Tình hình hoạt động trong 3 năm 2014 – 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín CN long an​ (Trang 36 - 38)

Trong điều kiện cạnh tranh hiện nay, giữa các ngân hàng hầu nhƣ không có sự khác biệt lớn về sản phẩm và dịch vụ mà nét độc đáo của từng ngân hàng chính là ở cách làm, khả năng tìm ra giải pháp tốt nhất dành cho khách hàng của mình.

Đối với Sacombank Long An, từng thành viên cũng nhƣ toàn chi nhánh đã không ngừng nỗ lực khẳng định mình cũng nhƣ góp phần nâng cao vị thế, xây dựng thƣơng hiệu Sài Gòn Thƣơng Tín ngày càng vững mạnh. Hòa chung trong tiến trình phát triển đó, cùng với bối cảnh của quá trình hội nhập hiện nay, bên cạnh hai nghiệp vụ huy động vốn và cho vay là thế mạnh trong 3 năm qua của chi nhánh thì các nghiệp vụ hỗ trợ thanh toán nhƣ chuyển tiền và thanh toán thẻ cũng là mảng nghiệp vụ không kém phần quan trọng để đẩy mạnh hoạt động của chi nhánh, cung cấp cho khách hàng những tiện ích trong giao dịch và cũng nhằm hƣớng theo mục tiêu chung của NHNN đó là hạn chế thanh toán bằng tiền mặt và tăng hiệu quả sử dụng vốn.

Huy động vốn và cho vay là 2 hoạt động chủ yếu tại Sacombank Long An. Trong những năm qua, doanh số hai nghiệp vụ này đã không ngừng gia tăng và là thế mạnh

Bảng 4.1 Doanh số huy động và cho vay trong 3 năm 2014 – 2016.

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tổng nguồn vốn huy động 82917.52 85585.45 89409

Tổng dƣ nợ cho vay 41475.39 60384.42 62962

(Nguồn: Báo cáo thường niên của CN Long An)

Doanh số huy động năm 2015 là 85585.45 triệu đồng nếu so với 2014 là 82917.52 triệu đồng, đã tăng 3,2% tƣơng ứng 2667.93 triệu đồng. Doanh số huy động vốn 2016 đạt 89409 triệu đồng so với 2015 tăng 4,46% tƣơng ứng 3823.55 triệu đồng, cho thấy nhu cầu gửi tiền của ngƣời dân càng tăng, qua đó cũng khẳng định uy tín NH và niềm tin của khách hàng đối với Sacombank ngày càng đƣợc củng cố.

Các sản phẩm về cho vay củng khá đa dạng. Tuy doanh số đầu vào so với huy động chỉ bằng khoảng 45% đến 75%, nhƣng đây lại là nguồn thu nhập chủ yếu của chi nhánh. Cụ thể, tổng dƣ nợ cho vay năm 2015 ở mức 60384.42 triệu đồng so với năm 2014 đã tăng 18909.03 triệu đồng tƣơng ứng tăng 45,6%. Tiếp đến, dƣ nợ cho vay năm 2016 đạt 62962 triệu đồng tăng 4,26% so với năm 2015 và mức tăng trƣởng này cũng thấp hơn so với năm trƣớc. Thực tế cho thấy, cho vay vốn không phải là thế mạnh của chi nhánh, bởi ngƣời dân nơi đây chủ yếu là buôn bán nhỏ, mức sống còn thấp, ít có nhu cầu giao dịch với ngân hàng nên đa số khách hàng trên địa bàn chỉ có nhu cầu với các sản phẩm đa dạng của tiền gửi mà chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn nên dòng sản phẩm thu hút vốn đầu vào nhƣ huy động trở thành thế mạnh của chi nhánh.

Bên cạnh sự đa dạng của sản phẩm đầu ra đáp ứng đƣợc nhiều nhu cầu khách nhau của nhiều đối tƣợng khách hàng khách nhau về nhu cầu, mức thu nhập, thời hạn vay, hình thức thế chấp đảm bảo thì tiện ích về các sản phẩm thẻ cũng khá đa dạng, cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng.

Dƣới góc độ xem ngân hàng nhƣ một doanh nghiệp, các sản phẩm đầu vào và đầu ra của chi nhánh 3 năm qua có mức tăng trƣởng tƣơng đối ổn định. Điều này cho thấy

chi nhánh Long An tuy với tuổi đời còn trẻ nhƣng khả năng đứng vững trên thị trƣờng là điều dễ dàng thấy đƣợc. Tuy nhiên, cạnh tranh và hội nhập đòi hỏi một doanh nghiệp muốn tồn tại lâu dài và phát triển thì không chỉ giải quyết vấn đề đầu vào, đầu ra của sản phẩm là đủ mà lợi ích của khách hàng, sự thịnh vƣợng của khách hàng cũng luôn luôn với sự phát triển của NH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín CN long an​ (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)