Giải pháp đối với phòng ngừa ô nhiễm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc bảo vệ an ninh môi trường tại huyện hoài đức, thành phố hà nội​ (Trang 66 - 68)

Nhằm giúp doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội và bảo vệ môi trƣờng tại địa phƣơng theo hƣớng thống nhất và bền vững, nhóm giải pháp liên quan đến phòng ngừa ô nhiễm từ phía doanh nghiệp sẽ bao gồm:

+ Doanh nghiệp trên địa bàn huyện Hoài Đức cần đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong bảo vệ môi trƣờng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần tập trung đầu tƣ, đổi mới, sáng tạo ra những dây chuyền máy móc công nghệ hiện đại, ít ô nhiễm để thay thế các loại máy mọc, dây chuyền công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm không khí nhiều nhƣ hiện nay. Cụ thể, đối với doanh nghiệp chuẩn bị đầu tƣ và xây dựng cần đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc, đánh giá tác động môi trƣờng, lập kế hoạch bảo vệ môi trƣờng trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Theo đó, các nhà đầu tƣ phải điều chỉnh dự án để phù hợp với quyết định phê duyệt đánh giá tác động môi trƣờng. Thực hiện tất cả các giải pháp để bảo vệ môi trƣờng trong giai đoạn chuẩn bị dự án và giai đoạn xây dựng dựa trên các nội dung của quyết định phê duyệt đánh giá tác động môi trƣờng (thiết kế và cài đặt cơ sở môi trƣờng bao gồm cả xử lý nƣớc thải, chất thải nguy hại và chất thải không nguy hại, bụi và khí thải…). Đối với giai đoạn doanh nghiệp đã đi vào hoạt động, bản thân doanh nghiệp cần phải cải tiến và đổi mới công nghệ theo hƣớng tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn của Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2014 và các văn bản có liên quan của cơ quan quản lý môi trƣờng các cấp.

+ Doanh nghiệp trên địa bàn huyện Hoài Đức cần ngăn ngừa rủi ro trong quá trình thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại. Cơ sở phát sinh chất thải nguy hại cần phải kê khai số lƣợng, thành phần chất thải cần thu gom, xử lý. Hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại chỉ đƣợc thực hiện bởi đơn vị đƣợc cấp giấy phép. Khi thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại phải đảm bảo an toàn, tránh rò rỉ, đổ vỡ trang thiết bị vận chuyển theo tiêu chuẩn quy định, lộ trình vận chuyển không quá dài, tránh các khu đông dân cƣ, khu công cộng, đơn vị thu gom phải có nhật ký

hành trình, có kế hoạch ứng cứu sự cố khi xảy ra tai nạn khi vận chuyển, thu gom xử lý chất thải nguy hại. Chất thải nguy hại cần đƣợc các doanh nghiệp đóng gói và ghi nhãn theo quy định. Việc ghi nhãn cảnh báo chất thải nguy hại là rất quan trọng. Giấy nhãn và mực in trên nhãn phải bền trong điều kiện vận chuyển. Trên nhãn phải đảm bảo những thông tin quan trọng nhất nhƣ: Tên gọi, xuất xứ, đặc tính lý hoá, tính độc, thành phần cấu tạo, thời hạn bảo quản hạn sử dụng. Có 2 loại nhãn hiệu: (i) Nhãn báo nguy hiểm dùng cho tất cả các chất nguy hại và chất thải nguy hại. Nhãn có dạng hình vuông nghiêng 45 độ, chất nguy hại đƣợc biểu diễn bằng hình ảnh và chữ viết nếu có nhãn báo nguy hại phụ phải dán ngay bên cạnh nhãn chính; (ii) Nhãn chỉ dẫn bảo quản, dạng hình chữ nhật ghi một mình hoặc ghi kèm theo nhãn. Nhãn này ghi các chất cần lƣu ý nhƣ tính dễ vỡ, tính từ, điều kiện bảo quản khi vận chuyển, lƣu trữ và hay sử dụng.

+ Doanh nghiệp trên địa bàn huyện Hoài Đức cần ngăn ngừa rủi ro trong quá

trình lƣu chứa chất thải nguy hại. Cụ thể, chất nguy hại và chất thải nguy hại chỉ đƣợc lƣu chứa tạm thời trong những khu vực quy định, theo tiêu chuẩn, có biển báo từ xa. Lƣu chứa một lƣợng lớn chất thải nguy hại cần có địa điểm kho đáp ứng về kết cấu, kiến trúc, phòng chống cháy nổ nhằm đảm bảo an toàn, tránh sự cố rò rỉ, thất thoát ra môi trƣờng xung quanh. Nhà kho đảm bảo một số yêu cầu kỹ thuật nhƣ: (i) Vật liệu xây dựng không dễ bắt lửa, khung nhà đƣợc gia cố bằng thép hay bê tông hay nên bọc cách nhiệt khung thép. Bê tông, gạch đặc hay gạch bê tông vừa chống cháy tốt vừa có độ bền và ổn định; (ii) Kết cấu và bố trí đảm bảo các khu vực kín và rộng đều có lối thoát hiểm ít nhất theo hai đƣờng, có chỉ dẫn rõ ràng, cửa thoát hiểm dễ mở. Thiết kế nhà kho thông gió tốt, sàn không bị thấm, không có khe nứt, không có đƣờng cống hở trong kho; (iii) Các thiết bị, phƣơng tiện an toàn, ứng phó sự cố đƣợc trang bị đầy đủ, các thiết bị điện phải đƣợc nối đất và có bộ ngắt mạch khi rò điện, bảo vệ quá tải.

+ Ngăn ngừa rủi ro trong quá trình xử lý, tiêu huỷ chất thải nguy hại. Trong quá trình xử lý, tiêu huỷ chất thải nguy hại, doanh nghiệp và ngƣời lao động tuyệt đối tuân thủ quy trình kỹ thuật xử lý và an toàn lao động giúp loại trừ chất thải nguy hại vào môi trƣờng. Các thao tác và xử lý chất thải nguy hại đƣợc ghi thành hƣớng dẫn cụ thể bao gồm cả các nguy hại khi xảy ra sự cố, cách thức xử lý trƣớc và sau sự cố,

kỹ thuật sơ cứu tƣơng ứng. Ngoài các biện pháp kỹ thuật giảm nhẹ hoặc loại trừ sự cố, việc trang bị phòng hộ cá nhân cũng đƣợc bắt buộc và ngƣời lao động phải đƣợc huấn luyện sử dụng, thao tác với các dụng cụ phòng hộ đạt mức thành thạo. Bên cạnh việc quản lý về mặt kỹ thuật nhƣ trên, quản lý rủi ro nói chung và quản lý rủi ro chất thải nguy hại nói riêng cần đƣợc doanh nghiệp quan tâm. Đối với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất cũng nhƣ dịch vụ đều cần tránh rủi ro cho hoạt động của mình.

+ Các chƣơng trình ngăn ngừa ô nhiễm của doanh nghiệp có thể thay đổi từ những chƣơng trình nhận thức về ô nhiễm đơn giảm mà ở đó các nhà quản lý và các công nhân đƣợc yêu cầu xác định các cách thức làm giảm sự phát sinh chất thải, cho tới những chƣơng trình phức tạp đòi hỏi phải bố trí các nhân sự riêng biệt và rộng hơn nữa. Một chiến dịch hiệu quả nhằm giảm thiểu lƣợng chất thải sinh ra đòi hỏi phải đƣợc kết hợp với một chƣơng trình huấn luyện nhân viên có hiệu quả, dạy nhân viên làm thế nào để nhận biết sự rò rỉ, tràn và thất thoát tài nguyên vật liệu. Những ngƣời vận hành quá trình và các cá nhân bảo trì cần phải đƣợc tập huấn bổ sung chuyên sâu về các phƣơng pháp ngăn ngừa ô nhiễm.

+ Doanh nghiệp cần bố trí nguồn lực nhằm ngăn ngừa, khắc phục, xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trƣờng bị ô nhiễm. Cụ thể, tất cả doanh nghiệp/ hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn cần phải tự bỏ vốn để bảo vệ môi trƣờng và khắc phục ô nhiễm môi trƣờng do quá trình sản xuất, kinh doanh gây ra. Nhà nƣớc xem xét hỗ trợ một phần kinh phí thực hiện nhiệm vụ này theo hình thức hỗ trợ có mục tiêu cho từng nhiệm vụ, dự án cụ thể. Ngân sách nhà nƣớc đầu tƣ để ngăn ngừa, khắc phục ô nhiễm công nghiệp và quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng về quản lý chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại cho địa phƣơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc bảo vệ an ninh môi trường tại huyện hoài đức, thành phố hà nội​ (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)