Một số yếu tố liên quan đến chất lượng nguồn nước sinh hoạt:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các hộ gia đình thuộc xã la hiên huyện võ nhai tỉnh thái nguyên​ (Trang 31)

Để đánh giá vệ sinh nguồn nước tại cộng đồng và các yếu tố liên quan đến chất lượng nguồn nước sinh hoạt, tại tuyến cơ sở hiện nay đang áp dụng “Tiêu chuẩn đánh giá nguy cơ ô nhiễm nguồn nước hộ gia đình theo Thông tư 50/2015/TT-BYT” [6].

* Một số yếu tố liên quan đến chất lượng nguồn nước sử dụng trong sinh hoạt như:

 Đối với nguồn nước giếng đào:

- Khoảng cách từ giếng tới nhà tiêu gần nhất < 10m - Khoảng cách từ giếng tới bãi rác gần nhất < 10m

- Khoảng cách từ giếng tới chuồng gia súc gần nhất < 10m - Thiếu nắp đậy giếng

- Thành giếng cao < 0,8m so với nền giếng - Vách giếng bị hở, bị nứt

- Thiếu sân giếng hoặc sân giếng bị nứt hoặc hẹp hơn 1m tính từ vách giếng - Thiếu rãnh thoát nước thải hoặc điểm đổ nước thải < 10 m

- Dụng cụ lấy nước bị bẩn hoặc được đặt trên nền giếng

 Đối với nguồn nước giếng khoan

* Giếng khoan có độ sâu mực nước từ 25m trở lên: - Cổ giếng bị nứt, hở hoặc rò rỉ

- Thiếu sân giếng hoặc sân giếng bị nứt, vỡ - Dụng cụ bơm nước bị bẩn hoặc hư hỏng

* Giếng khoan có độ sâu mực nước dưới 25m: - Cổ giếng bị nứt, hở hoặc rò rỉ

- Thiếu sân giếng hoặc sân giếng bị nứt, vỡ

- Dụng cụ bơm nước bị bẩn hoặc hư hỏng

- Khoảng cách từ giếng tới nhà tiêu gần nhất < 10m

- Khoảng cách từ giếng tới bãi rác gần nhất < 10m

- Khoảng cách từ giếng tới chuồng gia súc gần nhất < 10m

- Thiếu rãnh thoát nước thải hoặc điểm đổ nước thải < 10m

* Ngoài các tiêu chuẩn để đánh giá nguy cơ ô nhiễm chất lượng nguồn nước sinh hoạt, yếu tố con người có một vai trò rất quan trọng liên quan đến thực trạng sử dụng và chất lượng nguồn nước sinh hoạt:

- Kiến thức hay hiểu biết của mỗi người được tích lũy dần qua quá trình

học tập và kinh nghiệm thu được trong cuộc sống. Mỗi người có thể thu được kiến thức từ thày cô giáo, cha mẹ, bạn bè, đồng nghiệp, những người xung quanh, sách vở và các phương tiện thông tin đại chúng cung cấp. Các kiến thức về bệnh tật, sức khỏe và bảo vệ, nâng cao sức khỏe là điều kiện cần thiết để mọi người có cơ sở thực hành các hành vi sức khỏe lành mạnh [10].

- Thái độ được coi là trạng thái chuẩn bị của cơ thể để đáp ứng với

những tình huống hay hoàn cảnh cụ thể. Thái độ phản ánh những điều người ta thích hoặc không thích, mong muốn hay không mong muốn, tin hay không tin, đồng ý hay không đồng ý, ủng hộ hay ngăn cản.... Thái độ thường bắt nguồn từ kiến thức, niềm tin và kinh nghiệm thu được trong cuộc sống, đồng thời thái độ cũng chịu ảnh hưởng của những người xung quanh [10].

- Hành vi của con người là một hành động, hay là tập hợp phức tạp của nhiều hành động, mà những hành động này lại chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài, chủ quan cũng như khách quan. Ví dụ các yếu tố

tác động đến hành vi của con người như: phong tục tập quán, thói quen, yếu tố di truyền, văn hoá - xã hội, kinh tế - chính trị.

Theo nghiên cứu của Hoàng Thái Sơn năm 2009, nghiên cứu 415 hộ gia đình người dân ở bốn xã của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên cho thấy thực trạng kiến thức thái độ thực hành về vệ sinh môi trường còn thấp vê kiến thức tốt chiếm 3,4%, thái độ tốt chiếm 34,4%, thực hành tốt chiếm 12,5%. Tỷ lệ kiến thức tốt của người dân còn rất thấp, tuy hầu hết đều kể tên được nguồn nước sạch, tuy nhiên tỷ lệ nêu được các bệnh do nguồn nước không sạch gây ra thấp (33,2 %). Cũng theo nghiên cứu đó, cho thấy số đối tượng kể được đúng tên hai bệnh do sử dụng nguồn nước không sạch trở lên là 33,2%, kiến thức chung của đối tượng về nguồn nước xếp loại tốt chỉ có 11,3%, trung bình là 24,3% và yếu là 64,3%. Về thái độ chung của đối tượng nghiên cứu, xếp loại tốt cao hơn là 38,3%, trung bình 59% và yếu 2,7%. Về thực hành của đối tượng nghiên cứu, thực hành tốt về nguồn nước cao hơn 21,7%, trung bình 49,4% và yếu 28,9% [19]. Cũng theo nghiên cứu của tác giả (2013), tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên cho thấy, có đến 58,3% người dân tộc Nùng có kiến thức yếu về nguồn nước hợp vệ sinh, và chỉ có 26,3% có kiến thức khá [21].

Theo nghiên cứu của Hạc Văn Vinh, Đàm Khải Hoàn, Đào Văn Dũng (2010) về thực trạng sử dụng nguồn nước và nhà tiêu hợp vệ sinh, kiến thức, thái độ và thực hành vệ sinh môi trường của phụ nữ (15-49 tuổi) có con dưới 5 tuổi tại huyện Võ Nhai, Thái Nguyên đã cho kết quả: thái độ đồng ý với việc sử dụng nguồn nước sạch có thể phòng được bệnh tiêu hóa là 50,7%, phòng được bệnh mắt hột là 61,1% và phòng được bệnh ghẻ, lở, hắc lào là 40,9% [31].

Nghiên cứu của Dương Xuân Hùng về thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về VSMT ở hai xã vùng sâu huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên cho thấy: số đối tượng kể được đúng tên các bệnh do sử dụng nguồn nước không sạch chỉ

có 36,07%, kiến thức chung của đối tượng về nguồn nước xếp loại tốt là 30,68%, trung bình là 44,5% và yếu là 24,82%. Về thái độ chung của đối tượng nghiên cứu, xếp loại tốt chỉ có 17,56%, trung bình 53,16% và yếu 29,28%. Về thực hành của đối tượng nghiên cứu, thực hành tốt về nguồn nước chỉ có 16,86%, trung bình 57,61% và yếu 25,53% [14].

Cũng theo nghiên cứu của Lê Hoài Thu (2015) về thực trạng nguồn nước sinh hoạt và kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về phòng ô nhiễm nguồn nước tại xã Đồng Kỳ huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang cho thấy kiến thức tốt của người dân về phòng chống ô nhiễm nước chỉ chiếm 16,5%, kiến thức trung bình chiếm 57%, trong khi đó kiến thức kém chiếm tới 26,5% [26].

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Khánh Linh (2007) về thực trạng các công trình vệ sinh của người dân ở xã La Hiên huyện Võ Nhai trong phong trào xây dựng làng văn hóa - sức khỏe, cho thấy chỉ có 67,79% nguồn nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh, tác giả chỉ ra rằng nguồn nước không sạch do nhiều nguyên nhân: Chất thải của người và động vật, giếng gần hố xí, gần chuồng gia súc, giếng không có thành và không có rãnh, các công trình vệ sinh của đồng bào miền núi là một vấn đề nghiêm trọng, ngày càng đe dọa đến cuộc sống của họ do thiếu kiến thức về vệ sinh môi trường nước sạch [15].

Cũng theo nghiên cứu của Nguyễn Đình Thắng tại Hợp Tiến, Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên cũng chỉ ra rằng thực hành vệ sinh môi trường của người Dao còn thấp, nguyên nhân là do kiến thức, thái độ, thực hành của người dân còn chưa cao, cụ thể là: Kiến thức tốt chiếm 19,13%, thái độ tốt chiếm 15,85% và thực hành tốt chiếm 10,93% [25].

Bên cạnh đó cán bộ y tế: Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng nguồn nước sinh hoạt và đảm bảo chất lượng nguồn nước khi sử dụng đó là đội ngũ cán bộ y tế, do vậy cần phát huy vai trò của đội ngũ y tế thôn, bản, Trạm y tế xã cần làm tốt việc tuyên truyền, vận động người dân thực hiện vệ sinh môi trường, ăn uống hợp vệ sinh, nâng cao ý thức phòng chống dịch

bệnh. Các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế cần được quan tâm thực hiện tốt nhằm đảm bảo mọi đối tượng đều được chăm sóc về sức khỏe.

Sự quan tâm của các ban ngành đoàn thể về vệ sinh môi trường: Vấn đề nâng cao nhận thức cho cộng đồng và giải quyết vấn đề vệ sinh môi trường bằng tăng cường truyền thông giáo dục sức khoẻ, nâng cao kiến thức và thái độ của người dân về vệ sinh môi trường là hết sức cần thiết. Khi thực hiện cần lồng ghép nhiều chương trình, nhiều ban ngành và nhiều giải pháp ở các mức độ thích hợp khác nhau, trong đó xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm môi trường và tập hợp, sử dụng được tiềm năng của các cơ quan khoa học đóng trên địa bàn mới là nội lực quan trọng để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường số hiện nay cho đồng bào các dân tộc thiểu số, đặc biệt các dân tộc sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Có như vậy mới mong rằng hành vi vệ sinh về môi trường của người dân mới được cải thiện và nâng cao. Nếu cán bộ y tế xã, y tế thôn bản, vệ sinh viên chưa được tập huấn đầy đủ, chưa nắm vững kiến thức, chưa có đủ kỹ năng truyền thông về vệ sinh môi trường. Vai trò của các già làng, trưởng bản, những cá nhân có uy tín, lãnh đạo cộng động chưa được phát huy, chưa khai thác được những mặt mạnh của các phong tục truyền thống tốt đẹp trong nhân dân nhưng hương ước bản làng, quy định dòng họ...thì đây là những khó khăn, cản trở việc thực hiện các biện pháp can thiệp giải quyết ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng rất lớn đến kiến thức, thái độ và thực hành về vệ sinh môi trường của người dân.

* Nguồn lực: Để thực hành các hành vi nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh tật, cộng đồng hay cá nhân cần có các điều kiện nhất định về nguồn lực. Nguồn lực cho thực hiện hành vi bao gồm các yếu tố như thời gian, nhân lực, tiền, cơ sở vật chất trang thiết bị. Nhiều cá nhân có đủ kiến thức, họ hiểu rất rõ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của họ nhưng vì thiếu các điều kiện nguồn lực nên họ không thực hiện được hành vi mong muốn [11], [12].

- Thời gian: Thời gian là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hành vi của con người. Có những hành vi cần có thời gian để thực hành hoặc để thay đổi [11], [12].

- Nhân lực: Nhân lực đôi khi ảnh hưởng lớn đến hành vi sức khỏe của cộng đồng. Nếu một cộng đồng nào đó có thể huy động nguồn nhân lực thì việc tổ chức các hoạt động lao động phúc lợi cho cộng đồng sẽ được thực hiện dễ dàng. Ví dụ như huy động nhân lực tổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm, cải tạo các nguồn cung cấp nước, xây dựng công trình vệ sinh công cộng... Các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe rất cần nguồn nhân lực từ cộng đồng tham gia để tạo nên phong trào tác động đến thay đổi hành vi sức khỏe [11], [12].

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị: Cơ sở vật chất trang thiết bị là các điều

kiện cần thiết hỗ trợ cho thay đổi một số hành vi sức khỏe [11], [12].

* Yếu tố văn hóa: Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hành vi con người, các yếu tố này có thể rất khác nhau giữa cộng đồng này với cộng đồng khác. Văn hoá là tổng hợp của nhiều yếu tố bao gồm kiến thức, niềm tin, phong tục tập quán, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, thói quen và tất cả những năng lực mà con người thu được trong cuộc sống. Đồng thời môi trường văn hóa xã hội có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến sức khỏe con người, sự khác biệt về kinh tế xã hội giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển dẫn tới sự thay đổi mô hình bệnh tật cũng như tuổi thọ của con người [11], [12], [29].

Thông qua phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm với lãnh đạo trong cộng đồng, cán bộ y tế, già làng người có vai trò trong cộng đồng để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng sử dụng và các yếu tố liên quan đến chất lượng nguồn nước sinh hoạt.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Nguồn nước giếng đào dùng trong sinh hoạt của các hộ gia đình.

- Cán bộ y tế xã, người có uy tín trong cộng đồng, người dân, nhân viên Y tế thôn bản.

2.1.2. Thời gian nghiên cứu

- Từ tháng 5/2016 đến tháng 4/2017

2.1.3. Địa điểm nghiên cứu

- Xã La Hiên: Là một xã có diện tích 39,19km2. Xã nằm ở phía tây của

huyện và có quốc lộ 1B chạy qua. Xã gồm có 16 xóm (Trúc Mai, Làng Lai, Hiên Bình, xóm Phố, Cây Bòng, Cây Thị, Khuôn Ngục, Làng Giai, La Đồng, Xuân Hòa, Đồng Đình, Hiên Minh, Hang Hon, Làng Kèn, Khuôn Vạc, Đồng Dong). Người dân sống chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nhờ trồng cây ăn quả, trồng lúa và kinh doanh buôn bán. Trong xã gồm nhiều thành phần dân tộc sống xen kẽ lẫn nhau chủ yếu là dân tộc Kinh, Nùng, Tày, Mông vẫn còn tồn tại nhiều thói quen sinh hoạt, canh tác nông nghiệp ảnh hưởng xấu đến môi trường nước và sức khỏe của người dân trong cộng đồng. Số hộ gia đình trong xã là 2135 hộ. Nguồn nước được người dân dùng chủ yếu trong sinh hoạt là nguồn nước giếng đào, nguồn nước giếng đào nơi đây còn tồn tại nhiều yếu tố nguy cơ ô nhiễm gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân khi sử dụng.

Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Sở Tài nguyên và Môi trường 2.2. Phương pháp nghiên cứu

Phương phápnghiên cứu mô tả, thiết kế nghiên cứu cắt ngang.

Nghiên cứu định lượng kết hợp định tính.

2.2.1. Nghiên cứu định lượng

2.2.1.1. Cỡ mẫu nghiên cứu định lượng

* Đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nước tại các hộ gia đình. - Cỡ mẫu xét nghiêm nước sinh hoạt

Áp dụng công thức tính cỡ mẫu xét nghiệm: [10]   2 2 2 1 2 S n Z X    

Trong đó n là cỡ mẫu tối thiểu cần có, : hệ số giới hạn tin cậy,

Chọn  = 0,05 thì = 1,96, s là phương sai chọn s = 0,938, X là giá trị

trung bình, X = 1,88 (theo nghiên cứu của Lâm Thị Thúy An, xác định hàm

lượng amoni trong nước giếng đào tại hộ gia đình năm 2013).  là mức sai

lệch tương đối, chọn  = 0,15.

Thay vào công thức ta có n = 42,5. Số mẫu nước cần lấy là 45 mẫu/chỉ số.

Xét nghiệm 09 chỉ số, tổng số mẫu nước cần lấy là 45 mẫu x 09 chỉ số = 405 chỉ số. Thực tế số mẫu nước xét nghiệm là 50 mẫu x 09 chỉ số = 450 chỉ số.

2.2.1.2. Chọn mẫu nghiên cứu định lượng

- Chọn quần thể nghiên cứu: Chọn chủ đích huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên.

- Chọn xã nghiên cứu: Chọn chủ đích xã La Hiên huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên.

- Cách chọn mẫu

* Chọn mẫu xét nghiệm: Chọn số hộ xét nghiệm đánh giá chất lượng nguồn nước sinh hoạt bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn

+ Tại mỗi xóm lập danh sách tất cả các hộ gia đình đang sử dụng nguồn nước giếng đào.

+ Chọn các hộ gia đình xét nghiệm chỉ số trong nước theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn, cho đủ cỡ mẫu nghiên cứu.

2.2.2. Nghiên cứu định tính

Chọn mẫu chủ đích. Cụ thể như sau:

- Phỏng vấn sâu 4 người có uy tín trong cộng đồng có hiểu biết tại địa phương để tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước sinh hoạt.

- Thảo luận nhóm hộ gia đình: Chọn 10 người trong các hộ gia đình được điều tra: 1 cuộc

- Thảo luận nhóm y tế thôn bản của các xóm có các hộ gia đình được điều tra: Chọn 10 người.

Tổng cộng 2 cuộc phỏng vấn sâu, 2 cuộc thảo luận nhóm theo các nhóm đối tượng.

2.2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu

2.2.3.1. Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt của các hộ gia đình.

- Các chỉ số lý học:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các hộ gia đình thuộc xã la hiên huyện võ nhai tỉnh thái nguyên​ (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)