghệ thuật về con người được định nghĩa

như sau: “ Quan niệm nghệ thuật về con người là sự lí giải, cắt nghĩa, sự cảm

thấy con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp hình thức thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho các hình tượng nhân vật trong đó” [27, tr.42]. Trong Thuật ngữ văn học định nghĩa quan niệm nghệ thuật về con người là “hình thức bên trong của chiếm lĩnh đời sống, là hệ quy chiếu ẩn chìm trong hình thức nghệ thuật nó gắn với các phạm trù phương pháp sáng tác, phong cách nghệ thuật,làm thành thước đo của hình thức văn học và là cơ sở của tư duy nghệ thuật” [10, tr.147]. Nhìn chung, tuy khác nhau về cách diễn đạt nhưng các

khái niệm trên đều nói lên được cái cốt lõi của vấn đề quan niệm nghệ thuật về con người. Chúng ta có thể hiểu quan niệm nghệ thuật về con người một cách khái quát như sau: Quan niệm nghệ thuật về con người là cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ,cách cắt nghĩa lí giải về con người của nhà văn. Đó là quan niệm mà nhà văn thể hiện trong từng sáng tác. Quan niệm ấy bao giờ cũng gắn liền với cách cảm thụ và biểu hiện chủ quan sáng tạo của chủ thể.

Trong văn học, con người là sản phẩm sáng tạo của nhà văn, gắn với quan niệm, phong cách nghệ thuật của nhà văn, nhưng cũng là con đẻ của xã hội, thời đại. Thời đại văn học mới bao giờ cũng ra đời cùng với con người mới. Một mặt, sự vận động, biến chuyển của hiện thực đời sống làm nảy sinh những con người mới và miêu tả những con người ấy là văn học đổi mới. Mặt khác, việc đổi mới cách cắt nghĩa, thể hiện con người cũng sáng tạo nên những chuyển biến trong văn học, “chừng nào chưa có sự đổi mới trong quan

niệm nghệ thuật về con người thì sự tái hiện các hiện tượng đời sống khác

nhau chỉ có ý nghĩa mở rộng về lượng trên cùng một chiều sâu”. Do vậy sự

đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người là cơ sở của quá trình vận động và đổi mới văn học. Quan niệm nghệ thuật về con người luôn hướng vào con người trong mọi chiều sâu của nó, cho nên đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá giá trị nhân văn của tác phẩm văn học nói riêng và thành tựu của người nghệ sĩ nói chung.

Tìm hiểu, nghiên cứu về sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của Y Ban là một phương diện để đánh giá tác phẩm của chị và cũng góp phần không nhỏ vào việc đánh giá thành tựu của văn xuôi thời kì sau đổi mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện ngắn y ban trong bối cảnh văn xuôi thời kì đổi mới (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)