Phương pháp đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các hộ gia đình thuộc xã la hiên huyện võ nhai tỉnh thái nguyên​ (Trang 42 - 47)

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.4. Phương pháp đánh giá

2.2.4.1. Phương pháp lấy mẫu theo quy định của TCVN

+ TCVN 5992: 1995 (ISO 5667 - 2:1991): chất lượng nước - lẫy mẫu - hướng dẫn kỹ thuật.

+ TCVN 5993 - 1995 (ISO 5667 - 3:1985): chất lượng nước - lấy mẫu - hướng dẫn bảo quản - xử lý mẫu.

+ TCVN 6000: 1995 (ISO 5667 - 11:1992): chất lượng nước - lấy mẫu - hướng dẫn lấy mẫu

2.2.4.2. Đánh giá các mẫu nước bằng phương pháp xét nghiệm

* Xét nghiệm đánh giá chất hữu cơ trong nước bằng phương pháp chuẩn độ:

a. Tiến hành:

Ta cho vào bình nón thứ tự sau: - Nước xét nghiệm 100ml

- H2SO4 đặc 2ml

- KMnO4 N/50 10ml

Đun sôi trong 10 phút, sau đó cho thêm 10 ml H2C2O4 N/50 lúc này sẽ

mất màu hoàn toàn. Từ buret chuẩn độ bằng thuốc tím cho tới khi xuất hiện màu hồng thì dừng lại và ghi lại số ml thuốc tím đã chuẩn độ hết (n ml)

Song song với mẫu xét nghiệm ta phải làm 1 mẫu đối chứng bằng nước cất các bước tiến hành tương tự ta sẽ có (n' ml thuốc tím) thường n' = 0,5.

b. Kết quả:

X mgO2/l = (n-n').0,16.1000/100 =(n-n').1,6.

Trong đó: n là số ml thuốc tím đã chuẩn độ hết với mẫu nước xét nghiệm. n' là số ml thuốc tím đã chuẩn độ hết với mẫu nước đối chứng. 0,16 là 1 ml

thuốc tím giải phóng ra 0,16 mgO2. 1000 tính ra thể tích 1lít nước. 100 số lượng nước đem xét nghiệm.

c. Nhận định kết quả:

- Nếu chúng ta thực hiện trong môi trường kiềm thì đó là chất hữu động

vật so với tiêu chuẩn cho phép từ 0 đến < 2 mgO2/lít

- Nếu chúng ta thực hiện trong môi trường axit thì đó là chất hữu thực

vật so với tiêu chuẩn cho phép từ 2 đến < 4 mgO2/lít

- Dựa vào tiêu chuẩn để chúng ta đánh giá nước đó có bị ô nhiễm hay không.

* Định lượng Amoniac (NH3) trong nước bằng phương pháp so màu:

Tiến hành

- Ta cho vào ống nghiệm thứ tự sau: Nước xét nghiệm 10ml. Dung dịch khử kiềm Seignete 5% 5 giọt.

- Lắc đều để 3 - 5 phút sau cho thêm: Dung dịch chuẩn Nessler 5 giọt. - Lắc đều để 5 - 7 phút. Đem so màu với thang mẫu, tương ứng với ống nào thì lấy kết quả của ống đó.

+ Nếu đem so màu trên máy điện quang kế thì so màu ở bước sóng 420 nm kết quả sẽ hiện trên màn hình.

+ Dựa vào tiêu chuẩn để chúng ta đánh giá nước đó có bị ô nhiễm hay không.

* Định lượng Nitrit (NO2)trong nước bằng phương pháp so màu:

Tiến hành

- Ta cho vào ống nghiệm thứ tự sau: Nước xét nghiệm 10 ml. Griess A 1 ml Griess B 1 ml

- Lắc đều để 5 - 7 phút. Đem so màu với thang mẫu, tương ứng với ống nào thi lấy kết quả của ống đó.

+ Nếu đem so màu trên máy điện quang kế thì so màu ở bước sóng 520 nm kết quả sẽ hiện trên màn hình.

+ Dựa vào tiêu chuẩn để chúng ta đánh giá nước đó có bị ô nhiễm hay không.

* Xác định độ cứng của nước bằng phương pháp chuẩn độ:

a. Tiến hành

- Ta cho vào bình nón thứ tự sau: Nước xét nghiệm 50 ml Dung dịch đệm NH3 5 ml Chỉ thị màu đen Eryocrom T 0,2 ml - Sau đó lắc đều.

- Từ Buret chuẩn độ bằng Trylon B N/10 cho tới khi thấy chuyển từ màu hồng sang màu xanh lơ thì dừng lại và ghi lại số ml Trylon B đã dùng.

b. Kết quả

n. 0,28 . 1000

X = ... = n. 1,12 (độ Đức) 5.50

Trong đó: 1 ml Trylon B = 0,28; n là số ml Trylon B đã dùng

c. Nhận định kết quả

Dựa vào kết quả thu được để nhận định loại nước đó là nước mềm, nước cứng, khá cứng, rất cứng theo tiêu chuẩn.

* Xét nghiệm vi sinh vật bằng phương pháp nuôi cấy:

Xác định tổng số Coliforms trong mẫu nước kiểm nghiệm:

Sơ đồ 2.1: Quy trình xác định tổng số Coliforms trong mẫu nước kiểm nghiệm

1 ml mẫu nước + 9ml DD pha loãng

Nước pha loãng 10-1 + 9ml DD pha loãng

Nước pha loãng 10-2

Nước pha loãng 10-3

9ml DD pha loãng +

Xác định tổng số Fecal coliforms trong mẫu nước kiểm nghiệm

Sơ đồ 2.2: Quy trình xác định tổng số Fecal coliforms trong mẫu nước xét nghiệm

2.2.4.3. Đánh giá yếu tố nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

Căn cứ vào tổng điểm các nôi dung cần kiểm tra nguồn nước giếng đào theo Thông tư 50/2015/TT-BYT tại các hộ gia đình để đánh giá nguồn nước có nguy cơ và không có nguy cơ ô nhiễm:

1 ml mẫu nước + 9ml DD pha loãng

Nước pha loãng 10-1 9ml DD pha loãng

Nước pha loãng 10-2

Nước pha loãng 10-3

9ml DD pha loãng +

+ 0 điểm: Chưa có nguy cơ ô nhiễm nguồn nước + ≥ 1 điểm: Có nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các hộ gia đình thuộc xã la hiên huyện võ nhai tỉnh thái nguyên​ (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)