+ Thời gian: Từ tháng 10/2012 đến tháng 10/2013 + Địa điểm: tại tỉnh Tuyên Quang
* Một vài nét về vị trí địa lý, địa hình, khí hậu vể tỉnh Tuyên Quang Vị trí địa lý: Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía có toạ độ địa lý 21030'- 22040' vĩ độ Bắc và 104053'- 105040' kinh độ Ðông, cách Thủ đô Hà Nội 165 Km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 5.868 km2, chiếm 1,78% diện tích cả nước, dân số gần 74 vạn người, gồm 22 dân tộc được phân bố ở 141 xã, phường, thị trấn của 6 huyện và một thành phố. Các đường giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh là quốc lộ 2 đi qua địa bàn tỉnh dài 90 km từ Phú Thọ lên Hà Giang, quốc lộ 37 từ Thái Nguyên đi qua huyện Sơn Dương, Yên Sơn đi Yên Bái. Hệ thống sông ngòi của tỉnh bao gồm 500 sông suối lớn nhỏ chảy qua các sông chính như: Sông Lô, Sông Gâm, Sông Phó Ðáy.
Ðịa hình: Tuyên Quang bao gồm vùng núi cao chiếm trên 50% diện tích toàn tỉnh gồm toàn bộ huyện Na Hang, Lâm Bình, xã vùng cao của huyện Chiêm hoá và 02 xã của huyện vùng cao Hàm Yên; vùng núi thấp và trung du chiếm khoảng 50% diện tích của tỉnh, bao gồm các xã còn lại của 02 huyện Chiêm Hoá, Hàm Yên và các huyện Yên Sơn, Sơn Dương. Ðiểm cao nhất là đỉnh núi Chạm Chu (Hàm Yên) có độ cao 1.587 m so với mực nước biển.
Khí hậu: Mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu lục địa Bắc Á Trung Hoa có 2 mùa rõ rệt: Mùa đông lạnh - khô hạn và mùa hè nóng ẩm mưa nhiều; mưa bão tập trung từ tháng 5 đến tháng 8 và thường gây ra lũ lụt, lũ quét. Các hiện tượng như mưa đá, gió lốc thường xảy ra trong mùa mưa bão với lượng mưa trung bình hàng năm đạt từ 1.500 - 1.700 mm. Nhiệt độ trung bình hàng năm đạt 220
- 240 C. Cao nhất trung bình 330 - 350 C, thấp nhất trung bình từ 120 - 130 C; tháng lạnh nhất là tháng 11 và 12 (âm lịch), hay có sương muối.
Hệ thống đường giao thông: Tuyên Quang có các đường giao thông quan trọng như Quốc lộ 2 đi qua địa bàn tỉnh 90 km ( từ xã Đội Bình huyện Yên Sơn đến xã Yên Lâm huyện Hàm Yên) nối liền Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ với Tuyên Quang và Hà Giang, Quốc lộ 37 từ Thái Nguyên đi qua huyện Sơn Dương, Yên Sơn đi Yên Bái, Quốc lộ 2C từ thành phố Vĩnh Yên lên Sơn Dương và thành phố Tuyên Quang. Toàn tỉnh có 340,6 km đường quốc lộ; 392,6km đường tỉnh; 579,8 đường huyện; 141,71 km đường đô thị; kết cấu mặt đường bao gồm các loại: cấp phối, thâm nhập nhựa và bê tông. Đến nay, 100% xã, phường, thị trấn, 96,3% thôn, bản có đường ô tô đến trung tâm.Tỉnh đã hoàn thành quy hoạch tổng thể mạng lưới giao thông đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020. Trong tương lai, Tuyên Quang có một hệ thống giao thông hoàn chỉnh gồm đường bộ, đường thuỷ, đường sắt. Trong đó có những tuyến giao thông huyết mạch, chiến lược của
cả nước đi qua địa phận tỉnh như: đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 279, đường cao tốc Hải Phòng - Côn Minh, đường sắt Thái Nguyên- Tuyên Quang- Yên Bái, Tuyến đường sông Việt Trì - Tuyên Quang- Hạ lưu thuỷ điện Tuyên Quang. Hệ thống giao thông này sẽ làm thay đổi một cách căn bản địa kinh tế của tỉnh, tạo điều kiện thu hút đầu tư và mở rộng giao thương để phát triển.
Mạng lưới y tế tiếp tục được củng cố và phát triển, từng bước đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân. 100% số xã có trạm y tế xã, phường; hệ thống bệnh vện tuyến tỉnh, huyện và các bệnh viện, phòng khám đa khoa khu vực với trang thiết bị ngày càng được đầu tư hiện đại, đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang kết hợp định tính và định lượng.
* Nghiên cứu định lượng: Thu thập các số liệu qua hệ thống sổ sách,
báo cáo thống kê, phiếu điều tra...về nguồn nhân lực y tế xã, phường của sở y tế, trung tâm y tế các huyện, thành phố và các trạm y tế để đánh giá thực trạng nguồn nhân lực y tế của 141 xã phường, thị trấn của tỉnh Tuyên Quang.
* Nghiên cứu định tính:
- Phỏng vấn sâu đại diện lãnh đạo Sở Y tế, Phòng Tổ chức Cán bộ, và Phòng Nghiệp vụ Y Sở Y tế.
- Phỏng vấn sâu đại diện lãnh đạo của 7 trung tâm Y tế huyện/thành phố về thực trạng nguồn nhân lực và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế tuyến xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh (7 cuộc phỏng vấn).
- Thảo luận nhóm với cán bộ y tế tuyến xã, phường, thị trấn tại tỉnh Tuyên Quang về; các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển nguồn nhân lực y tế tuyến xã, phường và đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng nguồn nhân lực y tế tuyến xã phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh (03 cuộc thảo luận).
- Thảo luận nhóm đối với người dân đã được khám và chữa bệnh tại các trạm y tế xã, phường thị trấn trên địa bàn tỉnh về thực trạng nguồn nhân lực và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế tuyến xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh (03 cuộc thảo luận).
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu định lượng:
Tổng số cán bộ y tế xã phường thị trấn của tỉnh Tuyên Quang tính đến thời điểm 30/06/2013 là 780. Trong phạm vi nghiên cứu này chúng tôi tiến hành điều tra toàn bộ cán bộ y tế hiện tại đang công tác tại trạm y tế xã, phường, thị trấn trong tỉnh.
Chọn tất cả 141 Trưởng trạm y tế xã, phường, thị trấn trong tỉnh Tuyên Quang để phỏng vấn theo phiếu điều tra.
Nghiên cứu định tính: Chọn chủ đích 3 trạm y tế đại diện cho thành thị,
huyện vùng thấp và huyện vùng cao gồm: Thành phố Tuyên Quang, huyện Na Hang và huyện Yên Sơn. Tại mỗi đơn vị sẽ tiến hành thảo luận nhóm: Cán bộ lãnh đạo quản lý, cán bộ làm chuyên môn, cán bộ làm trong hệ điều trị, hệ dự phòng, có đại diện của cán bộ y, dược và điều dưỡng.
Chọn chủ đích 10 người dân đã được khám và điều trị bệnh tại trạm y tế (khoảng 10 ngày trở lại cách ngày tiến hành) đại diện cho thành thị, huyện vùng thấp và huyện vùng cao gồm: Thành phố Tuyên Quang, huyện Na Hang và huyện Yên Sơn. Tiến hành thảo luận nhóm về khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của cán bộ trạm y tế.
Chọn chủ đích 3 cán bộ: 01 đại diện lãnh đạo Sở Y tế, 01 đại diện Phòng Tổ chức Cán bộ và 01 đại diện Phòng Nghiệp vụ Y - sở Y tế.
2.3.3. Kỹ thuật thu thập số liệu
* Định lượng:
- Hồi cứu các thông tin sẵn có từ sổ sách, báo cáo liên quan đến nhân lực y tế tuyến xã, phường, thị trấn của tỉnh Tuyên Quang; Các văn bản của Đảng và Nhà nước từ Trung ương đến địa phương liên quan đến nhân lực y tế tuyến xã. Số liệu được thu thập vào phiếu in sẵn.
- Phỏng vấn các trưởng trạm y tế xã theo bộ câu hỏi thiết kế sẵn để thu thập các thông tin về thực trạng tổ chức, nhân lực và chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ Y tế đang làm việc tại Trạm Y tế.
* Định tính:
- Phỏng vấn sâu cán bộ lãnh đạo Sở Y tế, Phòng Nghiệp vụ Y Sở Y tế, Phòng Tổ chức Cán bộ Sở Y tế để thu thập thông tin về thực trạng tổ chức, nhân lực và chế độ chính sách đối với cán bộ Y tế xã, phường, thị trấn; những yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực tuyến xã, phường, thị trấn.
- Phỏng vấn sâu với lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện, thành phố: Mục đích là thu thập thông tin về thực trạng tổ chức, nhân lực, chế độ chính sách và cơ chế quản lý đối với cán bộ trạm Y tế xã, phường, thị trấn.
- Thảo luận nhóm đối các cán bộ y tế xã, phường đại diện cho 3 khu vực vùng thấp, vùng cao và thành thị.
- Thảo luận nhóm đối với người dân đã được khám, chữa bệnh trạm y tế xã, phường, thị trấn thuộc 3 địa phương trên địa bàn tỉnh về thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế tuyến xã, phường thị trấn tại Tuyên Quang.
2.3.4. Công cụ thu thập thông tin, số liệu
- Hướng dẫn thảo luận nhóm cán bộ trạm y tế xã, người dân sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại trạm y tế xã, phường.
- Phiếu thu thập thông tin thứ cấp theo các nội dung nghiên cứu.
- Hướng dẫn phỏng vấn sâu đối với lãnh đạo sở y tế, các phòng chức năng và lãnh đạo trung tâm y tế các huyện, thành phố.
- Thiết bị ghi âm, bút, giấy ghi chép.
2.3.5. Chỉ tiêu nghiên cứu
* Thực trạng nguồn nhân lực y tế tuyến y tế xã, phường thị trấn:
- Số lượng cán bộ Trạm Y tế so với thông tư liên tịch 08/2007/TTLT/BYT-BNV ngày 05/06/2007 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ về việc Hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước và theo quy hoạch phát triển nhân lực y tế 2010 - 2020 của Bộ Y tế [8].
- Phân bố cán bộ TYT theo tuổi, giới.
- Phân bố cán bộ TYT theo trình độ chuyên môn so với thông tư liên tịch 08/2007/TTLT/BYT-BNV ngày 05/06/2007 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ về việc Hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước và theo quy hoạch phát triển nhân lực y tế 2010 - 2020 của Bộ Y tế.
- Phân bố cán bộ TYT theo trình độ học vấn. - Số cán bộ trung bình/trạm.
- Tỷ lệ trạm y tế có bác sỹ, Y sỹ sản nhi, Nữ hộ sinh so với thông tư liên tịch 08/2007/TTLT/BYT-BNV ngày 05/06/2007 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ về việc Hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước và theo quy hoạch phát triển nhân lực y tế 2010 - 2020 của Bộ Y tế.
- Mức độ hoàn thành nhiệm vụ của tuyến y tế xã, phường thị trấn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang qua sự đánh giá của trạm Y tế.
- Mức độ hoàn thành nhiệm vụ của tuyến y tế xã, phường thị trấn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang qua sự đánh giá của người dân.
- Mức độ hoàn thành nhiệm vụ của tuyến y tế xã, phường thị trấn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang qua sự đánh giá của Trung tâm Y tế huyện, thành phố.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ Y tế tuyến xã, phường thị trấn thông qua một số chỉ số về công tác khám chữa bệnh, công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em, công tác thực hiện chương trình phòng chống HIV/AIDS.
- Tỷ lệ trạm y tế xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về nhân lực y tế xã theo Quyết định số 3447/QĐ-BYT ngày 22 tháng 9 năm 2011 về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về Y tế xã giai đoạn 2011- 2020.
Tiêu chuẩn đánh giá các chỉ số nghiên cứu:
Về học vấn:
- Chưa hết tiểu học: Là những người chưa học hết lớp 4/10 hoặc 5/12 - Tiểu học: Là những người đã tốt nghiệp lớp 4/10 hoặc 5/12.
- Trung học cơ sở: Là những người đã tốt nghiệp lớp 7/10 hoặc 9/12. - Trung học phổ thông : là những người đã tốt nghiệp 10/10 hoặc 12/12.
Về chuyên môn:
Bác sỹ, y sỹ đa khoa, y sỹ sản nhi, y sỹ Y học cổ truyền, y sỹ vệ sinh phòng dịch, hộ sinh trung cấp, dược sỹ trung cấp, kỹ thuật viên y, điều dưỡng trung cấp, điều dưỡng sơ cấp, dược tá, cán bộ dân số-kế hoạch hóa gia đình.
Theo chuẩn Quốc gia về y tế xã:
Tỷ lệ bác sỹ làm việc tại trạm y tế: Đối với xã vùng cao miền núi là 60%, xã vùng thấp là 80%.
Tỷ lệ y sỹ y học cổ truyền: 100% trạm y tế có cán bộ y học cổ truyền (Kể cả số cán bộ được bồi dưỡng, bổ túc kiến thức về y học cổ truyền).
Tỷ lệ y sỹ sản nhi, hộ sinh trung cấp: 100% trạm y tế có hộ sinh/y sỹ sản nhi.
Tỷ lệ cán bộ dược: 100% trạm y tế có dược sỹ trung cấp. 100% trạm y tế có cán bộ dân số - kế hoạch hóa gia đình.
* Các chỉ số ảnh hưởng đến nguồn lực cán bộ y tế tuyến xã, phường, thị trấn.
Về chế độ chính sách đƣợc hƣởng theo quy định của Nhà nƣớc:
Tiền lương theo ngạch bậc viên chức ngành y tế Phụ cấp: thường trực, ưu đãi nghề .
Phụ cấp thu hút cán bộ y tế xã vùng cao miền núi đặc biệt khó khăn
Về chế độ đãi ngộ:
- Số bác sỹ được bổ nhiệm làm quản lý tại trạm y tế
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ y tế. - Thời giờ làm việc của bác sỹ công tác tại trạm
2.3.6. Kỹ thuật xử lý và phân tích số liệu
Số liệu thu thập được làm sạch, nhập vào máy tính và xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 và các thuật toán thống kê ứng dụng trong Y sinh học.
2.3.7. Khống chế sai số
Trong khi tiến hành nghiên cứu sử dụng bộ công cụ thu thập thông tin có thể xảy ra sai số trong quá trình thu thập. Vì vậy trước khi điều tra:
- Xây dựng các công cụ nghiên cứu phù hợp và tập huấn điều tra viên để thống nhất quy trình và chuẩn hóa phương pháp thu thập số liệu trước khi điều tra.
- Tiến hành điều tra thử (Pretest) bộ câu hỏi, rà soát và chỉnh sửa cho phù hợp.
- Giải thích rõ mục tiêu, ý nghĩa của nghiên cứu...cho các đối tượng tham gia cung cấp thông tin để tạo sự hợp tác, đồng thuận và tự nguyện của đối tượng nghiên cứu.
- Điều tra viên là các giáo viên bộ môn Y học dự phòng Trường Trung cấp Y tế Tuyên Quang, có nhiều kinh nghiệm trong thực hiện các điều tra về lĩnh vực Y tế công cộng nói chung cũng như trong các nghiên cứu Y học cộng đồng, do vậy các thông tin thu được đảm bảo độ tin cậy và chính xác.
2.4. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
Đây là một nghiên cứu đã được thông qua hội đồng bảo vệ đề cương của Trường Đại học Y Dược Thái nguyên và sự đồng ý của Sở Y tế Tuyên Quang và các Trung tâm Y tế các huyện, thành phố, là một nghiên cứu cụ thể nhằm mục đích góp phần đánh giá thực trạng nhân lực trạm Y tế xã, phường, thị trấn của tỉnh Tuyên Quang đáp ứng yêu cầu của Thông tư 08 và quy hoạch nhân lực Y tế toàn quốc, đảm bảo nâng cao chất lượng công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân địa phương. Nghiên cứu này cũng giúp cho tác giả nghiên cứu nhận thức sâu sắc, toàn diện hơn về thực trạng nhân lực và những yếu tố ảnh hưởng đến nhân lực tại các trạm Y tế xã, phường thị trấn trên địa bàn tỉnh qua đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao nguồn nhân lực tuyến xã, phường thị trấn, vì vậy không vi phạm các quy định về đạo đức trong nghiên cứu khoa học.
2.5 Hạn chế của đề tài
Trong nghiên cứu này với giới hạn về thời gian và nguồn kinh phí nên chúng tôi chưa tiến hành điều tra nghiên cứu kỹ về thực trạng đào tạo lại, đào