Quận Hà Đông và thành phố Hà Nội cần tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính về đất đai để người dân khi thực hiện các QSD đất được thuận tiện, nhanh chóng. Khi người sử dụng đất thực hiện các quyền của mình thường chủ yếu liên quan đến 3 cơ quan chính là: Văn phòng đăng ký QSD đất, Cơ quan thuế để xác định ngh a vụ tài chính về đất đai của người sử dụng đất, Cơ quan Kho Bạc (nộp thuế) do vậy cần phải cải cách các thủ tục liên quan đến việc trao đổi thông tin giữa 3 cơ quan này. Cần cải cách việc trao đổi thông tin giữa 3 cơ quan này theo hướng sau:
- Phối hợp giữa Cơ quan Thuế và Văn phòng Đăng ký đất đai từ văn bản giấy chuyển sang hệ thống điện tử, số; Giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân; Giảm thời gian chi phí thực hiện thủ tục hành chính.
- Trao đổi thông tin ngh a vụ tài chính bằng phương pháp điện tử Cơ quan Thuế và cơ quan tài nguyên môi trường kết nối bằng phần mềm quản lý đất hai ngành đã trang bị; Xác nhận hoàn thành ngh a vụ tài chính; Cơ quan Thuế thực hiện nhận Scan chứng từ hoàn thành ngh a vụ tài chính hoặc từ Kho bạc và xác nhận việc hoàn thành ngh a vụ tài chính của người sử dụng đất. Công khai thông tin về tình hình thực hiện ngh a vụ tài chính lên trang thông tin ngành thuế.
- Giảm thời gian nhận Thông báo Thuế của công dân theo 02 hướng: Tại thời điểm nộp hồ sơ người dân lựa chọn một trong hai hình thức nhận Thông báo Thuế ( Nhận trực tiếp tại Bộ phận nhận và trả kết quả của quận; Nhận qua địa chỉ email và c cam kết theo quy định tại Nghị định số 46 NĐ-CP ). Sau khi c Thông báo Thuế Văn phòng đăng ký đất đai và Cơ quan Thuế phối hợp với Văn phòng UBND quận
đăng tải trang Website của UBND quận. Website được thiết kế để người dân biết tiến trình về giải quyết hồ sơ và người dân c thể downloads Thông báo Thuế từ trang Website.
- Giảm thời gian giải quyết của các cơ quan nhà nước trong việc điều chỉnh thông tin về Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Với số lượng hồ sơ chuyển quyền, cấp mới hàng năm của quận Hà Đông khoảng 10.000 hồ sơ, tạo số lượng hồ sơ rất lớn cho UBND phường trong việc điều chỉnh thông tin Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, công việc này tốn rất nhiều thời gian của Cơ quan Nhà nước.
Thành phố Hà Nội và Quận Hà Đông cần tiếp tục chỉ đạo các phòng ban chuyên môn, rà soát lại toàn bộ quy trình cấp Giấy chứng nhận theo hướng giảm thời gian giải quyết hồ sơ từ 30 ngày làm việc giảm còn 10 ngày làm việc, giảm các Giấy tờ phải nộp khi công dân thực hiện các quyền của mình. Để thực hiện được việc này, quận Hà Đông và thành phố Hà Nội cần phối hợp với các ban ngành, Quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan khi công dân thực hiện các quyền của mình như:
- Cơ quan công chứng khi công chứng Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất chịu trách nhiệm về xác định nhân thân của người công chứng (đối chiếu chứng minh thư, sổ hộ khẩu , đăng ký kết hôn..) khi thẩm định cơ quan Tài nguyên môi trường không được bắt công dân nộp chứng minh thư, sổ hộ khẩu, đăng ký kết hôn kèm theo hợp đồng chuyển nhượng hay là cơ quan đo đạc chịu trách nhiệm về kết quả đo đạc, cơ quan Tài nguyên và môi trường không phải thẩm định lại kết quả đo đạc. Cơ quan Tài nguyên và Môi trường, cơ quan Văn phòng đăng ký QSD đất chịu trách nhiệm về xác định loại đường tính thuế, vị trí áp thuế khi chuyển thông tin sang Cơ quan thuế, Cơ quan thuế chỉ áp thuế tính mà không phải thẩm định lại xem việc xác định loại đường, vị trí tính thuế c đúng hay không.
- Việc phối hợp giữa các cơ quan khi cần xác minh như Quy hoạch, thông báo thu hồi, giải tỏa… cần quy định rõ thời gian trả lời vản bản là bao nhiêu ngày (theo tôi 03 ngày làm việc) nếu hết thời gian mà cơ quan cần phối hợp không trả lời, phúc đáp lại văn bản thì cơ quan xác minh tiếp tục thực hiện thủ tục cho công dân
còn thông tin. Cơ quan phối hợp chịu trách nhiệm về việc cung cấp thông tin chậm hoặc không cung cấp thông tin của cơ quan xác minh.
3.3 Giải pháp về nâng cao đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và cơ sở vật chất.
Qua khảo sát tại địa bàn quận Hà Đông hiện nay đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại Văn phòng đăng ký QSD đất quận Hà Đông c 21 cán bộ trong đ c 7 viên chức ( trong đ c 01 Giám đốc, 02 ph giám đốc) và 14 cán bộ hợp đồng, với số lượng đăng ký biến động thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn rất lớn nên chưa đáp ứng được nhu cầu trong quản lý đất đai. Cùng với đ là cơ sở trang thiết bị được trang bị từ năm 2009 đến nay đã lỗi thời chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Những hệ thống phần mềm quản lý đất đai, phần mềm v bìa và phần mềm In Giấy chứng nhận c dung lượng lớn, rất nặng nên những trang thiết bị máy tính từ những năm trước không đáp ứng được. Đối với các xã, phường số cán bộ làm công tác địa chính c từ 1 đến 2 người c trình độ từ trung cấp đến đại học. Do đ để đẩy nhanh việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn quận Hà Đông cần:
- Tăng cường về số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức cho nhu cầu quản lý nhà nước về đất đai đi cùng với đ cần đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, nghiệp vụ trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Hàng năm, phối hợp, mời các chuyên gia, cơ quan chuyên môn để tập huấn cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ kết cận cần phối hợp, liên kết với các trường đại học c uy tín để đào tạo đội ngũ cán bộ kết cận theo hướng vừa đào tạo và vừa thực hành như sinh viên trường đại học đào tạo 3 buổi tại trường và 3 buổi thực hành và ứng dụng tại các phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng đăng ký QSD đất. Khi ra trường những sinh viên đ c thể làm được việc luôn mà không phải mất một khoảng thời gian tiếp cận, học hỏi mới làm việc được.
- Dành ra một tỷ lệ nhất định trong nguồn thu tài chính từ đất đai để đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất để được các phần mềm quản lý, phần mềm in Giấy chứng nhận, phần mềm v sơ đồ…
Cần quán triệt, thay đổi thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức trong công tác tiếp nhận, thẩm định hồ sơ khi người dân thực hiện các quyền của mình để làm được điều này cần:
- Trang bị hệ thống đánh giá cán bộ tại Bộ phần tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính. Hệ thống đánh giá gồm các mức: Nhiệt tình, đúng mực, ít nhiệt tình, gây phiền hà. Cùng với đ c những hòm thư g p ý, số điện thoại đường dây phản ánh. Hàng tháng tổng hợp nhắc nhở những cán bộ chưa đúng mực nếu vi phạm nhiều lần thì kiểm điểm, xử lý. Những cán bộ tiếp dân nhiệt tình, đúng mực cần tuyên dương, khen thưởng.
3.4 Giải pháp về tuyên truyền pháp luật đất đai
Công tác tuyên truyền pháp luật về đất đai hiện nay chưa được quan tâm đúng mức. Đây là một trong những công tác c tác động trực tiếp tới người dân liên quan đến nhận thức về quyền lợi của người dân khi thực hiện các thủ tục về đất đai mà đăng ký với cơ quan Nhà nước đi cùng với đ người dân phải thực hiện các ngh a vụ của mình với Nhà nước. Nhận thức của người dân trên địa bàn quận cũng khác nhau ở những phường nội quận thì người dân c nhận thức cao hơn ở những phường xa trung tâm quận hơn. Ngoài việc tuyên truyền trên hệ thống báo đài thì cần phải triển khai đến thôn, x m. Để công tác tuyên truyền pháp luật về đất đai c hiệu quả hơn cần phải dành ra một khoản phụ cấp riêng cho các cán bộ, các cộng tác làm công tác tuyên truyền pháp luật về đất đai. Hàng tháng, quý cần triển khai đến các thôn x m những buổi giao lưu, sinh hoạt vui chơi c gắn với việc tuyên truyền pháp luật về đất đai tới người dân để việc tuyên truyền pháp luật đất đai vừa gần gũi, dễ hiểu, người dân nắm bắt hiểu biết về pháp luật đất đai cũng hiệu quả hơn.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
1. Quận Hà Đông c vị trí địa lý liền kề trung tâm thủ đô Hà Nội nên c điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, là quận c tốc độ đô thị hóa nhanh, kinh tế phát triển mạnh nhưng đi cùng với đ là các giao dịch thực hiện quyền của người sử dụng đất cũng ngày càng cao. Người dân cũng nhận thức được việc thực hiện các quyền của mình. Việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
2. Qua nghiên cứu việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn quận Hà Đông giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014 thì hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn nghiên cứu chủ yếu thực hiện các quyền chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, thế chấp cụ thể: Quyền chuyển nhượng QSD đất c 17.089 hồ sơ (qua khảo sát 150 hộ gia đình cá nhân c 147 hồ sơ chuyển nhượng trong đ c 128 hồ sơ thực hiện đúng quy định, 29 hồ sơ không thực hiện đúng quy định), quyền thừa kế QSD đất c 1335 hồ sơ (qua khảo sát 150 hộ gia đình cá nhân c 23 hồ sơ thừa kế trong đ c 11 hồ sơ thực hiện đúng quy định, 12 hồ sơ không thực hiện đúng quy định), quyền cho tặng QSD đất c 4906 hồ sơ (qua khảo sát 150 hộ gia đình cá nhân c 37 hồ sơ tặng cho trong đ c 26 hồ sơ thực hiện đúng quy định, 11 hồ sơ không thực hiện đúng quy định), quyền thế chấp bằng QSD đất c 19.200 hồ sơ (qua khảo sát 150 hộ gia đình cá nhân c 67 hồ sơ thế chấp trong đ c 64 hồ sơ thực hiện đúng quy định, 3 hồ sơ không thực hiện đúng quy định),
Tình hình giao dịch ở các phường c tốc độ đô thị h a, mức độ phát triển khác nhau thì cũng khác nhau. Các phường c tốc độ đô thị h a nhanh thì thị trường giao dịch về đất đai diễn ra sôi động hơn các phường ổn định: Số giao dịch 50 hộ điều tra ở phường Yên Ngh a là 154 vụ, phường La Khê là 141 vụ, phường Nguyễn Trãi là 56 vụ. Trong các quyền của người sử dụng đất thì quyền được thực hiện và đăng ký với cơ quan Nhà nước c thẩm quyền trên địa bàn quận Hà Đông nhiều nhất là quyền thế chấp trung bình hơn 3800 vụ 1 năm, quyền chuyển nhượng trung bình hơn 3400 vụ 1 năm.
3. Kết quả điều tra người dân cho thấy: Ý thức của người dân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai ngày càng cao. Hầu hết các trường hợp thực hiện quyền chuyển nhượng, thế chấp đăng ký tại cơ quan Nhà nước c thẩm quyền. Các văn bản hướng dẫn pháp luật về đất đai đa số người dân hiểu được chiếm 78,67% và khả năng thực hiện các quy định của người dân về giao dịch đất đai đa số người dân đều thực hiện được chiếm 72,0%.
4. Nguyên nhân người sử dụng đất không khai báo đăng ký với cơ quan Nhà nước khi thực hiện các QSDĐ là:
- Công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn quận còn chậm
- Trình độ chuyển môn của một số cán bộ còn yếu, thái độ phục vụ tiếp công dân của một số cán bộ sách nhiễu, phiền hà.
- Quy định pháp luật chưa quy định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, bộ phận trong công tác cấp Giấy chứng nhận dẫn đến việc kiểm tra chồng chéo.
- Một số bộ phận người dân tại các xã, phường xa trung tâm quận chưa nhận thức rõ, trách nhiệm và quyền lợi khi thưc hiện các QSDĐ của mình.
4. Để khắc phục tình trạng không khai báo, đăng ký với cơ quan Nhà nước khi thực hiện các QSDĐ trên địa bàn quận Hà Đông tôi đề xuất:
- Đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐ trên địa bàn quận. Những trường hợp kh khăn, vướng mắc, cần phải tổng hợp đề xuất xin ý kiến xử lý ngay.
- Rà soát lại thủ tục hành chính về đất đai theo hướng giảm thời gian thực hiện thủ tục, giảm giấy tờ không cần thiết khi công dân đến thực hiện các quyền của mình.
- Hàng tháng, quý cần tổ chức tuyên truyền về pháp luật đất đai tới từng xã, phường thôn x m để người dân hiểu về quyền lợi của mình khi người dân thực hiện các QSD đất đăng ký với cơ quan Nhà nước.
Kiến Nghị
- Quận Hà Đông và thành phố Hà Nội cần tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, thuận tiện, nhanh ch ng để người sử dụng đất thực hiện các quyền của mình được dễ dàng hơn.
- Quận Hà Đông chỉ đạo sát sao hơn nữa các phòng ban chuyên môn, tăng cường cơ chế phối hợp linh hoạt giữa các phòng ban chuyên môn nhằm đẩy nhanh công tác cấp Giấy chứng nhận cho người dân. Những trường hợp đặc thù, kh khăn, vướng mắc cần phải kịp thời báo cáo, xin ý kiến thành phố, cơ quan liên quan để giải quyết cho công dân.
- Đẩy nhanh hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa Văn phòng đăng ký QSDĐ, Cơ quan thuế, Kho bạc tạo điều kiện cho người dân thực hiện các quyền được dễ dàng, thuận tiện hơn.
- Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về đất đai giúp người dân hiểu được quyền lợi và ngh a vụ khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động về đất đai với Cơ quan Nhà nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Xuân Bá và các cộng sự (2003), Sự hình thành và phát triển thị trường bất
động sản trong công cuộc đổi mới Việt Nam, NXB Khoa học và K thuật, Hà
Nôi, tr.39-48
2. Hoàng Huy Biều (2000), " hính sách và tình hình sử dụng đất đai của vương quốc Thái Lan", Báo cáo chuyên đề Tổng hợp về hính sách và tình hình sử dụng đất đai của một số nước trong khu vực và trên thế giới, Vụ Khoa học và Hợp tác Quốc tế.
3. Nguyễn Đình Bồng (2010), Hệ thống pháp luật quản lý đất đai và thị trường bất động sản, Bài giảng, chương trình đào tại Thạc S Quản lý đất đai, trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội.
4. Nguyễn Đình Bồng và các tác giả (2005), Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật để tài cấp nhà nước Nghiên cứu đổi mới hệ thống quản lý đất đai để hình
thành và phát triển thị trường bất động sản Việt Nam, Trung tâm Điều tra
Quy hoạch Đất đai - Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội.
5. Nguyễn Đình Bồng và các tác giả (2012), uản lý đất đai Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc Gia
6. Đào Trung Chính (2005), “Một số vấn đề về quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản”, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, (5 2005), tr. 48 - 51.
7. Nguyễn Thị Thu Hồng (2000), “ hính sách và tình hình sử dụng đất đai của Vương quốc Thụy Điển”, Báo cáo chuyên đề Tổng hợp về chính sách và tình hình sử dụng đất đai của một số nước trong khu vực và trên thế giới, Vụ Khoa