Giải pháp về mặt tài chính, đầu tư cho bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc bảo vệ an ninh môi trường tại huyện hoài đức, thành phố hà nội​ (Trang 72 - 73)

Thực hiện các chủ trƣơng và chỉ đạo của nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ chính trị về công tác bảo vệ môi trƣờng, trong đó việc triển khai xây dựng đề án chi cho hoạt động sự nghiệp môi trƣờng không dƣới 1% tổng chi ngân sách hàng năm. Bộ tài nguyên và môi trƣờng đã và đang phối hợp với Bộ Tài Chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ khẩn trƣơng tiến hành điều tra, đánh giá tình hình đầu tƣ cho công tác quản lý và bảo vệ môi trƣờng thời gian vừa qua, trên cơ sở đó, xác định ro mục tiêu, nguyên tắc và phạm vi chi cho sự nghiệp môi trƣờng. Trong thời gian tới, việc tổ chức và triển khai chi 1% ngân sách hàng năm cho sự nghiệp môi trƣờng phải đảm bảo một số nguyên tắc nhƣ:

+ Phân bổ ngân sách phục vụ công tác quản lý môi trƣờng trên địa bàn huyện đảm bảo 1% ngân sách địa phƣơng theo quy định và tăng dần từng năm theo các chƣơng trình, nhiệm vụ cụ thể;

+ Từng bƣớc xã hội hóa công tác bảo vệ môi trƣờng: vận động nhân dân, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh dịch vụ, các nhà đầu tƣ trên địa bàn huyện tích cực hƣởng ứng các hoạt động bảo vệ môi trƣờng của địa phƣơng.

+ Xây dựng chƣơng trình, kế hoạch phù hợp nhằm sử dụng hợp lý, hiểu quả nguồn kinh phí sự nghiệp môi trƣờng của huyện.

+ Đầu tƣ cho công tác bảo vệ môi trƣờng trong thời gian tới cần phải đảm bảo: (i) Xây dựng các cơ chế chính sách để khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ bảo vệ môi trƣờng; (ii) Đa dạng hóa nguồn đầu tƣ, tăng tỷ lệ đầu từ cho công tác bảo vệ môi trƣờng, tạo điều kiện đẩy mạnh các dịch vụ môi trƣờng; (iii) Vận động nhân dân tham gia đầu tƣ cho công tác bảo vệ môi trƣờng, tạo điều kiện đẩy mạnh các dịch vụ môi trƣờng; (iv) Xây dựng kế hoạch đầu tƣ có trọng tâm, trọng điểm.

+ Tập trung đầu tƣ có trọng điểm để giải quyết các vấn đề môi trƣờng, các điểm nóng về môi trƣờng thuộc khu vực công ích nhƣ bãi xử lý nƣớc thải sinh hoạt đô thị, hệ thống xử lý nƣớc thải y tế, hệ thống thoát nƣớc, xử lý nƣớc thải…Bên cạnh đó là huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế vào công tác bảo vệ môi trƣờng, xử lý chất thải sinh hoạt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc bảo vệ an ninh môi trường tại huyện hoài đức, thành phố hà nội​ (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)